Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
Vũ Văn Chính
  Tổng số bài: 368
Trang: 1 / 19       Qua trang:  
# 8072
  17 tháng 08, 2015 19:28   Chúc mừng / Phân ưu / Nhắn tin / Hỏi đáp - Vũ Văn Chính viết:
Chủ đề:

 Frere Mảtial Lê Văn Trí ,đã mất vào đêm 17 tháng 8 -2015, lúc 11g30 đêm. Vậy thông báo cho anh em Taberd 76 được biết.
Vũ Văn Chính.
# 7874
  22 tháng 04, 2015 17:51   Gặp gỡ / Họp mặt - Chính viết:
Chủ đề:

http://taberd.org/uploads/vu_van_chinh/11156142_749458755173699_6034778354127149745_n.jpg

Mình vừa tình cờ gặp lại thằng bạn cũ mà ngày xưa ở lớp 8 -3 nó trong nhóm Tứ quái Dalton phá phách của thằng Nguyễn Duy Hải. Tên nó là Nguyễn Kiển Hoàng Hùng ,hiện nó bị tai biến mạch máu não nhẹ,cuộc sống cũng khó khăn ,không nhà không vợ . Imail của nó là : peternguyenkien@yahoo.com . Số điện thoại : 0983802068... Vậy ai ngày xưa học chung lớp 8-3 nhớ gởi thư thăm hỏi nó nghe mấy ông bạn già.
# 7209
  05 tháng 10, 2014 23:00   Văn thơ - Vũ Văn Chính viết:
Chủ đề:

                    Nhớ vào tháng 8 hàng năm là ngày bắt đầu tựu trường,để đến đầu tháng 9 nhà trường mới làm lễ khai giảng. Lúc nào bắt đầu đi học lại là tụi tôi luôn háo hức với quần áo,giày dép,cặp sách mới tinh. Năm nào nhập học cũng vậy,quay qua tụi bạn hễ thấy tụi nó có cái gì là lạ như hộp đựng bút,cây viết đẹp là thế nào cũng nằng nặc vòi vĩnh bố mẹ mua cho bằng được, con nhà giàu mà đâu có thua ai,bố mẹ nhiều khi cũng nhức đầu vì mấy chuyện lỉnh kỉnh này , thôi thì con nó thích thì cứ cho tiền để tự ý nó mua cho khỏe cái đầu .Tập vở viết là phải là cuốn vở COGIDO 100 trang với hình con nai đang đứng mà lúc đó mới xuất hiện vào năm 72 , giấy trắng tinh và láng nên viết rất êm . Hoặc là cuốn vở LION với hình con sư tử cũng xài được. Nếu ai tò mò mở cái hộp đựng bút của mấy ông thì sẽ thấy , một cây viết mực hiệu PILOT hay sang hơn là cây PARKER 57 viết rất êm và không bị lem mực , một cây bút chì hiệu Agilbert 00 ,một cục tẩy rất đẹp với nhiều hình đẹp và màu sắc đã vậy còn thơm nữa , nghe đâu nó được nhập từ Nhật về ,một cây thước đo góc nhỏ , mấy cây bút long màu ,nếu còn dư chỗ có ông còn nhét vào đấy mấy viên bi ngoại với mầu sắc rất đẹp,hay có khi là một chiếc xe hơi nhỏ xíu làm bằng gang của Hongkong …Háo hức nhất là không biết năm nay đổi lớp mới,không biết những thằng bạn bồ bịch cũ năm ngoái còn ngồi với nhau nữa không , hay sang năm nay có còn thấy mặt tụi nó chạy chơi trong sân trường không nữa?.

                    Cứ đến đầu tháng 12 dương lịch ,khi nghe trên đài radio bắt đầu phát đi bản nhạc Mùa Sao Sáng , phát cả tháng 12 do cô Giao Linh hát là đã thấy sắp sửa Noel đến rồi. Trên đường phố Sài Gòn cũng bắt đầu bày bán hang đá và cây thông Noel , cuộc sống bắt đầu nhộn nhịp cho một lễ hội lớn sắp đến. Nhớ đêm Giáng Sinh với những đèn trang trí và những cột đèn hoa đăng được dựng lên gần khán đài,với buổi lễ nửa đêm rộn rã trước khi về nhà ăn tiệc Réveillon ấm cúng cùng với gia đình. Ác một nỗi ngày lễ Giáng Sinh không được nghỉ học,bởi thế đêm 24-12 ông nào ham đi chơi đêm thì sang ngày 25-12 thì sẽ có ông nghỉ học vì đi học không nổi,hay vào lớp thì lại ngồi gật gù ngủ gục trong lớp. Có ông láu cá hơn thì giả bộ nhức đầu “kinh khủng” và xin được xuống phòng y tế nằm dưỡng bệnh. Nơi đây ông có thể say sưa làm một giấc thẳng cẳng cho tới trưa tan trường là tỉnh táo hết bệnh, bèn nhanh chân nhỏm dậy và về nhà. Nhớ cái năm lớp 8-3 thằng Nguyễn Đình Đạt dám cả gan ôm vô lăng chiếc xe La Dalat mà bố nó vừa mới mua,hậu quả là nó đưa nguyên chiếc xe còn mới toanh  “hôn” vô cái cột đèn ở bên đường . Báo hại phải kéo xe về để sửa chữa và cũng không quên cho nó một trận đòn nhớ đời. Nhưng cu cậu đâu có sợ ,hôm sau đi học còn vênh váo hào hứng khoe cho cả cái xóm nhà lá nghe nữa chớ: Đó nè tụi bay thấy tao ngon hông ?,cu cậu còn coi như đấy là một thành tích đáng nể so với tụi tôi nữa.Thử coi ,không biết lái xe mà dám cầm vô lăng chạy là can đảm hết cỡ thợ mộc luôn. Có thằng nào dám không bây?. 

                    Nhớ có năm được ông anh hứng chí cho đi coi ỗng Boum ( nhảy đầm) nữa, không khí thật vui và ấm cúng. Đèn đóm trang hoàng rực rỡ với cây thông Noel hoành tráng, thêm dàn máy xịn nữa là đúng điệu dân chơi luôn .Đúng là các cậu ấm cô chiêu đua nhau lả lướt trong khi các ông bố thì bận chinh chiến ở nơi xa xôi nào đó. Tuổi trẻ mà ,đâu cần nghĩ gì tới chiến tranh và bom đạn hằng đêm chi cho nó mau già người.

                    Nhớ hàng năm nhà trường tổ chức đón Tết năm mới với những nghi lễ thật trang trọng ,và những ngày được nghỉ học ở nhà ăn Tết thật là thỏa thích bay nhảy. Được mặc quần áo mới với cái túi đựng thật nhiều tiền lì xì,đi học tha hồ mua đồ chơi , sách truyện hay ăn hàng trước khu Bưu Điện .Mà lần nào cũng vậy,hễ ăn Tết xong là bài vở lu bù , mà học sinh cứ nghỉ dài ngày ăn Tết vô trường học lại,ông nào ông nấy đều uể oải thấy thương luôn. Vô lớp học là chỉ lo tán dóc và hào hứng kể chuyện mấy ngày Tết. Nghỉ học cả tuần chứ có ít đâu,thiếu gì chuyện vui để đấu láo. Đúng là vui như Tết.

                   Nhớ đến ngày Đại Hội Phụ Huynh Học Sinh được tổ chức hàng năm vào tháng 1 , với những phong trào thể thao sôi động toàn trường.Mà cứ mỗi lần thấy Đại Hội là coi như mùa hè lại sắp về. Nhớ cái năm Đại Hội 1969,tôi bị té xe bong gân ,thế là chống nạng đi học suốt 2 tháng ,không được chạy đi chơi với bạn bè,cứ phải ngồi trong lớp hay ra đứng ở hành lang trước cửa lớp nhìn xuống sân trường xem chúng bạn chạy nhảy, lòng thấy buồn vô cùng. Đã vậy còn bị thằng Việt Dzũng chọc quê nữa : nếu mày gãy luôn cái chân kia nữa thì mày cũng giống tao hehe.Cái Tết năm 1970 do cái chân bị bong gân không đi đâu được,nhưng bù lại tôi lại có thật nhiều tiền lì xì trong túi và cả đồ chơi nữa,gọi là chút quà an ủi người “thương binh” đáng thương  bất đắc dĩ !.

                    Và nhớ đến những ngày bắt đầu nghỉ hè,với nhiều tâm trạng ngổn ngang của tụi tôi. Đứa thì học giỏi và được lên lớp đang chờ những phần thưởng của bố mẹ , như mua đồ chơi ,đi chơi ở bãi biển Vũng Tàu hay lên vùng sương khói Đà Lạt. Đứa thì phải lo âu hồi hộp ở nhà lo ôn bài vì bị thi lại,sợ nhất là phải ở lại lớp. Buồn nhất là đứa nào vì lý do nào đó mà phải rời khỏi ngôi trường thân yêu mà bao lâu năm nay nó đã từng chơi và cùng ngồi học với bạn bè. Riêng tôi thì mùa hè là mùa tôi thích nhất. Ngày ấy tôi thích nhất là bài Mùa Hạ Hồng 72 của bác Phạm Duy do Duy Quang hát: 

                    “  Đôi ta chỉ có một mùa Hè thôi.Đôi ta chỉ có một cuộc tình thôi.
                        Mùa Hè vừa tới nơi rồi.Mùa Hè vừa tới rồi đi.
                        Đôi ta chỉ có một mùa mà thôi.Đôi ta chỉ có một lần đời vui.
                                                       …………………..
                        Mùa Hè ngày tháng chưa già,Mùa Hè hạnh phúc đôi ta…”.

                     Nhớ những lần vùng vẫy trong làn nước biển mặn chát dưới cái nắng say say của mùa Hè, để rồi mấy bữa sau cái lưng lột da và bỏng rát vì không chịu tắm lại bằng nước ngọt,nhìn y như con rắn lột da. Còn nhớ lần đi Hướng Đạo ,tụi tôi 5 đứa trốn gia đình rủ nhau ra Vũng Tàu cắm trại ở Nữ Vương Hòa Bình. Có bữa hứng chí cả bọn chuẩn bị leo núi. Bắt đầu sáng sớm từ Nữ Vương Hòa Bình leo qua cái núi nhỏ gần hai cái đài rada ,gặp một con đường nhựa chạy quanh núi,đi tới chỗ hầm mấy khẩu thần công thời xưa chơi,khu vực này hầu như không có người,vắng tanh như chùa bà đanh . Chơi chán cả bọn nhằm chỗ có tượng Phật Thích Ca Phật Đài mà leo xuống,đường xuống núi dốc có lúc cả bọn phải đi như bò . Mãi tới chiều mới xuống tới Thích ca Phật Đài. Ngồi nghỉ một lúc rồi lội bộ theo con núi về Nữ Vương Hòa Bình,ai dè chỉ đi bộ chừng nửa tiếng là tới. Còn hơn leo núi cả ngày,nhưng bù lại tụi tôi lại khám phá ra những cái lạ lẫm và thích thú. Dân Hướng Đạo với châm ngôn là khai phá mà.

                     Nhớ những ngày Hè rảnh rỗi ôm trái banh Basket vào trường để tập thẩy vào rổ,có bữa đảo mắt nhìn chung quanh để mong tìm kiếm một thằng bạn học cùng lớp để rủ nó chơi banh cùng nhưng lại chẳng thấy đâu,bèn lủi thủi đi về.Nghỉ hè dài ngày ở nhà nằm đọc sách hay nghe nhạc mãi cũng thấy chán lại mong cho tới ngày khai giảng để gặp lại và vui đùa với những thằng bạn.

                     Năm nào cũng vậy ,mùa hè là hai anh em tôi lại được ngồi trực thăng bay ra thăm bố ở nơi xa. Tôi chưa bao giờ được đi máy bay chở hành khách của Air Việt Nam bao giờ,nhưng bù lại tôi được đi trực thăng nhiều lắm. Có những lần tôi đi cùng bố,cùng mẹ,cũng có khi tôi đi cùng với bác tùy viên quân sự của bố,hay với ông cố vấn Mỹ của bố. Có khi lúc đi thì bằng trực thăng nhưng lúc về thì lại bằng chiếc C 130 to đùng , nó rộng lắm nhưng kín mít chẳng nhìn thấy gì mà lại ồn ào.

                     Tôi thích đi trực thăng vì ngồi ở trên ghé mắt qua kính cửa bên hông,có thể ngắm cảnh nhỏ li ti ở bên dưới thật là đẹp. Sợ nhất là lúc ra chỗ bố,được leo lên chiếc UH 1 bay vòng vòng mà theo lời bố là bay thị sát mặt trận. Lúc đó cánh cửa bên hông bao giờ cũng được mở toang,có chú xạ thủ ngồi phía sau lưng lúc nào cũng lom lom tay súng Minigun đáng sợ. Có lúc thấy tôi , chú lại nheo mắt rồi cười và chỉ xuống dưới đất,ý là nói tôi thấy cảnh có sợ không ?Gió thổi ào ào và lạnh buốt,tôi phải cài dây thắt lưng ngang bụng. Có lần hứng chí quá tôi nhoài người qua chú cận vệ để xem mấy dãy đỉnh đồi ở phía dưới. Thấy vậy chú cận vệ hoảng hốt la : Này cậu,cậu mà bay ra khỏi máy bay là tớ sẽ bay theo cậu đấy! ( ý của chú ấy là lỡ tôi có chuyện gì là chú ấy cũng toi mạng,cận vệ mờ). Tuy thích thú nhưng tôi thấy đi trực thăng sao nó có vẻ nhẹ nhàng và chao đảo quá ,cũng thấy sờ sợ. Mỗi lần trực thăng cất cánh là phải chúi mũi về phía trước ,tôi cũng sợ,khi đáp xuống thì nó hơi ngẩng đầu nên cũng đỡ lo.Thích nhất là nghe tiếng quạt đều đều của nó ,nghe như tiếng reo giục giã và rộn ràng bay trong gió.Đó là phần thưởng của bố mẹ dành cho anh em tôi cuối mỗi niên học được lên lớp.Một kỷ niệm đáng nhớ trong suốt cuộc đời của tôi.Rất tiếc là tôi không có được một cơ hội ngồi trên chiếc trực thăng một lần cuối cùng để bay ra biển vào ngày 30-4-1975.

                     Đã có Những Mùa Nắng Đẹp ( Season in the Sun ) trong đời thì cũng có một mùa hè tựa như Summer Killer. Đó là mùa hè của niên khóa 72-73 tôi rời Taberd. Mặc cảm,buồn chán và thất vọng ,tôi muốn rời khỏi nơi đây để trốn chạy một cái gì đó,cho dù bạn bè ít có đứa biết chuyện về gia đình tôi, chỉ duy nhất có một mình Nghiêm Quốc Việt là nó được tôi cho biết về thân thế của tôi,vì nó ngồi bên cạnh tôi trong năm lớp 9 này .Trốn chạy mà trong lòng thì cứ day dứt mãi không thôi : “..Mùa Hè cho khô những giọt nước.Lệ buồn trong đôi mắt ngủ yên.Tình nồng như hoa ngát nửa đêm.Dù rằng sẽ chóng tàn…” ( Hạ hồng-Phạm Duy).

                    Tất cả đó cũng là những kỷ niệm đẹp nhất của tuổi thơ để làm hành trang vào đời cho chúng tôi sau này,dù cho có vật đổi sao dời hay những biến đổi thời cuộc theo năm tháng , vẫn không thể xóa nhòa trong ký ức của các cựu học sinh Taberd , cho tới tận lúc chết.

                        “ Tuổi thần tiên sống theo hoa học trò
                           Phượng về thắm tươi trên sân trường nhà
                           Tuổi thần tiên rướn lên theo thầy cô
                           Phá vỡ sương mù,theo ánh sáng xa.
                           Tuổi là cây bút thon thon ngọc ngà
                           Tuổi là sách thơm trong như ngoài bìa
                           Tuổi là tay viết xinh xinh hàng chữ
                           Ép trong đôi tờ,cánh bướm đã khô…. 

                                                 ( Tuổi Thần Tiên – Phạm Duy )
 
                                                                                                                                    Hết phần 1
# 7208
  05 tháng 10, 2014 22:52   Văn thơ - Vũ Văn Chính viết:
Chủ đề:

                 Mấy anh lớp lớn oánh nhau còn ghê hơn nhiều so với cái đám lớp nhỏ, tuy không có bom rơi và đạn nổ mà chỉ có gươm đao .Có anh còn bỏ tiền ra thuê mướn cả băng du đãng xã hội đen đến cổng trường dằn mặt đối phương nữa. Mà hồi ấy chỉ nghe cái đám giang hồ xóm Chùa ở Tân Định là ai nấy đều hết hồn rồi.Thỉnh thoảng vào những buổi trưa tan học , vừa bước ra cổng trường là đã thấy mấy tay vằn vện đi mô tô đứng trước cổng tự lúc nào rồi. “ Thằng” nào “thằng” nấy đeo kiếng đen , tóc tai cũng dài thườn thượt lại còn “làm dáng” đeo cái băng vải sặc sỡ quanh đầu y như ca sĩ trong mấy ban nhạc trẻ thời bấy giờ, mặt mày tay chân toàn là những vết sẹo ngang dọc nhìn thấy mà gớm ghiếc,đã vậy còn cố tình mặc cái áo khoác không có tay hở ngực ,để chìa cho thiên hạ thấy những vết xâm chằng chịt trên 2 cánh tay. Có “thằng” xâm chữ “Hận Đời Đen Bạc”cùng với cái đầu lâu và hai khúc xương đan chéo nhau trên cánh tay, có “thằng “xâm “ Chưa Thấy Quan Tài Chưa Đổ Lệ” và xâm luôn cái cỗ quan tài cùng với 4 ngọn nến cắm trên đấy. Có “thằng” còn văn hoa hơn một tý xâm “ Chết Không Sợ , Chỉ Sợ Không Được Chết” , có thằng có máu tiếu lâm thì lại xâm “ Gươm Giáo Không Sợ,Chỉ Sợ..Ăn Đạn”,lại có “thằng” chơi cả ngoại ngữ nữa ,nó xâm “ Ra Đi est Sans retour” nữa mới ghê chứ. “Thằng” này chắc có học ..trường tây nên cũng biết chút ít tiếng tây,chắc bị bồ đá nên bỏ học để đi làm người hùng trong giang hồ . 

                  “Tụi nó” đứng túm tụm hút thuốc lá nhả khói mù trời và thỉnh thoảng lại cười lên hô hố kèm theo tiếng chửi thề lia lịa. Có “thằng” làm mặt ngầu đi chậm rãi đến bên hông chiếc xe mô tô ,tà tà rút cây hàng ( là cây mã tấu )ra rồi nhẩn nha đưa lên cằm để …cạo râu, “thằng” khác thì nghịch ngợm đeo cái băng bịt một con mắt cho nó giống…cướp biển hải tặc . Tôi đứng nhìn “nó” và cứ nghĩ nó bị chột một con mắt thật,ai dè có một cô gái đi ngang qua ,tôi thấy nó vén cái băng đeo mắt lên để nhìn cho rõ , lúc đó mới biết là nó giả vờ , đúng là băng du đãng xóm Chùa ở khu Tân Định nổi tiếng đâm thuê chém mướn thời ấy.Thấy “chúng nó” ồn ào rú ga kéo đến tụ tập trước cổng trường là mấy người bán hàng rong quanh cổng trường biết thế nào cũng sắp có “ chiến tranh” nổ ra,bèn nhanh tay bưng tô dọn tiệm hay đẩy mấy xe hàng rong đi di tản ra chỗ khác gấp,chậm chân dám bị văng miểng như chơi.Chạy trước cho chắc ăn,trưa nay mà gặp mấy “thằng” cô hồn này đứng tụ tập thì coi như ngày hôm ấy xui xẻo vì bị ám quẻ khỏi buôn bán gì được.

                 Thấy tình hình coi bộ căng thẳng và có vẻ như sắp có giao tranh lớn tới nơi rồi , mấy ông “trinh sát” đang đứng thảnh thơi nghe ngóng trước cổng trường như thường lệ ,bèn ba chân bốn cẳng chạy như bay vào phi báo cho frère An Phong và frère Martial Trí liền lập tức.Kỳ lạ thay,khi thấy “quân ta” với hai thân hình nhỏ con và khiêm tốn trong bộ đồ đen quen thuộc đi ra ,là mấy tay vằn vện đứng kên kên một chút xíu rồi tà tà rủ nhau lên xe phóng chạy mất hút quên cả khoanh tay chào các frère  nữa. Có gì lạ đâu,nếu ngoan cố và lỳ lợm không chịu rút lui cho rồi thì chỉ cần nhấc cái phôn lên ,là lập tức mấy anh cảnh sát bồ bịch bên Bộ Nội Vụ ở cạnh trường kéo quân ra hốt gọn cả đám liền tức khắc.Nhìn mấy “thằng” mặt mày tuy bặm trợn dữ dằn vậy chứ,hốt “tụi nó” đưa thẳng vô quân trường cho nhập ngũ luôn,rồi thẩy ra chỗ mấy chiến trường mùa hè đỏ lửa năm 1972 như Quảng Trị Anh Hùng, An Lộc Anh Dũng và Kontum kiêu hùng ( chữ nghĩa mà hồi ấy hay sử dụng ),thì bảo đảm “tụi nó” sẽ quỳ xuống lạy như tế sao, thậm chí có “đứa” còn “dấm đài”(đái dầm) ra ướt cả quần nữa cũng không chừng. “Tụi nó” không sợ gươm giáo nhưng lại sợ súng đạn,lỡ ra ngoài chiến trường gặp tên bay đạn lạc mà phải bỏ lại cái cánh tay hay cái cẳng chân làm quà kỷ niệm cho đối phương thì thôi rồi.. Lượm ơi. Ai mà biết trước hòn tên mũi đạn để mà tránh né, đã bảo súng đạn vô tình mà.

                        Còn nhớ lại cuộc “chiến tranh” nổ ra trên đường phố Sài Gòn giữa trường Taberd và trường KỹThuật Cao Thắng ngày nào.Không biết lý do vì sao? Chỉ biết mấy anh lớn rỉ tai nhau là “bọn” Cao Thắng tụi nó kéo quân ra đánh hội đồng một “tên” Taberd nào đó ở gần trường của tụi nó,đã vậy còn “hỗn láo” lêu lêu chọc quê “ Tụi bay dân Taberd con nhà giàu học..dở” hoặc “ Ê! Lêu lêu Taberd ăn me ..ỉa chảy” , hay cũng có khi giành giật gái với nhau mà sinh ra chuyện cũng không chừng. Chỉ cần nghe vậy thôi là cái máu tự ái hào hùng dân tộc của dân Taberd nổi lên cuồn cuộn ,chỉ muốn dạy cho cái “lũ” Cao Thắng một bài học nhớ đời.Thế là chiến tranh nổ ra.Hễ cứ thấy “thằng” Taberd nào vô tình đi lơn tơn trên đường hay đi học ngang qua trường là kéo nhau ra đánh hội đồng,còn “tên” Cao Thắng xấu số nào mà bén mãng tới ranh giới Taberd để ..thám thính hay đi học ngang qua là cũng bị ăn đòn. “Chiến tranh” căng thẳng đến nỗi tụi tôi có muốn ra Sài Gòn đi dạo vào trưa thứ Bảy mà cho cũng không dám đi. Nếu có đi thì cũng phải tháo cái huy hiệu Taberd bằng kim khí ra khỏi túi áo , rồi mới thản nhiên đi dạo tung tăng trên đường phố Sài Gòn thôi.

                        Tin tức nóng hổi trên khắp chiến trường được rỉ tai nhau hàng ngày trong sân trường ,toàn là tin chiến thắng của phe ta trên khắp các “mặt trận” đường phố Sài Gòn hoa lệ ,đôi khi cũng có cả tin vịt được thổi phồng lên cho có khí thế.Nào là quân ta phục kích và rượt quân “địch” chạy té khói trên đường Hàm Nghi gần ngay “Bộ Tư Lệnh” Cao Thắng mới ghê chứ, nào có một thằng “địch” Cao Thắng vì lỡ ghiền cái món bột chiên mà nó hay ăn ở trước khu bưu điện quá chịu không nổi ,bèn xâm mình ghé vào thản nhiên kêu một dĩa bột chiên hai trái trứng rồi ngồi đợi , ,thằng này chắc là dân “phản chiến”  hay là nó bị điếc không sợ súng nên mới tỉnh queo bén mãng tới đây để ung dung ngồi ăn sáng.Thấy chiếc áo xanh màu xanh dương đậm quen quen là đồng phục của trường Cao Thắng lại dám xâm nhập tới tận đây,thế là thằng “địch” chưa kịp ngồi xơi cái đĩa bột chiên đã thấy lù lù mấy “ông” Taberd mặt mày coi bộ hầm hầm đi tới , thế là tên “địch” bèn co giò vọt lẹ bỏ của chạy lấy người, vừa chạy thục mạng vừa tiếc rẽ cái đĩa bột chiên đầy hấp dẫn mà mới chỉ ăn được có vài miếng chưa đã, báo hại chú Mạ Què than trời vì không biết tính tiền dĩa bột chiên còn dang dở này cho ai,đã vậy nó còn xịt tương ớt đỏ lòm đầy cả đĩa thấy mà gớm thì còn bán cho ai được nữa hả Trời ?.Rồi những cuộc tình chia ly “đầy nước mắt quê hương” giữa “thằng” Taberd và con em gái của “tên” Cao Thắng nào đó,hay ngược lại. Đôi bên đành phải ngậm ngùi ca bài “ Thôi nhé nghe em mình xa nhau từ đây ,thôi nhé nghe em mình xa nhau mãi mãi( Lời cuối cho em – Nguyên Vũ )….” .Chỉ khổ cho những ông bố làm lớn tối ngày lo uýnh giặc ngoài chiến trường trên khắp đất nước ,mà có ông con tính tình cũng hung hăng giống y hệt bố,tối ngày chỉ khoái lập băng đảng uýnh nhau từ trong trường lết ra tới ngoài đường , có ông còn “xúi dại” mấy ông ét-cọt ( cận vệ ) của bố đến trường “hù” mấy frère nữa mới ghê chứ. Sợ rằng ông con của mình nghe lời xúi bậy , rồi xách cây súng Colt của mình để ở nhà mà đi ra đường biểu dương lực lượng và đòi làm người hùng của thời đại thì bỏ mẹ luôn .Thằng con cục cưng của ông có đi học bắn súng ngày nào đâu,chỉ sợ nó táy máy bắt chước mấy tay cao bồi trong phim quay súng vòng tròn trên tay , rồi lỡ súng đạn vô tình mà rủi nó nổ bậy bất tử thì chỉ có chết cha ..ông bố nó thôi.

                       Bởi vậy ,lúc này đi học có một số ông lớp lớn “ con nhà giàu có bố làm lớn” được “ưu ái” tăng cường thêm một tay ét – cọt ( cận vệ ) đô con vạm vỡ , võ nghệ cao cường ,hớt tóc đầu đinh carré ngắn 3 phân, mặt ngầu chuyên đeo kiếng đen cả ngày lẫn đêm, dù trời mưa hay trời nắng !!! và mặc bộ đồ rằn ri đi kèm theo tới tận cổng trường ( phải mặc mấy bộ đồ của biệt kích Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến ,Biệt động Quân…nếu kẹt lắm thì mặc bộ đồ cảnh sát cũng được,để gọi là cho thiên hạ e dè kiêng nể và gây ấn tượng với mọi người chung quanh ). Cũng may ,cuộc “nội chiến tương tàn” cũng mau chóng kết thúc.Vì ngoài kia và khắp nơi xa xôi nào đó trên đất nước Việt Nam đau khổ, cuộc chiến tranh thứ thiệt và khốc liệt đã đang xảy ra khắp nơi,nếu không lo học hành mà chỉ lo đi phá phách và đánh lộn,lỡ thi rớt Tú Tài là đi thẳng vô..quân trường luôn. 
                        Còn mấy anh lớp nhỏ thì nhà trường cũng giải quyết nhanh gọn và có trật tự ,mà nhà trường cũng “khôn” lắm,mấy thằng phá phách và đánh lộn trời thần đất lở, cho tụi nó hết thẩy vào danh sách đen ngay cấp kì , ông nào mới “ nổi loạn” thì cảnh cáo và mời bố mẹ lên thẩm vấn à quên khuyến cáo mới đúng , còn “thằng” nào có tên tuổi lẫy lừng , học không lo học mà chỉ khoái cầm đầu lập băng đảng ,xúi đàn em đi gây “ bạo loạn” thì nhà trường “nhẹ nhàng nhưng cứng rắn!!!” mời bố mẹ nó tới trường nói chuyện phải trái, và “nhỏ nhẹ” khuyên họ nếu muốn thằng con mình có “tương lai tươi sáng” về sau này thì nên đi học ở trường khác ,rồi nhà trường cũng tận tình “giúp đỡ” cho nó bằng cách viết vài hàng nhận xét vô học bạ của nó như sau : “Học sinh rất siêng năng học tập , có tinh thần kỹ luật cũng như tinh thần đồng đội cao, hạnh kiểm rất tốt ,học lực khá,xin nhà trường vui lòng nâng đỡ cho em” rồi khuyến khích tụi nó ra khỏi trường. Phải nhận xét tốt cho em nó như vậy chứ nếu mà nói thẳng thừng :  Xin cảnh báo ! Thằng này quậy tới bến một trăm tám mươi độ luôn , đã học dở lại còn chuyên gia đi đánh nhau ,cúp cua bỏ học là số dách ,thì cha trường nào mà dám nhận những thằng mới nứt mắt ra đã học đòi làm người hùng của thời đại!!!.Phải làm như vậy thôi,vì nếu phê bình thẳng tay mà nó tự ái bỏ học thì nhà trường lại mang tội với đất nước cũng không chừng ,vì dù sao học sinh tụi nó cũng là rường cột của nước nhà ,nếu nó không chịu học hay học không vô ,mà chỉ khoái đi đánh đấm thì biết đâu nó đi lính thì cũng trở thành người hùng cũng không chừng ,giống như lời một bài hát mà thường được mở ở trong trường mỗi khi có những ngày lễ lớn của trường : “ Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau..”( Bài này là bài Học Sinh Hành Khúc của nhạc sĩ Lê Thương sáng tác) mà tôi hay hát nhại ra rằng : Học sinh là người hủ tíu ăn hai ba tô...

                  Chỉ có “thẩy” tụi nó ra khỏi trường thì mới an tâm được,vì Taberd là chỉ để cho các học sinh con nhà tử tế ngồi học mà thôi, không có chỗ cho những đứa cứng đầu hay phá phách “nổi loạn” trong trường. Đứa nào có máu quậy trong người thì xin mời đi nhanh ,đi cấp tốc ra nơi khác cho được việc. Nhà trường cũng phải giữ danh tiếng cho trường chứ.Lộn xộn mãi thì ai mà dám gởi thằng con “yêu quý” vào học cơ chứ.

# 7198
  02 tháng 10, 2014 00:51   Văn thơ - Be Hận trả lời:
Chủ đề:

         Dê Lũng. Tao lại quên uống thuốc rồi nên phải để cho mày gạch đít tao lần nữa. Mày đưa chủ đề này lên đây làm cha tao cũng không dám "bình lựng" nữa,sợ nhắm ,mặc dù tao cũng biết rất nhiều điều muốn nói. Thôi thì tất cả cũng do cái thằng đàn anh lớn đốn mạt và phản phé,tự dưng đem hết đàn em đi giao nộp mạng cho ..Cọp.
Mấy đứa con nít gần nhà tao tụi nó toàn là con nít nhà giàu nên tụi nó hát như thế này :
    
          Ba tao ..đạp xích lô,chở má đi ..bán vàng ,cả nhà tao khấm khá.
          Ai dè....(vô),cả nhà tao nát tan,còn tao bán..bánh mì.( hiện giờ tao bán một xe bánh mì nhỏ trước nhà,chỉ đủ tiền đi chợ ,có bữa ế chỏng gọng phải ăn bánh mì ...ốp-la trừ cơm,nên ăn mãi người tao cũng hay nóng nảy lắm,mày thông cảm hehehe).

         Nghe cũng không chỉnh mấy phải không mày? mấy chỗ chấm chấm thì mày tự nghĩ ra nghe.Tao mà viết ra là lại bị ông anh tao gạch đít tao liền,hiểu chưa mày.
        Tao vào Taberd học thì tao đã nghe ông anh kể chuyện đánh nhau này rồi,nên nghe sao thì ghi vậy thôi. Còn nhiều chuyện trong trường thâm cu bí sử lắm mà tao không dám kể ra đây.Trên đời này không có gì là không xảy ra ,hiểu chưa mày?.
# 7195
  01 tháng 10, 2014 18:08   Văn thơ - Vũ Văn Chính viết:
Chủ đề:

                 Thấy frère An Phong đã dữ dằn và đáng sợ rồi chưa đủ hay sao ,mà thỉnh thoảng vào những buổi trưa tan trường lại tăng cường thêm frère Martial Trí nữa mới ghê chứ.Chả hiểu sao dạo này trước cổng trường hay xảy ra đánh lộn giữa các anh lớp lớn nữa không biết. Mở đầu cuộc “nội chiến” trong sân trường là hai ông anh con của hai ông lớn thời bấy giờ . Một ông không biết tên là con của Tonton Nguyễn Văn Thiệu , uýnh nhau với một ông tên Nguyễn Cao Thắng là con của ông râu kẽm Nguyễn Cao Kỳ . Cuộc đấu võ bất phân thắng bại vì hai bên ngang tài ngang sức. Nếu mà cứ để hai ông con này “húc” nhau thì không chừng lại có chiến tranh giữa hai ông bố với nhau ,nên hai ông bố bèn ra tay. Một ông thì được di tản đi học ở trường khác, còn ông Thắng thì được “tống” lên Đà Lạt để vào học ở trường Couvent Des Oiseaux ,nơi đây rất bình yên ,có thể ngồi ngắm cảnh và hoa lá cành trên những đồi thông..hai mộ!!!!. Cuộc chiến này nổi tiếng nhất ngày ấy vì cả trường Taberd đều biết.Nhất là từ khi những cuốn phim võ hiệp của Hongkong do mấy anh Địch Long, Khương Đại Vệ ,Trần Tinh,Sương Điền Bảo Chiêu và nhất là “đại ca” Lý Tiểu Long được trình chiếu,và được các chàng trai ở Sài Gòn hâm mộ say mê và bắt chước theo những thế võ tuyệt đẹp của các đại ca ấy.    

                       Nội cái chuyện bắt chước Lý đại ca múa cây côn nhị khúc bằng gỗ mà có lắm ông u đầu sứt trán ,vì bị khúc gỗ phản phé chơi ngay lên đầu một phát té lửa.Đồng thời rủ nhau nằng nặc xin bố mẹ cho đi học võ để tự vệ,do đó từ khi học võ được một thời gian là mấy ông tự nhiên thấy ngứa ngáy tay chân và muốn bắt chước theo mấy anh thần tượng của mình,thế là xảy ra đánh nhau thôi.Ở trong trường thì mấy anh chỉ dám kên “xì – po”nhau rồi thôi,nếu nóng nảy mà đánh nhau trong trường thì mệt lắm,bị đuổi học như chơi. Hung hăng nhất là mấy ông lớp nhỏ ,thoạt đầu chỉ có vài ông đi lang thang sao đó bên hông khu nhà thương Grall, chỗ ngã tư đường Hai Bà Trưng và Nguyễn Du , thì đụng ngay băng nhí khu nhà thương Grall cũng đang lon ton đi tới , băng nhí này suốt ngày lêu lổng ngoài đường và chuyên đi bắt nạt học sinh (cũng theo như Lý Đức Thắng nó kể sau này thì đầu đảng băng nhóc nhà thương Grall chính là thằng Nguyễn Thanh Lễ học chung lớp với tôi ,nhà nó bán tạp hóa ở đường Đồn Đất gần ngay cổng nhà thương Grall),thế là hai bên gây sự kên qua kên lại sao đó rồi đánh nhau. Một ông nhỏ con nhanh chân tức tốc mở ..đường máu chạy một mạch về trường , báo cho mấy thằng bạn trong lớp đang đứng chơi phất phơ trước cổng trường,không biết ông quơ tay quơ chân tường trình sự việc ra sao mà mấy ông nhỏ kéo nhau đi rần rần rất khí thế,có một ông nhỏ lanh chanh khác chạy như bay vào sân trường kêu cả lớp đi giải cứu bồ bịch đang bị uy hiếp. Không khí bỗng trở nên sôi động và khí thế,chỉ có thiếu tiếng trống và dàn đồng ca hát bài Hội Nghị Diên Hồng mà thôi.Mấy ông lớp khác mặc dù không dính dáng gì tới chuyện đánh nhau,nhưng thấy vui nên cũng hùa theo gọi là biểu dương lực lượng tinh thần Taberd mà. Nhưng mấy ông nhỏ cũng đâu qua mắt được frère An Phong , nãy giờ đang đứng khoanh tay trước ngực yên lặng theo dõi xem mấy ông nhỏ nhốn nháo kéo đi đâu mà đông thế,thấy một ông coi có vẻ hung hăng con bọ xít nhưng nét mặt khờ khạo chạy  ngang qua , bèn thuận tay frère An Phong kéo áo nó lại và hỏi thăm tình hình . Vừa thấy cái áo đen quen thuộc níu mình lại là ông nhỏ hết hồn , vẻ hung hăng biến mất ngay lập tức và ông nhỏ lắp bắp khai ra liền .À ! thì ra tụi nhóc nó đánh nhau.

                  Băng nhóc khu nhà thương Grall thấy lực lượng của “địch” kéo ra đông quá ,bèn nhanh chóng rút lui có “ chiến thuật” ra xa và “pháo kích” bằng gạch đá sang đối phương,cứ thế hai bên cứ “pháo” qua “pháo” lại,cho tới khi thấy cái bóng áo dài đen quen thuộc đang từ xa đi tới , thì quân ta mới nhanh nhẹn và tự động giải tán lực lượng ngay cấp kì,cũng may không có thương binh nào của phe ta bị ..u đầu hay sứt trán vì gạch đá. Mà cái thằng hay bầy binh bố trận và đầu têu cho mấy ông nhỏ đi đánh nhau thì có ai xa lạ đâu,thằng Duy Hải con ông bác sĩ Chi học chung với tôi chứ còn ai vô đó nữa .Mấy ông nhỏ còn hung hăng khi không có giặc “ ngoại xâm” để đánh đấm,ngứa tay và buồn buồn mấy ông bèn chuyển hướng sang mặt trận đánh luôn …phe mình. Đó là vụ đánh nhau “ nội chiến tương tàn” giữa học sinh Taberd phe ta và học sinh Lasan Đức Minh phe mình.Hậu quả là có mấy ông của hai bên phải xách cặp táp giã từ ngôi trường mà chưa kịp nói lời từ biệt với thầy cô và bạn bè. 

# 7194
  01 tháng 10, 2014 17:58   Văn thơ - Vũ Văn Chính viết:
Chủ đề:

                 Tối đó sực nhớ tới thằng Việt Dzũng bạn tôi ở gần nhà, tôi bèn tới nhà nó chơi và nhờ nó nói với bà già nó là tôi đi học trễ nên không được vào trường,vì sợ bố mẹ đánh đòn nên nhờ mẹ nó điện lên trường sáng mai để xin phép cho thằng cháu bà ( là tôi ) được phép vào lớp. Mẹ nó là cô giáo nên cũng rất thông cảm những chuyện đi học trễ và bị đứng ngoài cổng trường như thế , nên bà cũng vui vui giúp cho tôi . Bù lại tôi phải mất cho nó một dĩa bột chiên mà phải chiên hai trái trứng vịt nó mới chịu , kèm thêm một li đậu đỏ bánh lọt nước cốt dừa béo ngậy để trả ơn nó đã giúp tôi thoát nạn.Nhưng thằng này tham ăn kinh khủng , ăn như vậy chưa đã , nó còn đòi thêm một dĩa gỏi khô bò cay xè ,lại còn năn nỉ kèm thêm một miếng gan béo ngậy nằm bên trên dĩa , cùng với 3 cuốn bò bía nữa rồi nó mới chịu thôi.
                                                                             
                                                                                                                  
                  Còn nhớ vào năm tôi học lớp 8 ,lúc này tôi cũng chỉ chừng 13,14 tuổi gì đó , cái tuổi bắt đầu dậy thì của thằng con trai đang sắp sửa lớn , đã bắt đầu biết ra đường đứng ngó gái rồi.Vào một buổi trưa thứ bảy được nghỉ 2 tiếng,như đã hẹn trước với nhau,tôi và thằng Duy Hải ,Hoàng Hùng,Đình Đạt trong băng tứ quái Dalton lớp 8/3 rủ nhau đi tắm hơi,chỉ thiếu có thằng ba tầu Phạm Hoàng Phát vì nhát nên không dám đi theo. Đi dọc con đường Hai Bà Trưng cái khúc gần chợ Tân Định thì rẽ vào một tiệm tắm hơi. Chỗ này chắc thằng Duy Hải nó ra vô thường xuyên nên thấy nó tới , là mấy “chị em” mặc áo ngắn cụt tay và quần sọt ngắn cười toe toét.Thằng Hải ,Hùng và thằng Đạt đã lớn phổng phao rồi nên nhìn còn “già” hơn tôi một chút,còn tôi thì thấp hơn một tý và còn đầy vẻ “nai tơ” nên mấy “chị em” chỉ bẹo má và nựng cằm một phát. Cái miệng thằng Duy Hải nó tía lia ,cứ gọi các “chị em”là Mammysand của nó làm tôi cũng không hiểu từ này nghĩa là gì.Thế rồi cả 4 thằng cởi đồ ra hết bỏ vào ngăn tủ ,quấn cái khăn lông trắng quanh hông rồi đi tắm lạnh , tắm xong rồi chui vào cái phòng “xông khói” vừa nóng vừa ngộp bỏ mẹ ,để cho ra mồ hôi một lúc rồi thì thằng nào về phòng thằng nấy kèm theo một “chị em” mà lúc nãy đã chọn.Tôi thì lúc nãy vừa lo vừa mắc cở , lỡ có ông nội nào lính của ông già từ đây bước ra mà thấy tôi thì coi như đời tàn trong ngõ hẹp,ăn đòn nát cả mông,cũng may là tiệm vắng khách nên cũng đỡ lo,và cũng chẳng cần biết người đấm bóp cho tôi đẹp hay xấu,chỉ biết là “chị” ấy hơi mập .

                  Quấn cái khăn trắng quanh hông rồi leo lên nằm xấp trên chiếc giường,bàn tay của “chị em” bắt đầu hoạt động trên cái lưng còm cõi và nhỏ bé của tôi. Cái cảm giác ban đầu khi có bàn tay “lạ” vuốt ve da thịt làm tôi lâng lâng và tự dưng “chào cờ” lúc nào cũng không hay,lắng tai nghe ở phòng bên cạnh thấy tiếng cười nắc nẻ của “chị em” và tiếng thằng Duy Hải rên rỉ : Đừng mà ! đừng mà “em” nhột quá. Rồi “chị em” sau khi đấm bóp vùng lưng xong và nói tôi nằm ngửa để “đấm” tiếp ,nhưng tôi dãy nảy và không chịu,vì đang “chào cờ” mà làm sao nằm ngửa được,nhìn cái khăn trắng tự nhiên dựng đứng lên ai mà chịu cho được. Gần cả tiếng sau cả bọn mới lục tục kéo ra tính tiền để đi về,trước khi chia tay thằng Duy Hải còn gỡ gạc vỗ vô mông một phát vào “chị” của nó rồi nhe răng cười hềnh hệch .Đó là lần đầu tiên tôi đi tắm hơi khi còn ngồi học tại Taberd,và chẳng bao giờ có lần thứ hai nào nữa ở tuổi học trò.
             
# 7193
  01 tháng 10, 2014 17:55   Văn thơ - Vũ Văn Chính viết:
Chủ đề:

             Lại có thêm món ciné chiếu lưu động nữa được đặt trên chiếc xe gắn máy , thu tiền xong là ông “chủ rạp” kéo cái chốt ,thế là các cửa sổ như cái ống dòm được mở,và các ông nhỏ chỉ việc khom lưng chăm chú ghé mắt vào xem. Đa số là những đoạn phim ngắn về vua hề Charlot.Có bữa thằng bạn trong lớp không có tiền xem ,thế là nó dụ tôi lúc đó đang đứng chổng mông ghé đôi mắt qua hai cái lỗ giống như cái ống nhòm,thế là mỗi đứa ghé mắt vô một cái lỗ coi ké cho đỡ buồn .
                                                                Thế mà hễ nghe tiếng chuông leng keng báo giờ vang lên vào trường , là mau chóng bỏ lại hết rồi nhanh chân ù té chạy đến cổng. Nhớ những lần chạy đến nỗi đứt cả cái quai cài của giầy Sandal ,quýnh quá bèn đứng lại cởi cái giày đứt quai trên tay, còn chiếc kia vẫn còn nằm dưới chân và cứ thế mà chạy, vô trường lấy dây thun cột đỡ để đi chứ biết sao bây giờ, cũng may hễ tiếng chuông vang lên là không thấy bóng dáng chiếc áo đen quen thuộc đứng ngay trước cổng nữa. Có thể nói nghe tiếng chuông và chạy nhiều quá mà đôi chân của tụi học trò hay la cà như bọn tôi ,bỗng trở lên nhanh nhẹn như là một vận động viên chạy môn điền kinh chuyên nghiệp. Vì sao mà phải chạy ghê thế ?

                 Phải nói là kỷ luật và nội quy của nhà trường rất khắt khe. Chỉ trừ mỗi sáng thứ Hai chào cờ ,nếu ai đi học trễ thì sau khi chào cờ xong , cánh cổng trường chỉ mở ra có 5 phút để ai đi học trễ thì nhanh chóng vào cổng ,sau đó thì cánh cổng khép lại tức thì. Còn ngày thường thì sau khi tiếng chuông trường vừa dứt là cánh cổng khép lại luôn. Ai đi học trễ vì lý do gì đi nữa thì cũng đành lủi thủi đi về , nghỉ học một buổi là sang ngày hôm sau phải có đơn xin phép ,hay là phụ huynh vào xin phép thì mới được vào lớp. Có một lần , sau khi ông anh chở tới trường , rồi thấy ổng gởi xe vào cổng , thế là tôi chạy vù sang tiệm sách Liên Châu nằm tuốt luốt bên kia đường nhà thờ Đức Bà,để vào kiếm mấy cuốn sách gấp hình nhà  cửa ,xe cộ bằng giấy bìa cứng của Pháp mới vừa ra lò rất hấp dẫn và lạ. Mải mê lựa nên tôi quên béng đi tiếng chuông lúc nãy vừa rung lên nhưng vì xa quá nên không nghe rõ. Mua xong bèn chạy một mạch tới cổng thì thấy cổng đã đóng từ hồi nào rồi, tôi cùng với mấy ông nhỏ ham la cà đành đứng lố nhố trước cổng một lát rồi bỏ về. Sực nhớ là mình còn ông anh đang ngồi học trong trường ,tôi bèn tính nước liều thôi nhân tiện mình vù ra Sài Gòn đi xem phim ,đợi tới trưa gần tới giờ tan học thì về lại cổng trường ,và theo ông anh về nhà tỉnh bơ coi như không có chuyện gì xảy ra, để rồi mai tính.

           
# 7180
  29 tháng 09, 2014 08:44   Văn thơ - Vũ Văn Chính viết:
Chủ đề:

                 Đã là học sinh của trường Taberd ít ai mà không nhớ đến tiếng chuông quen thuộc hằng ngày , vẫn khua lên vào buổi sáng trước khi vào lớp và buổi trưa trước khi tan trường. Làm sao mà quên được tiếng chuông mà tai đã nghe nó từ lâu lắm rồi ,từ lúc mới đặt bước chân vào lớp Onzieme vào năm 1964 , hay lớp Ba vào năm 1966. Có người may mắn được ngồi ..nghe tiếng chuông một mạch từ 1964 cho đến năm 1976 mới thôi . Ngày ấy vào mỗi buổi sáng ,tụi tôi hay la cà ra trước khu bưu điện để ăn sáng,có bữa đi học trễ đói bụng ,vừa mới đặt đít ngồi xuống cái ghế gấp bằng sắt,kêu dĩa bột chiên rồi vừa ngồi ăn vừa thổi được vài miếng thì bên tai đã nghe tiếng chuông khua lên inh ỏi, thế là vội vàng xách cặp đứng lên không quên tiện tay lùa thêm vào miếng vớt vát nữa ,rồi mới chịu cắm đầu cắm cổ chạy một mạch vào trường. 
                                                         
                     Mà không hiểu sao tiếng chuông ngày ấy nó vang xa lắm,có bữa đứng trên bãi cỏ trước bức tượng Đức Mẹ Nữ Vương Hòa Bình ở nhà thờ Đức Bà mà tai vẫn còn nghe văng vẳng.Rồi ngồi trong lớp có những lúc ham chơi quên không học bài,thầy cô đang đọc tên từng đứa để gọi lên trả bài , chỉ mong sao lạy trời cho tiếng chuông vang lên đúng lúc để cứu nguy một bàn thua trông thấy. Hay có ông láu lỉnh vì mê đá banh bàn hay muốn mua một món ăn gì ở quán Pa –tí – xệ mập,vì không muốn phải chen lấn và giành giật nhau nên cứ căn me sắp tới giờ chuông vang lên báo hiệu giờ ra chơi ,là ông giơ tay lên xin thầy cô cho em được đi …toi – lét. Nhớ làm sao những cái đầu ngồi trong lớp vào những ngày thứ bảy không lo học , mà chỉ ngồi mơ màng mong ngóng cho mau hết giờ , chuông reo là nhanh nhẩu xách cặp táp “ bay” xuống lầu ,để được đi chơi thơ thẩn ăn hàng trước khu bưu điện , hay la cà ra tuốt Sài Gòn đi lang thang cho đã.Vì trưa thứ bảy lớp nhỏ ( các lớp 7,8 ,9 ) được nghỉ hai tiếng trước lớp lớn ( 10,11,12 ).
                                                 
                 Đã nói đến cái chuông Taberd là phải nói luôn đến cái cổng trường. Hai món vật này có thể nói là một trong những biểu tượng của trường mà đối với học sinh Taberd ai cũng nhớ mãi và không thể nào quên được. Cái chuông và cái cổng nó như là hai anh em với nhau vậy.Hễ mỗi buổi sáng sớm chuông vang lên lãnh lót thì cái cổng đóng lại im lìm ,và tới những buổi trưa khi mà ánh nắng đã lên cao, chuông rung một hồi dài inh ỏi thì cánh cổng mở toang báo hiệu giờ tan trường. Từng đàn học sinh ồn ào ríu rít ùa ra như đàn chim vỡ tổ. Ngày ấy cái hình ảnh vào mỗi buổi sáng thấy mấy ông nhỏ ôm cặp chạy như bị ma đuổi khi nghe tiếng chuông rung lên từ xa, đó là những hình ảnh rất đỗi quen thuộc hàng ngày trước cổng trường. Có nhiều lúc đứng chổng mông say sưa để lựa vài cuốn truyện tranh tiếng việt mới ra lò , được vẽ lô – can theo các truyện tranh của nước ngoài ,hay ngồi xổm chen chúc nhau trước cái thùng carton đựng mấy cuốn album Tem, vừa lựa vừa ngóng tai nghe người bán giới thiệu thật say mê một con tem hiếm nào đấy. 
# 7179
  29 tháng 09, 2014 08:35   Văn thơ - Vũ Văn Chính viết:
Chủ đề:

                 Có lần thằng Nguyễn Duy Hải trong lớp tôi , con ông bác sĩ Chi cũng bị tổ trác vì cái chuyện biểu diễn không giống ai này, tới giờ ra chơi nó kéo tụi tôi xuống nhà vệ sinh bên dãy lớp 8,lớp 9 . Cu cậu biểu diễn bật nắp cái hộp quẹt Zippo bằng cái ….cùi chỏ sang ngang ,rồi châm điếu thuốc cố nhả ra một vòng khói chữO.  Đang say mê biểu diễn cho tụi tôi xem nên nó đâu thấy frère Martial Trí đang chắp hai tay sau đít tà tà đi tới . Hậu quả là nó bị frère xách lỗ tai dẫn lên phòng giám học , mấy điếu thuốc nhét trong túi quần cùng với bộ đồ nghề để biểu diễn là cái zippo bị tịch thu ngay lập tức ,frère viết cho nó tờ giấy giới thiệu để sáng mai qua bên Viện Pasteur thử nước tiểu xem có dính dương tính vì xì ke không ? nếu kết quả không có gì thì cầm tờ giấy kết quả thử nghiệm về phòng giám học trình diện,rồi sau đó mới được lấy giấy vào lớp.Ngay cả đến tiếng hú và lấy ngón tay cái quệt ngang mũi của đại ca Lý Tiểu Long các anh ấy cũng bắt chước luôn. 
                                                   
                Ai mà không yêu cái mái tóc dài,đeo kiếng đen ,phóng mô tô như bay của diễn viên Christopher Mitchum ,đóng cùng với nữ diễn viên Olivia Hussey trong bộ phim Tình Thù Rực Nắng ( Summertime Killer). Rất tiếc là hai diễn viên này đều chết trẻ. 

                                                  
                 Đã là học sinh của trường Taberd ít ai mà không nhớ đến tiếng chuông quen thuộc hằng ngày , vẫn khua lên vào buổi sáng trước khi vào lớp và buổi trưa trước khi tan trường. Làm sao mà quên được tiếng chuông mà tai đã nghe nó từ lâu lắm rồi ,từ lúc mới đặt bước chân vào lớp Onzieme vào năm 1964 , hay lớp Ba vào năm 1966. Có người may mắn được ngồi ..nghe tiếng chuông một mạch từ 1964 cho đến năm 1976 mới thôi . Ngày ấy vào mỗi buổi sáng ,tụi tôi hay la cà ra trước khu bưu điện để ăn sáng,có bữa đi học trễ đói bụng ,vừa mới đặt đít ngồi xuống cái ghế gấp bằng sắt,kêu dĩa bột chiên rồi vừa ngồi ăn vừa thổi được vài miếng thì bên tai đã nghe tiếng chuông khua lên inh ỏi, thế là vội vàng xách cặp đứng lên không quên tiện tay lùa thêm vào miếng vớt vát nữa ,rồi mới chịu cắm đầu cắm cổ chạy một mạch vào trường. 
                                                   

# 7178
  29 tháng 09, 2014 08:27   Văn thơ - Vũ Văn Chính viết:
Chủ đề:

                 Và cả cái nhìn lạnh tanh đầy chết chóc của Al Pacino trong phim Bố Già nữa.    
                                                  
                  Nội cái chuyện thấy anh chàng cao bồi Clint Eastwood rút ra một cây diêm quẹt , rồi cúi xuống đánh vào chiếc giày cái xoẹt ,cây diêm quẹt bùng cháy rất dễ dàng ,anh chàng bèn chậm rãi mồi vào điếu thuốc nãy giờ ngậm rất ngạo nghễ trên đôi môi,mắt không quên lừ lừ đảo một vòng chung quanh quan sát đối phương. Bấy nhiêu đó cũng đủ làm cho khối anh nhỏ mê mẩn thần tượng của họ,rồi lại bắt chước ,nhưng thời ấy ở Sài Gòn làm gì có cái que diêm mà bật chỗ nào cũng cháy như trong phim,chỉ có cái hộp diêm bằng giấy đựng mấy cái que diêm mả thôi. Muốn bật que diêm để mồi thuốc thì phải đánh vào bên hông cái hộp diêm bằng gỗ mỏng ,nơi có hàng dãy nhám thì mới có lửa. Có anh nhỏ láu lỉnh bèn đưa ra bằng “sáng chế” là gỡ miếng dãy nhám ở hai bên hộp diêm ra và dán lên đôi giầy của mình,rồi biểu diễn rút cây que diêm ra oánh cái “ xoẹt” và nhẹ nhàng đưa lên môi châm điếu thuốc giống y chang như trong phim,trước sự thán phục của bạn bè.

              Sau này ,khi mà cái hộp quẹt Zippo theo lính Mỹ tràn lan sang sài Gòn thì các anh nhỏ mau lẹ chuyển sang tập tành bắt chước cái lối bật nắp Zippo của mấy anh lớn , biểu diễn một cách điệu nghệ bằng cách búng ngón tay để cố gắng mở cái nắp Zippo ra, rồi bắt chước cả cái cách búng điếu thuốc lá bay đi xa , tập tành búng ngón tay “tróc tróc” y như  đại ca du đãng Trần Đại trong tiểu thuyết Điệu Ru Nước Mắt của nhà văn Duyên Anh. 
                                      
         
# 7176
  29 tháng 09, 2014 08:07   Văn thơ - Vũ Văn Chính viết:
Chủ đề:

                 Em nhút nhát tới cái độ hôm rủ em về nhà chơi cho biết , lợi dụng tình thế tôi táy máy nắm tay em thì em giãy nãy : Đừng mô!đừng mô! coi chừng..có bầu anh ơi , Mạ em nói như ri !!!. Trời đất Mạ nàng tới giờ này mà còn cổ kính dạy con đến vậy thì tôi chịu thua luôn. Đã vậy tới nhà gặp măng của tôi ,bà bỗng hoảng hốt và sau này mới nói : Hỏng hết rồi con trai ơi. Con gái người ta là con nhà trâm anh khuê các mà gặp cái thằng ẩu tả và mê gái như con thì ..tanh banh gia phong nhà người ta hết,không được mô ( bà nhại cái giọng Huế mà ngày xưa ông già hay nhại để trêu bà ). Kỳ cục quá ! lần trước thì gặp em Mai quá ư là Modern ,giờ gặp em Loan thì quá ư là Classic , mà măng thì lại không chịu cả hai em thế mới lạ.

                 Sau gần một năm quen nhau chưa một lần vào xem ciné ( nếu hồi đó mà em “lỡ dại” vào xem ciné với tôi một lần thôi ,thì chắc có lẽ em sẽ khác đi cũng không chừng , nhưng khổ nỗi năn nỉ đến cách mấy thì em cũng không dám vào vì sợ ma và sợ ..mang bầu???). Nắm tay thì chỉ được nắm cái..ngón út mà thôi,đi chơi thì chỉ vỏn vẹn có 3 lần ( nói đi chơi cho vui thôi chứ toàn là dẫn nhau đi ăn chè rồi về nhà trước 7 giờ tối ), nên tôi gọi đây là mối Tình Chay . Dù đã nhiều lần tôi “ phải van lơn ngoan nhé đừng ngờ..” , nhưng em vẫn cứ lắc đầu “ cho đến trăm lần ,nhất định mình không yêu..” và tôi đành phải “hân hoan” chia tay em vào gần đúng cái ngày Sài Gòn bị đứt phim tháng 4 năm 1975.
                 
                  Phải nói vào cái thuở mới lớn lúc bấy giờ,thế hệ thanh niên tụi tôi hay bắt chước những gì mà mình thích,mình yêu mến.Bắt chước lối sống Hippy đang tràn lan trong giới trẻ,ăn mặc theo mode,để tóc dài và yêu những ban nhạc trẻ đầy sôi động.Cho đến những cử chỉ của những diễn viên thần tượng gạo cội trong các cuốn phim, có anh thì bắt chước cái lối ngậm điếu thuốc ngạo nghễ trên môi ,nheo ánh mắt soi mói của chàng cao bồi Clint Eastwood .  
                                                    
                  Cái nhìn lạnh lẽo uất hận của chàng Dzango Franco Nero.     
                                                                          
                  Hay cái nhìn sâu thẳm và đăm chiêu của Charles Bronson .   
                                                      
                 Cái nhìn tỉnh queo của chàng Alain Delon đẹp trai và đầy phong độ,    
                                                      
                    cùng với cái nhìn hóm hỉnh và cái miệng ngậm điếu thuốc một cách ngạo nghễ của Paul Belmondo.
               
# 7172
  28 tháng 09, 2014 19:22   Thông báo - Vũ Văn Chính trả lời:
Chủ đề:

           Chết cha,tụi mày lại làm thằng anh họ xa Dzớ của tao giận dỗi rồi. Tao nghĩ là anh đang bị bệnh Trĩ vì ảnh nóng tính quá,mà hễ nóng thì hay bị táo bón,mà táo bón lâu quá thì sinh ra bệnh Trĩ,có đúng vậy không anh Sơn Mập?. Bộ hai thằng mày Lê Dũng và Lê Dinh là Song Kiếm Hợp Bích à,một thằng tung một thằng hứng coi bộ nhịp nhàng quá nha.Tụi bay có múa kiếm thì cũng phải đi "đẻ" ra một ông cho cái QTT xong rồi mới múa. Mà sao tao thấy trời bây giờ thay đổi hay sao mà tự nhiên có mấy anh hay nóng bất tử quá nè trời,uống nước đi mấy anh: "...Uống cho ngày xanh,uống cho đời trong lành.Ngày mai còn đó,tình yêu còn đó. Đời đã cho ta,đời sẽ cho ta..".

          Bộ mày tưởng chỉ có mày ( chết cha ,tao lại suýt giống mày rồi),bên phe mình tao cũng có một anh được lên tướng sau khi leo lên ngồi chễm chệ nghỉ ngơi trên bàn thờ. Bởi vì chạy lộn xộn sai hàng ngũ nên bị ông già tao "ủi" lầm mất cả xác.Sau cái vụ này mà nhà tao bị phe mình tẩy chay và chửi cho banh xác luôn.Mày nói đúng,có những khúc rẽ mà mình không làm chủ hoàn toàn hay mong muốn.

          Mày đừng có mơ màng ở cái chỗ của tao , vì ông bí thư quận ủy của tao đang thảnh thơi ca hát ngồi bóc lịch và chờ mua vé để du hành vào miền cực lạc xa xôi rồi. Nói nhỏ cho mày nghe nha,với cái gốc gác "không ra gì" của tao mà có một chỗ để làm xếp nhỏ,trợ lý, và làm tài xế cho xếp thì không phải thằng nào cũng làm được đâu nghe mày. Nhưng tao sống hùng chứ không sống hèn. Bây giờ vì bệnh tật với những khó khăn nhất thời nó làm cho tao hèn từ lúc nào không biết,hèn ngay cả trong con mắt của bạn bè. Cũng như tao có một thằng bạn học chung lớp ngày xưa ,đã có lúc tưởng chừng như thân thiết ,ai ngờ nó chơi một cú sang ngang bằng cách nhục mạ ông già tao. Đâm ra tao thấy tao tuy hèn nhưng vẫn còn hơn một thằng như nó ( ở VN ).

        Tao cũng có một ông anh giống như mày. Ổng cứ canh me và duyệt hết các bài của tao viết,và hay gạch đít tao mỗi khi tao nổi hứng ăn nói lung tung ,lần nào ỗng cũng chỉ nói : Stop nghe mi ,còn có mỗi bà già thì để cho bả nghỉ ngơi nghe mi.Mà cái tật của tao thì hay quên uống thuốc,mà hễ quên uống thuốc thì lại hay nói lung tung ,thế mới khổ.

        Tao để ý , thấy sân trường vắng là tao nhẩy vô,mà lần nào tao thấy hễ tao nhẩy vô là có thằng lại giận dỗi lại nhảy ra. Không biết là tao có vô duyên hay không nữa?.Chắc tụi mình phải học thuộc lại bài La san hành khúc ,vì tao thấy về già rồi mà có nhiều đứa lại hay quên như tao. Thôi tao phải đi uống thuốc,không thì lại lung tung đến sáng thôi. Bây giờ tao mới là CHÍNH NỊU.
        Tao
           
# 7166
  28 tháng 09, 2014 04:24   Thông báo - Vũ Văn Chính trả lời:
Chủ đề:

# 7165
  28 tháng 09, 2014 04:23   Vũ Văn Chính trả lời:

  Thân chào mấy thằng ông ngoại.Tao đang theo dõi tới tình hình ở Ukraina và nhất là cái thằng IS hồi giáo cực đông ủa quên cực đoan. Quay qua sân trường thì thấy tụi bay lại “ khẩu chiến” với nhau làm tao nghĩ ủa ! không lẽ tụi IS có thằng đột nhập vào sân trường lẹ vậy sao ?.Nhìn kỹ lại thì hóa ra toàn bà con với nhau thôi nên tao thấy bực caí c..mình  ( xin lỗi vì sợ bị kiểm duyệt )quá đi , nên tao ngứa mồm phải nhảy vô cho có tụ.

1)    Chào mày thằng anh họ… xa của tao Vô Danh Hải Dzớ. Lâu quá không gặp mày nên tao thấy thắc mắc là dạo này mày hay nổi tính gắt gỏng quá , sáng nắng chiều mưa hồi nào không hay, không lẽ mày lại lây cái bệnh của Sơn Mập .  Tao rất đồng ý cái ý kiến của mày về quỹ TT ,mặc dù tao chỉ là thằng chuyên viết bậy bạ và trúng tùm lum chẳng ra cái quái gì. Mà cũng chẳng có được một cái đếch gì để anh em còn nhờ tới hay vị nể , nên tao không dám có ý kiến ý cò gì về cái QTT. Nhưng thấy mày đưa ra hai ứng cử viên sáng giá rất “hợp với dáng em”. Ai cũng đáng nể,nhưng tao lại “yêu” anh Đinh Trọng Tín hơn vì anh là người nho nhã và ăn nói dịu dàng ( đã có một lần anh “cả gan” điện về tâm sự mí tao cả gần tiếng đồng hồ),vả lại anh cũng đã một lần có kinh nghiệm trận mạc về cái QTT rồi.

 

         Khen anh Tín thì cũng không phải chê anh Hòa,nhưng bởi vì anh Hòa của em là người kín tiếng quá ,ít nói nhưng dám làm dám chịu. Tuy nhiên vì ít nói đôi khi nó lại có cái bất lợi là không biết cha này suy nghĩ cái gì , ra sao và vân vân và vân vân.không biết đường đâu mà rờ. Vì đã làm cái trọng trách cho cái QTT thì phải ăn to nói lớn,thậm chí có khi phải kêu gào thì anh em mới “sợ” mà nhào vô đóng góp ,chứ anh mà quá im lặng thì cái quỹ ..trống không cho coi.

 

          Bởi vậy cụ M ( em nghiêng mình kính cẩn chào cụ M , Longtime to see ) phải lên tiếng “nồ” một tiếng là giải tán thì anh em mới lên tiếng.

          Hải Dzớ à ! sao tao rầu mày quá ,mày cứ để ý tới mấy cái nick name của tụi nó làm chi,như tao nè cũng có một lô tên vậy,chú Định chẳng hạn ,thằng nào “yêu” tao thì nó kêu Chú Định ,thằng nào “ghét” thì nó không kêu. Mà tao cũng không quan tâm,nhiều khi có thằng gọi tao là chú định tao lại tưởng nó gọi ai chứ không phải tao,nên mày cũng đừng quan trọng hóa cái tên nghe mày. Cái này mày mới Vô Duyên chứ không phải tao.

2)     Đặng Dzinh , chào mày. Mày làm ơn trước khi quăng bom vào chỗ nào thì phải để ý để tứ chứ , con gái lớn đầu mà cứ ăn mặc thoải mái thì coi làm sao được ( ngày xưa mẹ tao là người Bắc hay nói như vậy,à quên mày là đàn ông). Tao thấy thằng Anh Dũng nó kêu gào mở cái mục viết về 50 năm vô Taberd mà tụi bay cứ viết cái gì đâu đâu thì làm sao tao dám vô. Xét ra thì mấy cái hình mày đưa vô cái thông báo này thì cũng chẳng có gì ghê gớm lắm đâu. Theo ý nghĩ riêng của tao thì đầu tiên mày cho an hem nghe cái bài Bạn Tao của nhạc sĩ nổi tiếng Sơn Mập là ý tốt,có vẻ như nhắc nhở tới những thằng bạn tao nên quan tâm tới nhau như nội dung ở trong bài hát.Vì mày không viết được nên lời ,chỉ thích quăng bom thôi.

           Sau đó , mày cho anh em nghe một tay chơi Piano trứ danh mà ngày xưa tao rất thích,gọi là nghe nhạc hòa tấu cho thư giãn và cảm xúc,làm cho anh em cảm thấy lâng lâng rất muốn tham gia vô cái..QTT.

           Nhưng cái Clip thứ 3 thì an hem tự nhiên thấy ..té giếng luôn. Vì tao nhớ không lầm là trước đây đã có đứa nào nó ca như vầy : Đừng xoa em đêm nay ,khi các con đã ngủ say ..”cho nên tuy đây là một bài lãng mạng và da diết nhưng nghe tới nó là lại nhớ tới cái thằng nào hát bậy bạ bữa hôm nào ( tao cũng không đàng hoàng cho lắm nhưng an hem khác họ lại khó chịu ). Mày dở hết sức , ý mày tốt mà cuối cùng vì nhào vô lộn chỗ nên ăn đạn là phải. Mày cứ tưởng tượng là giữa sân trường mày cho anh em nghe bản nhạc yêu đương thì anh em lại càng khoái,chứ nhè cái văn phòng Giám Học của frère Martial Trí là mày chết chắc. Rút kinh nghiệm nghe Dzinh,nên nhớ là đúng nơi đúng chỗ là ăn tiền. Dù sao tao cũng khoái mấy trái bom của mày,nói nho nhỏ là mày cứ quăng tiếp cho tao thưởng thức nghe,nhưng nhớ là CÓ CHỖ ĐỨNG nghe mày.

  


     3 ) Anh Dũng , tao “hầm” mày ghê gớm lắm đó nha,mày luôn luôn rình để gạch đít tao ,mày hãy đợi đấy tao sẽ gạch nát cái đít mày ra khi tao viết tới mục Ban Tao . Nhưng dù sao mày cũng là thằng tốt vì tuy gạch đít nhưng lại “can đảm” khen tao viết văn,mà hồi đó tới giờ có ma nào chịu khen tao đâu. Mày là nhà bình luận cực súc à quên kiệt sức lại lộn nữa ,kiệt xuất mới đúng,văn hay thơ tốt ,nho thâm mà hán(g) lại rộng ,ấy vậy mà lâu lâu mày lại chọc cho chúng chửi. Tao đã rút kinh nghiệm “đau thương” một lần rồi. Mày nói những thằng chơi sớm nên nó chẳng làm nên trò trống gì trong cuộc đời ,vậy tao hỏi mày mấy ông đứng đái đàng hoàng như mày thì có làm ông lớn gì trong cái xã hội Mỹ không ?,tao lục hoài mà cũng chẳng thấy ông ngoại nào có tên tuổi ,có chức vị đại khái như ..Chuẩn tướng Lê Xuân Việt chết cha lôn Lương Xuân Việt mới đúng. Mày nên nhớ là mày nói câu đó là làm “mũi lòng” nhiều thằng be lắm nghe mày . lại rút kinh nghiệm đau thương nghe mày.

 

         Mày có cái tật là hay lãi nhãi nhắc tới chiến công hiển hách của ông già mày cũng như tao, mấy cái này tụi nó cứ chửi tao hoài “ Biết rồi ,khổ nhắm,lói mãi”,bộ chỉ có mình ông già mày làm Tướng thôi sao? Tụi tao thằng nào cũng có dzậy!!!!. Nó chỉ chửi tao chứ không dám chửi mày vì bằng cớ là tao chưa thấy thằng nào dành chửi như sau : bộ chỉ có mày mới có ông già là thương phế binh hạng nặng hay sao, tụi tao cũng có dzậy!!!!.Nói vậy thôi chứ tao cũng quý trọng và ngưỡng mộ ông già mày lắm ,vì nước hy sinh thân mình. Nhớ nghen mày.

      

        Mày lại “chửi” tao là viết chuyện phòng the hạng nhất,và thâm cu bí sử mọi chuyện. Cái này thì tao nói thật nếu an hem không thích tao viết chuyện bậy thì tao sorry và đừng nên đọc,vì đọc thì hư cả người,nhất là lúc này về già mà hư người thì chỉ có chết.Nhưng tao thấy hình như anh em tuy không nói ra nhưng nhiều “ông Cố” vẫn cứ thích nói nhỏ : mày viết đi cho tụi tao đọc ,viết bạo lên cho chúng nó chửi hehe,đúng là xui trẻ ăn..cơm gà.

   

       Nói cho mày hay,tao thì dê từ hồi nhỏ ,tao cũng không có giấu giếm,lớn lên thì cũng đầy rẫy những quần hồng váy xanh bu quanh ,nhất là cái vụ hụt đi HO khi xưa.Người tao có sao thì tao nói vậy,tao chẳng sợ đếch gì đứa nào nói tao xấu,có điều khi tao viết về an hem nào đó với chuyện tình của họ thì tao đã được sự đồng ý và cho phép của họ.Vì đó là chuyện thật những kỷ niệm đẹp của thời trai trẻ có cái đếch gì đâu mà phải giấu với giếm. Bởi vậy tao thích mấy thằng ấy,nó thật tình chứ không đạo đức giả. Ai không chịu thì ĐỪNG CÓ ĐỌC CHUYỆN CỦA TUI,lại bực cái c..mình quá đi.

  

              Tao có vài hàng gởi tới tụi bay,nếu tụi bay còn cãi lộn nữa thì từ thứ 2 cho đến thứ 6 tới Quán KIM chơi Pặc-Co tay đôi với tao, tao NÓNG LẮM RỒI NGHE TỤI BAY ,tao quậy tưng cái quán KIM cho coi,lỡ có bể chén dĩa gì thì không lẽ thằng Bạn tao Sơn Mập nó lại lỡ bắt đền tao trả tiền. Nhớ nghe tụi bay,trừ thứ Bảy và Chúa Nhật thì để cho Sơn mập nó mần ăn chứ không thôi nó chửi tahy61 mẹ tao luôn. Thôi tao chẩu đây ,tụi bay cứ nằm suy nghĩ kỹ đi,tao mà đứng lãi nhãi là tụi nó bu vào hội đồng tao thì khổ cho thân tao .

  

       Tao

     Vô Duyên.

# 7165
  28 tháng 09, 2014 04:23   Thông báo - Vũ Văn Chính trả lời:
Chủ đề:

  Thân chào mấy thằng ông ngoại.Tao đang theo dõi tới tình hình ở Ukraina và nhất là cái thằng IS hồi giáo cực đông ủa quên cực đoan. Quay qua sân trường thì thấy tụi bay lại “ khẩu chiến” với nhau làm tao nghĩ ủa ! không lẽ tụi IS có thằng đột nhập vào sân trường lẹ vậy sao ?.Nhìn kỹ lại thì hóa ra toàn bà con với nhau thôi nên tao thấy bực caí c..mình  ( xin lỗi vì sợ bị kiểm duyệt )quá đi , nên tao ngứa mồm phải nhảy vô cho có tụ.

1)    Chào mày thằng anh họ… xa của tao Vô Danh Hải Dzớ. Lâu quá không gặp mày nên tao thấy thắc mắc là dạo này mày hay nổi tính gắt gỏng quá , sáng nắng chiều mưa hồi nào không hay, không lẽ mày lại lây cái bệnh của Sơn Mập .  Tao rất đồng ý cái ý kiến của mày về quỹ TT ,mặc dù tao chỉ là thằng chuyên viết bậy bạ và trúng tùm lum chẳng ra cái quái gì. Mà cũng chẳng có được một cái đếch gì để anh em còn nhờ tới hay vị nể , nên tao không dám có ý kiến ý cò gì về cái QTT. Nhưng thấy mày đưa ra hai ứng cử viên sáng giá rất “hợp với dáng em”. Ai cũng đáng nể,nhưng tao lại “yêu” anh Đinh Trọng Tín hơn vì anh là người nho nhã và ăn nói dịu dàng ( đã có một lần anh “cả gan” điện về tâm sự mí tao cả gần tiếng đồng hồ),vả lại anh cũng đã một lần có kinh nghiệm trận mạc về cái QTT rồi.

 

         Khen anh Tín thì cũng không phải chê anh Hòa,nhưng bởi vì anh Hòa của em là người kín tiếng quá ,ít nói nhưng dám làm dám chịu. Tuy nhiên vì ít nói đôi khi nó lại có cái bất lợi là không biết cha này suy nghĩ cái gì , ra sao và vân vân và vân vân.không biết đường đâu mà rờ. Vì đã làm cái trọng trách cho cái QTT thì phải ăn to nói lớn,thậm chí có khi phải kêu gào thì anh em mới “sợ” mà nhào vô đóng góp ,chứ anh mà quá im lặng thì cái quỹ ..trống không cho coi.

 

          Bởi vậy cụ M ( em nghiêng mình kính cẩn chào cụ M , Longtime to see ) phải lên tiếng “nồ” một tiếng là giải tán thì anh em mới lên tiếng.

          Hải Dzớ à ! sao tao rầu mày quá ,mày cứ để ý tới mấy cái nick name của tụi nó làm chi,như tao nè cũng có một lô tên vậy,chú Định chẳng hạn ,thằng nào “yêu” tao thì nó kêu Chú Định ,thằng nào “ghét” thì nó không kêu. Mà tao cũng không quan tâm,nhiều khi có thằng gọi tao là chú định tao lại tưởng nó gọi ai chứ không phải tao,nên mày cũng đừng quan trọng hóa cái tên nghe mày. Cái này mày mới Vô Duyên chứ không phải tao.

2)     Đặng Dzinh , chào mày. Mày làm ơn trước khi quăng bom vào chỗ nào thì phải để ý để tứ chứ , con gái lớn đầu mà cứ ăn mặc thoải mái thì coi làm sao được ( ngày xưa mẹ tao là người Bắc hay nói như vậy,à quên mày là đàn ông). Tao thấy thằng Anh Dũng nó kêu gào mở cái mục viết về 50 năm vô Taberd mà tụi bay cứ viết cái gì đâu đâu thì làm sao tao dám vô. Xét ra thì mấy cái hình mày đưa vô cái thông báo này thì cũng chẳng có gì ghê gớm lắm đâu. Theo ý nghĩ riêng của tao thì đầu tiên mày cho an hem nghe cái bài Bạn Tao của nhạc sĩ nổi tiếng Sơn Mập là ý tốt,có vẻ như nhắc nhở tới những thằng bạn tao nên quan tâm tới nhau như nội dung ở trong bài hát.Vì mày không viết được nên lời ,chỉ thích quăng bom thôi.

           Sau đó , mày cho anh em nghe một tay chơi Piano trứ danh mà ngày xưa tao rất thích,gọi là nghe nhạc hòa tấu cho thư giãn và cảm xúc,làm cho anh em cảm thấy lâng lâng rất muốn tham gia vô cái..QTT.

           Nhưng cái Clip thứ 3 thì an hem tự nhiên thấy ..té giếng luôn. Vì tao nhớ không lầm là trước đây đã có đứa nào nó ca như vầy : Đừng xoa em đêm nay ,khi các con đã ngủ say ..”cho nên tuy đây là một bài lãng mạng và da diết nhưng nghe tới nó là lại nhớ tới cái thằng nào hát bậy bạ bữa hôm nào ( tao cũng không đàng hoàng cho lắm nhưng an hem khác họ lại khó chịu ). Mày dở hết sức , ý mày tốt mà cuối cùng vì nhào vô lộn chỗ nên ăn đạn là phải. Mày cứ tưởng tượng là giữa sân trường mày cho anh em nghe bản nhạc yêu đương thì anh em lại càng khoái,chứ nhè cái văn phòng Giám Học của frère Martial Trí là mày chết chắc. Rút kinh nghiệm nghe Dzinh,nên nhớ là đúng nơi đúng chỗ là ăn tiền. Dù sao tao cũng khoái mấy trái bom của mày,nói nho nhỏ là mày cứ quăng tiếp cho tao thưởng thức nghe,nhưng nhớ là CÓ CHỖ ĐỨNG nghe mày.

  


# 7152
  24 tháng 09, 2014 17:29   Văn thơ - Vũ Văn Chính viết:
Chủ đề:

                  Tôi cũng kém may mắn không được như thằng bạn Lý Đức Thắng vào năm 1974.Nó quen em Yến Saint Paul ,và nó cũng có chị học ở Saint Paul nữa. Nó đi xem ciné với em, ngồi trên xe hơi nó được nghe bản nhạc “Heart Of Gold” (1974) trứ danh do chàng ca sĩ tài hoa Neil Young vừa hát vừa đàn và vừa thổi kèn Harmonica luôn. Nghe  hết  phần đầu tới khúc giữa intro lại phần đầu bài hát,bởi tiếng guitar hào hùng thì nó lấy hết can đảm   .  Cũng là lúc nó được “hân hạnh và sung sướng”  “mi” (hun)  và sờ..ti em Yến của nó. Và cái kỉ niệm đẹp đẽ của thời mới lớn ấy theo nó suốt mấy năm trời sau khi SàiGòn đã mất. Rồi tình cờ nó gặp em nơi đất khách quê người ở CaLi, những hình ảnh đẹp đẽ của em Yến ngày nào mà nó thầm nhớ từ bao lâu nay cũng không còn nữa,em bây giờ vừa mập vừa già dù em vẫn chưa có chồng. Nó thất vọng hoàn toàn và đành ca bài :“..Bao đêm cô đơn ,miên man với niềm thương nhớ. Suy tư âu lo,men thuốc đắng trên môi.Đã xót xa nhiều,mà sao nói không nên lời. Đành xin ôm trọn,mối u hoài trong tâm tư…( Biết Thuở Nào Quên-Tùng Giang).
                 Giáng Sinh Năm 1974 tại một party ở nhà một người bạn tên Khôi, ông này là ông anh họ của Lan , người về sau là vợ của Lê Xuân Việt. Cậu Cả Còm Đức Thắng cua được một em tên Nicole , học trường đầm thứ thiệt Marie Curie nên trông em còn hơn cả đầm nữa, em cũng là người Hoa nên hai cu cậu gặp nhau là kết nhau liền. Sau buổi party đó thì Cậu Cả Còm cũng nhanh chân  “đưa em đi tìm động hoa vàng..nhớ nhau “ ngay trong đêm Noel. Hai đứa cùng ca : 

                        “..Đồi êm êm ,cỏ im im, ngủ yên yên…Mời em lên núi cao thanh bình , cỏ non phơn phớt ôm chân mình…Cỏ hoang xao xuyến trên ngọn ngành,đỏ như trong giấc mơ lung linh,em ngoan như tình nồng,em bao la mịt mùng,em thơm như cỏ hồng em ơi.” ( Cỏ Hồng – Phạm Duy, đây là một bài tình ca trần tục,nhưng mà tục thanh, quá hay).

                         Ở động hoa vàng đi về , em Nicole thỏ thẻ và có trao lại cho Cậu Cả Còm cái miếng vải nho nhỏ hình tam giác màu hồng rất “dễ thương và gợi cảm”, gọi là cái kỷ vật để cho Cậu đem về làm “quỷ liệm” ( kỷ niệm) sau này còn nhớ đến nhau nữa chứ. Đúng là con gái trường đầm Marie Cút có khác. Tây ơi là tây! . Dính với nhau được vài tháng thì Cậu Cả Còm cùng gia đình vội vã đi tìm đường cứu nước, trước khi Sài Gòn bị đứt phim. Cả hai đứa xa cách nhau từ đó , chưa kịp nói câu giã biệt. Sau này Cậu chỉ biết tin là em Nicole đã lấy chồng Na Uy và định cư ở đó luôn.

                 Nghe Cậu Cả Còm kể lại kỷ niệm xưa , tôi bỗng nổi máu tò mò và hỏi cậu rằng , cậu có còn giữ cái “ quỷ liệm” ngày ấy  “ em sang sông cho (cậu) làm kỷ vật” hay không ? thì cậu trả lời tỉnh queo : 

                           -  Tao bỏ quên lại ở Sài Gòn gần 40 năm nay rồi. Mà ra đi tìm đường “cứu nước” muốn chết mẹ luôn , ai lại đem cái thứ quỷ yêu đó theo hả mày?.

                 Hay mối tình thơ mộng của Nguyễn Thế Hùng hay còn gọi là Hùng điện lực. Nó chơi với một thằng bạn học cùng lớp ở Taberd , ông này có cô em gái đang học ở trường Lê Quý Đôn. Ở tuổi mới lớn nên anh Hùng nhà ta cũng để ý cô em gái của thằng bạn ,mỗi khi đến nhà nó chơi ,và cả 3 cũng đã có nhiều kỷ niệm trong các cuộc đi chơi chung,thế rồi tình cảm cũng len lén đến tự bao giờ nhưng cả hai cũng “ tuy trong như đã,bên ngoài còn e” . Rồi cuộc đời bỗng thay đổi nhanh chóng và đột ngột , ngày Sài Gòn bị thất thủ , mọi sinh hoạt trong đời sống bị xáo trộn, sau một thời gian không liên lạc được thì Hùng ta nghe tin cô em gái năm nào đã rời bỏ đất nước ra đi , còn Hùng thì vẫn ở lại để “xây dựng” đất nước như bao nhiêu người khác.Làm sao quên được những kỷ niệm đẹp đẽ khi xưa mà lúc nào cũng nhớ canh cánh bên mình.Mãi cho tới khi tóc đã bắt đầu bạc, da đã muốn nhăn nheo ,con cái thì đã lớn. Hùng nhà ta mới tình cờ liên lạc được với thằng bạn học năm xưa, và cũng là thằng anh của cô bé năm nào. Thế rồi vào mùa xuân 2014 , Hùng mới bồi hồi gặp người em gái khi xưa trong niềm hạnh phúc vô bờ vì những kỷ niệm cũ một thời sống lại. Khác với ông Lý Đức Thắng đã từng thất vọng với cô em gái khi xưa. Riêng Hùng vẫn giữ nguyên cảm xúc của thời  mới lớn, chỉ có điều bây giờ ai cũng đã có gia đình ,và kỷ niệm thì mãi mãi vẫn là những kỷ niệm , dù đẹp hay xấu vẫn nằm mãi trong trái tim, cho dù “một trái tim khô,một trái tim mùa đông..”.

                Thuở ấy nghe nói Sơn Lai có đứa em gái tên Kim nhìn cũng dễ thương lắm ,mà trong lớp ít có đứa biết,chỉ khi nào đến nhà nó chơi như thằng Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Bảo Thạch hay nhạc sĩ Trần Thanh Tùng thì mới thấy “choáng váng” trước dung nhan cô em gái của Sơn Lai. Thằng anh nhìn nó lai đẹp thì chắc cô em cũng lai..xinh. Chỉ tiếc là chả có ông nào xơ múi gì được,chắc là ngại khi phải gọi thằng Sơn Lai là anh,và cũng có khi thấy em còn nhỏ quá nên đâu dám giỡn mặt. Riêng Sơn lai khi vừa lớn lên nó cũng kịp có hai cuộc tình của thời mới lớn.Em đầu tiên nó quen là em tên Hoàng học trường Thiên Phước,nhà em ở đường Nguyễn Phi Khanh , Tân Định. Một bữa em rủ nó về nhà em chơi,hai đứa đang đứng nắm tay nắm chân “âu yếm” ở trước nhà ,thì bỗng có hai thằng “cô hồn” trong xóm ở đâu lù lù đứng chặn ngay trước con hẻm cụt,Sơn Lai vừa cầm tay em vừa run thầm : Bỏ mẹ rồi,đây là hẻm cụt lỡ nó oánh thì biết chạy đâu cho thoát,mặc dù Sơn Lai cũng võ nghệ đầy mình mà mỗi khi vào trường nó hay “nồ” bạn bè ,nhưng rừng nào cọp nấy lỡ tụi nó kêu “viện binh” trong xóm ra thì chết chắc. Không hiểu sao hồi ấy xóm nào mà có con gái đẹp thì y như rằng lại có thêm mấy thằng “cô hồn xóm” rảnh rỗi hay đứng canh me mấy thằng lạ mặt từ đâu đến đây cua gái của xóm nó vậy.

                 Thấy không ổn nên em bảo Sơn Lai đi về để em ra “thương lượng” với 2 anh “cô hồn”. Không biết em thương lượng ra sao mà mỗi lần Sơn Lai tới thăm em ,là cứ bị 2 thằng cô hồn hăm đòi đánh: “thấy mẹ mày luôn”. Nản quá nên Sơn Lai đành bỏ cuộc chơi giữa chừng thôi.

                 Em thứ hai nó quen là em Xuân Lộc , em này cũng học trường Tây ra,nhà em là đại lý bán kem đối diện với rạp ciné Kinh Đô cũng nằm trên đường Hai Bà Trưng. Em rất tây nên em ăn mặc cũng ..thoáng như tây luôn,hình như em là Mai Liên à quên Miên lai nên da em cũng ngăm ngăm đen. Dưới con mắt của Sơn Lai thì trên vóc dáng em cái gì cũng tròn tròn ( ý nói là em có da có thịt). Đã vậy em còn nổi tiếng là chuyên đi xe đạp Mỹ và lúc nào cũng mặc cái rốp ngắn ngồi nhỏng cái phao câu lên ,ngắn đến nỗi lòi cả.. “miếng vải nho nhỏ”  ở  bên trong luôn. Cũng chính vì điều này làm Sơn Lai nhà ta khoái tít mắt,nên nó canh me và chạy tò tò theo làm quen em ngay trên đường , sau này nó còn tò mò để ý cứ mỗi ngày cái “miếng vải” ấy một màu khác nhau nữa . Một bữa em cũng rủ nó về nhà em chơi, vừa vô nhà thì đụng ngay thằng anh “hắc ám” của em ,nó đứng kên xì-po Sơn Lai lại còn đòi đánh nữa chứ,nó nhất định không cho Sơn Lai cua em gái nó.Thằng anh thì hùng hổ nhưng con em thì lại đứng ra bênh anh Sơn Lai .Tội nghiệp Sơn Lai nó không hiểu sao nó cua gái mà gặp mấy thằng “cô hồn”,thằng nào cũng đòi “đục” nó là sao vậy?. Ai biểu nó đẹp trai hơn tụi nó làm chi???.

                Một lần nữa Sơn Lai cũng đành rũ áo ra đi. Hồi sau này qua Pháp ,không biết nó mầy mò ra sao mà liên lạc được em Xuân Lộc ,lúc này em đang ở trên đất nước Canada lạnh giá. Nó viết thư cho em chừng 10 lá thư tình, hai đứa cũng hứa hẹn một hai lần gì đó.Nhưng nó thấy em chảnh quá,đã vậy còn buột miệng chê nước Pháp nghèo quá nên Sơn Lai tự ái và cắt đứt tơ lòng thòng ngay từ đó,đó là khoảng năm tám mươi mấy.Đây là hai kỷ niệm đáng nhớ của Sơn lai của thời mới lớn ngày ấy “…ngây dại đủ điều đắng cay..”.

                 “Ngu ngơ” và “khù khờ” như tôi mà cũng may mắn có 2 cuộc tình hầu như cùng một lúc ,đó là vào năm 1974 lúc tôi vừa rời Taberd. Em thứ nhất tên là Mai học chung lớp với tôi ở trường Lê Bảo Tịnh .Lúc đầu gặp em tôi hay hát vu vơ cái bài Mai của nhạc sỹ Quốc Dũng cho em nghe,đã vậy lại còn hát sửa lời :” Mai ! Tui đã yêu em thật rồi,Tui đã hôn em vài lần,một tình yêu quá hung hăng..”,cứ ghẹo tới ghẹo lui vài lần rồi tán tỉnh em,thế mà em lại chịu mới là hay chứ ( Sau này khi thân nhau rồi em mới nói cho tôi hay ,là nhờ cái mác tôi học ở trường Taberd ra và tôi lại có cái máu hài hước nên em thích,chỉ có vậy thôi).

                 Sau này tôi còn gọi tên em là Mai Mô (mô ở đây là mô-đen) và cà rỡn mô tả em rằng : mình Mai mũm mĩm , mắt Mai mơ màng,mũi Mai mô,miệng Mai..móm mém,má Mai mịn màng …rồi sau này còn thêm : mông Mai mọc mụn( bởi vì em hay mọc một cái mụn nhọt ở mông, có một bữa tôi ghé vào nhà em chơi nhân lúc cả nhà không có ai,thấy em lom khom đứng chổng mông nấu nồi cơm trên bếp thấy dễ ghét quá,thế là tôi dơ tay vỗ vô cái mông em một phát. Ai dè em la lên chói lói,tôi không hiểu vì sao nên gặng hỏi em, cứ ấp úng rồi đỏ mặt mãi cuối cùng em mới chịu “xì” ra là em một cái mụn nhọt vô duyên chưa từng thấy,tự nhiên nó trú ngụ trên cái mông xinh xắn của em.Tôi nham nhở năn nỉ đòi khám cái mông em xem cái mụn nhọt nó to hay nhỏ mà em cứ giẫy nẩy : Đừng anh,anh mà “gờ” vô là em “gung gung” liền.Em là người Nam nên cái giọng của em hay nói chữ R thành chữ G,lúc đầu tôi hơi khó chịu nhưng lâu ngày nghe mãi cũng thành ra quen.Có lúc nghe cũng dễ thương nữa,như có lần em thì thào trong lúc đi xem phim : mỗi lần anh hun em là em thấy “gung gẫy” và “gụng gời” tàng thân.

                 Mai Mô tuy không đẹp nhưng nhìn cũng dễ thương, có điều em điệu đàng quá,điệu tới mức chảy ra nước luôn. Từ cái lối đi mà tôi kêu là đi điệu Slow mùi ,cho tới cái lối nói kéo dài ra và cả cách ăn mặc. Mỗi lần rủ em đi chơi là phải đứng đợi cả 2 tiếng đồng hồ dưới cái nắng chang chang ở ngay đầu ngõ nhà em thì em mới chịu rời bước chân đi ra khỏi nhà. Thì ra em phải bận trang điểm,em trang điểm đậm lắm nhất là cặp môi móm mém và đỏ loét của em. Đỏ tới nỗi mỗi lần 2 đứa từ trong rạp ciné chui ra là tự nhiên cái mỏ của tôi ,cả trên má và trên trán ,nó cũng đỏ loét và nhòe nhoẹt dấu son môi,mà lần nào cũng y chang như vậy.

                 Có lần em đòi tôi đưa về nhà tôi chơi,gặp ngay maman cũng vừa đi công chuyện về. Măng không nói gì nhiều chỉ ngồi ngó lom lom em Mai Mô,và đợi tới lúc tôi đưa em về nhà xong thì măng mới nói “nhỏ nhẹ nhưng chết người” : Dẹp ngay tức khắc con bé nghe mi,mày mà lấy nó về nội cái chuyện nó điệu tới điệu lui cũng đủ mệt rồi. Mà mày cũng không in đủ tiền để cho nó đi thẩm mỹ viện mỗi ngày đâu nghe con. Ngồi nghe măng nói mà tôi cũng bắt đầu hơi nản rồi. Vả lại tụi tôi học cùng trường cũng có nhiều bất tiện. Trường dòng Lê Bảo Tịnh nằm trong một con hẻm rộng trên đường Trương Minh Giảng ( bây giờ là đường Lê Văn Sỹ). Con hẻm dài cũng cỡ 100m ,trước cổng trường có mấy quán bán chè và nước ngọt,nơi đây cũng là chỗ đóng đô của mấy thằng chuyên cúp cua ,bỏ học đến đàn đúm để ghẹo gái những lúc tan trường. Mà em Mai Mô là một tâm điểm để cho chúng chọc ghẹo,thấy sợ nên em cũng nhờ tôi đưa đón em đi học về. Mỗi lần chở em ra khỏi cổng là tôi thấy..gun gun ( nhái cái giọng của em) vì sợ tụi nó kiếm chuyện và gây sự. Nên gần cuối niên học năm 74 thì tôi và em chia tay nhau.

                 Chia tay nhau , thấy trong lòng “trống vắng” tôi lại theo thói quen cứ chiều thứ bảy cỡi chiếc xe Honda Pc 50 màu xanh dương , ra cái chỗ quen thuộc ngày nào là  dưới hàng cây cổ thụ , gần trường Saint Paul đứng ngóng mà không biết mình ngóng ai đây. Thật tình thì tôi cũng không thích mấy cô Saint Paul cho lắm , mặc dù Saint Paul và Taberd là hai trường thân thiết nhau lắm. Có lẽ vì đồng phục màu xanh dương của các cô Saint Paul nó không thướt tha và duyên dáng như chiếc áo dài màu hồng lợt của các cô Thiên Phước. Hay gợi cảm và quyến rũ của chiếc áo dài màu trắng của các cô Trưng Vương và các trường khác. Tôi nghe nói các cô học trường các Soeur thường “nghiêm chỉnh” lắm ,khó mà “ đưa em về dưới mưa, ép em vô gốc dừa,áo em bùn lưa thưa..” lắm. Đang đứng mơ màng thì bỗng có một tà áo dài của một cô Trưng Vương khung cửa mùa thu đi tới,với mái tóc dài thướt tha bay trong cái nắng trưa rực rỡ cùng với cái dáng đi nhẹ nhàng và kiêu sa . Tôi bỗng thấy say nắng và “ngẩn ngơ,ngẩn ngơ..”, em đi đến một cái gốc cây vắng vẻ và lặng lẽ đứng đợi người nhà đến rước ,chiều nào cũng vậy. Phải mất đúng 6 tháng hay hai mươi mấy cái buổi trưa đứng gạ gẫm và tán tỉnh ,chưa kể hút cả núi điếu  thuốc lá đến độ vàng cả hai ngón tay , 3 lần cảm mạo vì đứng dưới mưa chờ em , suýt nữa bị bệnh lớn tim vì có những lúc không thấy bóng dáng nàng ra đứng ở cỗ cũ như mọi khi , thì tôi mới quen được nàng.  Sở dĩ tôi không dám đến đứng trước cửa trường để ngóng em tan trường ra về là bởi cái lũ học sinh nam Võ Trường Toản ở gần đó . Trường công Võ Trường Toản nằm phía trên trường công Trưng Vương nên nơi đây dĩ nhiên là giang sơn của dân Võ Trường Toản rồi. Thằng nào học ở trường khác ( nhất là trường nhà giàu Taberd) vô đây mà trồng cây si mấy em Trưng Vương thì coi chừng ăn đòn oan mạng. Sau này thân nhau rồi nàng mới tâm sự, nàng thích tôi là vì tôi học ở Taberd ( sao mà cũng lại giống em Mai Mô thế),nơi mà cô nàng cũng có thằng em học ở đấy. Đây cũng là một điều hơi lạ ,vì thời ấy những trường công thường thường họ không thích những trường tư ,nhất là cái trường công tử bột con nhà giàu như mấy ông Taberd . ( Đây cũng là ý kiến nhận xét riêng của tôi thôi,chứ khi gặp tiếng sét ái tình thì chơi xả láng sáng về sớm).

                 Em tên Công Huyền Loan,nghe cái tên thôi cũng đủ biết em thuộc dòng dõi hoàng tộc xứ Huế rồi,hay cũng thuộc típ trâm anh khuê các rồi. Tôi cũng khoái cái giọng Huế ,nghe nhẹ nhàng mà thanh thoát tựa như chim hót. Nhưng sau này tôi lại không thích con gái Huế , vì họ “nghiêm” quá mà tôi lại là thằng hay nghịch ngợm táy máy chân tay. Quen em Loan được gần 1 năm mà chỉ rủ em đi chơi đúng có 3 lần, cuối tuần nào tôi cũng rủ em mà em cũng chỉ hỏi : Răng chừ đi mô rứa ?,thôi Mạ em la,hổng được mô,ở nhà nói chuyện như ri thì vui hơn. Mỗi lần tới nhà em ngồi chơi thì y như rằng có Mạ em cứ đi tới đi lui , lâu lâu lại khẽ ho lên một tiếng rồi ra ngồi chình ình ngay trước mặt để đọc báo , thì tôi còn tán tỉnh và vui cái nỗi gì nữa.

     

              

# 7151
  24 tháng 09, 2014 17:22   Văn thơ - Vũ Văn Chính viết:
Chủ đề:


                        Tôi cũng lấy làm tiếc vì đã bỏ trường ra đi khi gia đình gặp biến cố mà không được ngồi lâu hơn nữa cùng với các bạn trong ngôi trường thân yêu của mình. Để mỗi buổi sáng sớm trước khi vào trường có thể ghé vào khu cà phê vỉa hè trên đường Nguyễn Du,ngồi nhấm nháp ly cà phê nghe giọng ca quyến rũ của Terry Jack với bài :Season in the Sun và bài : If you go always trứ danh vào năm 1974.     Hoặc The Marmalade với bài : Reflections Of  My Life với đoạn solo guitar buồn thảm ở giữa bài của năm 1969.      Nghe giọng mượt mà mê mẩn của anh chàng xấu trai người da đỏ Lobo với : I’d Love You To Want Me ( 1972) và bản: How Can’t  I Tell Her ( 1974).       Hay cái giọng nhừa nhựa của ca sĩ John Fogerty thuộc ban nhạc CCR ( Creedence Clearwater Revival ) với bài Have You Ever Seen The Rain và bài Who’ll Stop The Rain , mà ngày ấy có lời đồn cả ban nhạc đã chết trong một vụ tai nạn máy bay, nhưng không phải vậy , vào năm 1974 họ xuất hiện và cho ra bản nhạc Someday Never Comes làm nức lòng giới trẻ hâm mộ , nhưng rồi sau đó họ lại thật sự tan rã).  
                                        
                 Điếu thuốc cắm hờ hững trên môi và nhìn khói thuốc ,rồi thả hồn vào giọng ca liêu trai Christophe với bài : Les Paradis Perdu buồn bã và Les Amoureux Qui Passent( 1973 ) nồng nàn với ca khúc :Je Suis Parti.       Hay thần tượng trẻ tuổi ca sĩ Pháp mới nổi không kém gì Christophe , mà có cái tên giống Ăng-Lê : Art Sullivan rên rỉ nỉ non với bài : Sans Toi hay : Adieu Sois Heureuse ( 1974 ) .     Rồi mơ màng tập tành làm người lớn. Mơ những câu chuyện tình thật đẹp sẽ đến với mình y hệt như trong những cuốn phim tình yêu thời thượng lúc bấy giờ. Thích bắt chước những nhân vật trong những cuốn phim ấy. Lúc cuốn phim tình cảm  Love Story do hai diễn viên Ali MacGraw và Ryan O’Neal thủ vai mới ra lò ( hình như vào năm 1970 hay 71 gì đó ), phim kết thúc với cái chết của cô gái trong phim thì mọi người đi xem phim ở trong rạp buồn muốn rơi lệ, nhất là các cô bé .Có thể nói đây là một cuốn phim mà học sinh Taberd rất thích và là cuốn phim thần tượng của các ông thanh niên mới lớn thời bấy giờ.Phim đã hay mà nghe nhạc phim do nhạc sĩ Francis Lai sáng tác cũng hay không kém bởi giọng ca truyền cảm của Andy William . Có một thời tôi lếu láo ngửa cổ mà rống lên rằng : “Đời không biết yêu,thì sống làm chi,chết… mẹ cho rồi…”. 

                 “What the hell makes you so smart?” – I asked “ I wouldn’t go for coffee with you” – She answered “ Listen-I wouldn’t ask you” That, “She replied “ is what makes you stupid” . Đó là vài câu thoại khi 2 người gặp nhau lần đầu trong thư viện , khởi đầu cho một câu chuyện tình đẹp và rất buồn.Và đó cũng là một trong những kỷ niệm khi tôi còn học ở Taberd.

                  Còn nhớ khi coi cuốn phim Romeo&Juliette của đạo diễn Franco Zeffirelli, do hai diễn viên rất đẹp đôi là Olivia Hussey( Juliette) và Leonard Whiting (Romeo) đóng.     Trên cổ  Juliette thường đeo sợi dây ngắn với cây thánh giá trên cổ, thì ngay lập tức nó trở thành món thời trang phổ biến rộng rãi của nam thanh nữ tú Sài Gòn. Hay mái tóc dài rất đẹp của Leonard Whiting. Ở cái tuổi mới lớn , tôi cũng không còn có dịp vào những buổi trưa hay buổi chiều thứ bảy,đứng lóng ngóng  trước cổng trường hát lẩm nhẩm câu : “ Em tan trường về ,đường mưa nho nhỏ …” và đứng thơ thẩn ngắm tà áo dài màu xanh dương tha thướt của các nữ sinh Saint Paul hay tà áo dài hồng tươi thắm của nữ sinh Thiên Phước,để tưởng tượng ra cho mình một mối tình thơ mộng đầy lãng mạn nào đấy. 

                 Trường nữ Saint Paul và nữ Thiên Phước là 2 trường của các Ma Soeur thành lập và phụ trách , cả 2 được xem như là trường “bồ bịch” thân thiết của trường Taberd trong những dịp lễ lớn,như góp phần giúp vui văn nghệ ,ca hát hay nhảy múa như trong dịp lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Taberd (1874 – 1974 ). Những trường này cũng là nơi phần đông có các bà chị hay em gái của mấy ông Taberd học ở đấy.Phải nói là không ngoa , khi nhắc đến những hoạt động của Taberd là người ta lại nhớ đến Thiên Phước và Saint Paul. Trường Thiên Phước nằm bên cạnh nhà thờ Tân Định trên đường Hai Bà Trưng nhộn nhịp và tấp nập người đi lại, nên cũng khung cảnh cũng không thơ mộng cho lắm,chỉ có tà áo dài hồng lợt thướt tha và quý phái tung bay mỗi sáng và trưa là còn quyến rũ các gã trai tơ mới lớn. Trường Saint Paul thì lại khác,nằm trên đường Cường Để ( bây giờ là đường Tôn Đức Thắng ) với hai hàng cây cổ thụ to và cao vút lên trời cao dọc hai bên đường, rất yên tĩnh và thoáng mát. Trường có ngôi nhà thờ xây theo kiến trúc của Pháp nên nhìn rất nguy nga và ấn tượng,ngoài ra bên cạnh là tu viện của các Soeur ,nơi đây ngoại trừ có việc gì cần thiết thì đàn ông mới được vào ,còn không thì cũng chẳng có bóng dáng anh nào lảng vảng nơi chốn tu hành của các Soeur. ( Mãi sau này ,năm 2011do có frère Giám Học Marcien Luật của tụi tôi từ Mỹ về thăm em của frère là Soeur Lệ đang nghỉ hưu ở đây,nên tụi tôi và các lớp đàn em khác mới được vào khu riêng biệt này. Tu viện có hai cổng ,một cổng nằm trên đường Cường Để ,còn cổng tu viện thì nằm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm ,gần trường nữ Trưng Vương lừng danh ngày ấy,con đường nhỏ này cũng đẹp và thơ mộng lắm,vẫn hai hàng cây cổ thụ to cao ở hai bên đường,gần đấy còn có Thảo Cầm Viên rợp bóng mát nữa nên đây là một trong những con đường đẹp của Sài Gòn). Chính vì thế mà bác Phạm Duy mới cảm hứng sáng tác ra bản nhạc bất hủ Con Đường Tình Ta Đi “…Hỡi người tình Văn khoa ,bóng người trên hè phố. Lá đổ để đưa đường ,cho người tình Trưng Vương…”  , mà bọn học sinh chúng tôi thời ấy rất thích và học thuộc lòng , chỉ sau bài Ngày Xưa Hoàng Thị đầy tuyệt vời.

                 Thỉnh thoảng vào những buổi trưa hàng ngày hay nhất là vào trưa thứ bảy cuối tuần, dưới bên hai hàng gốc cây là những “cây si” đứng kiên nhẫn lặng lẽ chờ người yêu ,hay đứng lơ đãng ngắm những áng mây bay lờ lững trong nắng rồi nhìn những tà áo xanh blues ( của trường Saint Paul) xen kẽ với những tà áo trắng ( của trường Trưng Vương ) tung bay trong nắng trưa lung linh trên con đường bụi mờ , cũng có những ông chưa đủ tuổi yêu , hay bị đám con gái chọc quê : “ Anh còn nhỏ lắm anh ơi” cũng tập tành ra đây đứng lóng ngóng đợi mà không biết ngóng đợi ai nữa , và khe khẽ hát câu : Buổi sáng tan chuông tà áo trắng (hay xanh) ngập đường , mình anh chơ vơ chờ em trước cổng trường..( Bên Nhau Ngày Vui – Quốc Dũng ). Thật tiếc là con đường nằm trước cửa trường Saint Paul không có hàng phượng vĩ thắm đỏ trong ánh nắng trưa lung linh ,hay bay phất phơ trong cơn gió thoảng của trưa mùa hè. Để cho những gã trai mới lớn đứng thơ thẩn lẩm nhẩm câu : “..Anh trao vội vàng,chùm hoa mới nở,ép vào cuối vở muôn thuở còn thương,còn thương… ( Bài thơ Ngày Xưa Hoàng Thị (Ngọ) của nhà thơ Phạm Thiên Thư ,người mà từng cho bài thơ lừng danh này chỉ là những kỉ niệm dĩ vãng,mối tình thoảng nhẹ vu vơ của thời trai trẻ. Và cũng nhờ bàn tay “phù thủy” của  bác Phạm Duy phổ nhạc nên bản nhạc cũng trở nên bất tử qua mọi thế hệ ). Tôi cũng chẳng có một mối tình nào với một “em” Saint Paul ,mặc dù thỉnh thoảng cũng chịu khó len lén ra đây đứng ngóng mà không biết ngóng ai vào mỗi chiều thứ bảy!. 

# 7130
  19 tháng 09, 2014 08:52   Văn thơ - Vũ Văn Chính viết:
Chủ đề:

                      Đôi khi có những trường hợp mà tôi thấy cũng khó hiểu,như tôi thấy có những thằng bạn đang cùng ngồi lớp học với mình,thế mà năm sau nó đã chễm chệ nhảy một lớp và là đàn anh của mình. Hay như bản thân của tôi ,mỗi lần đi trễ không kịp vào trường ,đành phải đi về nhờ mẹ của thằng Việt Dzũng xin phép dùm,chỉ cần nhắc máy alo một tiếng là xong.
                                                                    
                     Hay có những ngày đau ốm,bố thì miệt mài đi chống “xâm lăng” ở nơi xa xôi,mẹ thì bận buôn bán để lo cho hai thằng con yên tâm ngồi học ở cái trường đứng nhất nhì Sài Gòn này,thế thì còn giờ đâu mà viết thư hay đích thân đi đến trường , chi bằng nhấc phôn lên là tiện nhất. Nhất định những câu chuyện như trên phải là sự cả nể và quen biết giữa gia đình và nhà trường , thì mới dễ dàng được ưu ái như vậy .Taberd đa số là các con ông lớn ,các ông thương gia thứ bự ..nên đôi khi phôn tới cũng phải nhắc đại khái : Thưa các sư huynh ,tôi là phu nhân của..hay tôi là…thì các frère mới nhớ ra và vui lòng chấp nhận. Còn ngoài ra thì phải viết đơn xin phép nghỉ học hay đích thân tới trường xin phép. Nhưng đó là những chuyện của người lớn,vì ngày ấy tôi còn nhỏ nên cũng chẳng quan tâm gì đến.

                     Nói chung ,quen biết hay gởi gấm cũng chỉ chiếm 20% ,còn lại 80% là người được gởi gấm có trụ nổi và có thực lực học tập để được ngồi lâu ở Taberd hay không là chuyện khác nữa. Ngay như con của hai ông Tonton và phó Tonton thời xưa ,chỉ vì đánh nhau mà phải cuốn gói ra khỏi trường cấp kỳ luôn. Hay ông em ruột của frère An Phong vì ỷ thế hỗn láo với thầy cô,sau khi được thưởng thức mấy cái tát tai rực lửa và cũng  mau mau cuốn gói ra khỏi trường luôn , nói chi những tay phá phách mà có bố mẹ làm phó thường dân Nam Bộ thì khỏi nói rồi, ale parti sans retour liền tù tì.  Tôi cũng phục các ông bằng những nỗ lực của mình,ngồi liền tù tì từ cái lớp 11eme cho đến tận khi Sài Gòn bị đứt phim. Riêng cái thằng Sơn Lai ,tôi cũng phục nó sát đất luôn. Nó thường thật thà “khoe” là đi học nó được các “quới nhân” như ông Vĩnh Chúc,ông Nguyễn Quốc Việt hay “tận tình” chỉ bảo bài vở cho nó copie ,thế mà nó cũng tà tà ngồi một lèo 11 năm ở Taberd ,đúng là chỉ có Trời mới hiểu nổi mà thôi hehehe. 

                      Tôi cũng có một câu chuyện xin kể dành cho hai ông Thắng và Dũng  và các bạn Taberd 76 nghe:
                      Ngày ấy có hai ông bạn thuộc dạng cao cấp và là “thứ dữ” cùng chiến đấu chống  xâm lăng quyết liệt , thường sát cánh bên nhau.Và sau một trận tàn khốc và oanh liệt nhất vào năm 1971,thì cả hai ông cùng được khen thưởng và lên một cấp cao hơn trong cuộc đời chinh chiến. Sau khi được thăng thưởng ,thì một ông vẫn tiếp tục ở lại chống xâm lăng,còn một ông nhờ có quen biết với cấp trên nên được thảnh thơi về thành phố an dưỡng ,khỏi phải ra mặt trận vừa xa xôi vừa chết chóc. Từ đó hai người bạn đã từng chiến đấu bên nhau ngày nào nay tạm xa nhau mỗi người một nơi.

                      Rồi thời gian trôi qua lững lờ ,bỗng đùng một cái , ông ở lại chống xâm lăng vì ở một tình thế ngàn cân treo sợi tóc,một mình mà chống tới 30 thằng mà thằng nào cũng được trang bị vũ khí tới tận răng. Ông có hai em ét-cọt thuộc loại chiến , võ nghệ đầy mình có thể cùng ông chống lại 30 thằng địch để làm chậm thế trận và chờ viện binh tới tiếp cứu. Nhưng vô phúc thay ! một em đã bị “dụ dỗ” nên em nó phản phé ông mà mau mắn buông vũ khí và “hân hoan” chạy về trong vòng tay “âu yếm” của địch . Còn một em thì quyết liệt chống cự tới cùng cho tới khi bị bắt làm tù binh, thế là còn lại trơ trọi một mình ông , lâm vào tình thế nghiệt ngã ,đó nên ông chuyển sang chiến thuật rút lui để bảo toàn lực lượng. Xui cho ông là ông rút lui không đúng lúc , xếp ông thì bảo bằng miệng : “ ông cứ toàn quyền quyết định” , tới chừng ông rút thì  ông bị thượng cấp nổi trận lôi đình vì ông bất tuân thượng lịnh , hỏi ông xếp “đáng kính” của ông thì xếp lắc đầu Nô Nô lia lịa : “ ai ra lệnh hồi nào đâu? Văn bản đâu?” làm ông chưng hửng và thất vọng não nề đến không ngờ. Hậu quả ông lãnh đủ một mình và bị “Ông Lớn” tước hết mọi quân tịch và tống giam ông vào an dưỡng ở biệt thự :Chí Hòa phủ. Còn gì đau khổ hơn khi mà một thời chinh chiến lẫy lừng nơi trận địa,vừa mới được thăng thưởng chưa bao lâu thì cũng bị chính người thượng cấp năm nào gắn lon thăng chức ,nay cũng chính tay người đó lại lột lon ông xuống. Đúng là oan khiên.Nhưng ông cũng vẫn không oán hận gì cuộc đời, mà chỉ cho mình do cái số không may mà thôi.Ông thích nhất câu hát :” Khóc ,cười theo vận nước nổi trôi..”.

                      Vào ngụ ở biệt thự Chí Hòa phủ thì có một điều làm ông thấy buồn và thất vọng hơn ,khi thấy ông bạn thân khi xưa cùng chiến đấu chống xâm lăng quyết liệt với ông,ông ấy cũng cùng cư ngụ với ông ở biệt thự Chí Hòa Phủ này, với cái tội danh nhục nhã là : buôn lậu. Hai ông bạn thân ngày nào sau một thời gian xa cách nay lại trùng phùng gặp nhau ở nơi đây, với hai hoàn cảnh khác nhau và cùng chịu chung một số phận như nhau. Đau xót thay ! một ông vì lý tưởng chống xâm lăng và bị oan khiên,còn một ông thì sa ngã bởi đồng tiền tội lỗi. 
                        Gặp bạn cũ,ông chống xâm lăng cũng không nỡ trách móc hay giận hờn gì người bạn thân “lầm đường lạc lối” năm nào. Ông chỉ lắc đầu và lẩm bẩm đủ để cho một mình ông nghe : “ Cái thằng thật tệ, khi xưa ở rừng xanh núi đỏ chống xâm lăng thì là người hùng khí khái. Mới về thành phố một thời gian thì đã trở nên hư hỏng mất rồi.” Nói xong ông lại thở dài và buông ra một câu ngắn gọn : C’est la vie. Đối với ông cuộc đời là thế ! nó giống như bề mặt và bề trái của bàn tay, chuyện gì cũng có thể xảy ra được và nên chấp nhận những điều ấy. Riêng tôi,tôi chưa học được ở nơi ông cái tính chịu đựng và vượt qua những nỗi khổ của cuộc đời. Tôi còn “hăng máu” với cuộc đời với bạn bè lắm. Và cũng mong sao bạn bè cũng đừng giống như tôi. Hãy chấp nhận và chịu đựng vượt qua những thách đố oan khiên của cuộc sống “ Dù đời còn nghe cay đắng,dù đời bạc trắng như vôi”. Vì Đời Là Thế. Viết tới đây tôi lại nhớ tới bài nhạc Tình Bạn ( You’ve  Got A Friend ) của Carole King .

  
# 7128
  19 tháng 09, 2014 07:34   Văn thơ - Vũ Văn Chính viết:
Chủ đề:

                              Nhân chuyện bắn bì và người chị vô danh của bạn Ngô Xuân Thiện, tôi cũng xin kể cho mọi người nghe về chuyện bắn bì của lớp bảy 8 ngày xưa.

                              Tôi còn nhớ rõ vào năm đó như là dịch chơi bánh bì, mặc dầu nếu " trúng đạn " thì đau điếng, nhưng Be ta lại ham chơi mới chết chứ. Ra chơi chia 2 phe rượt đuổi bắn nhau chí chóe, dường như chưa đã, vô lớp... bắn tiếp. Cứ hể thầy cô quay lên bảng là đạn bay chéo chéo. Lớp bảy 8 chia làm 2 phe, phe ngồi phía ngoài đường Hai bà Trưng do Lâm Thế Hùng thủ lĩnh, phe ngồi phía trong do Ngô Tấn Quang cầm đầu. Tham gia chơi bị trúng đạn thì ... đáng đời đi nhưng có những Be không chơi cũng trúng đạn oan, oái oăm là đa phần không chơi lãnh đạn nhiều hơn vì kẻ chơi nó để ý bên kia bắn qua nó né, cỏn ông không chơi thì ăn đạn giùm. Bắn miết, trúng đạn miết, rồi nổi nóng, vừa bắn vừa đấu võ mồm. Cuối cùng 2 phe hẹn nhau ra trước nhà thở Đức bà.... thanh toán. Be ta hùng hổ là thế, nhưng ... hiền khô à, hẹn ở nhà thờ vậy chứ lúc... ra sân chỉ còn có 2 thủ lĩnh Lâm Thế Hùng và Ngô Tấn Quang đấu với nhau mà thôi, các Be mình chưồn hết về với ...má. Hai ông này đấu với nhau vài chiêu, bất phân thắng bại, rồi cũng huề, và sau ngày này, bắn bì trong lớp cũng chấm dứt, anh em lại vui vẻ như chưa có chuyện gì xảy ra.

Một chuyện nữa cũng về Ngô Tấn Quang :

                               Hôm đó ra chơi anh em chơi đánh kiếm hay bắn bì gì đó, quên rồi, trong lúc giao đấu quá hăng, Quang có đụng mạnh vào một anh lớp lớn đang đứng nói chuyện với nhóm bạn dưới cột cờ, anh này có lẽ bị đụng đau và có lẽ cũng quen ăn hiếp con nít, nên đã tát Quang một cái khá đau. Quang định trả đủa nhưng nhìn lại hình như thấy phe ta vừa nhỏ con lại ít quân số hơn nên nó ... đã ráng nhịn. Sau đó Quang tập họp bạn bè trong lớp bàn chuyện ngày mai...." báo thù ".Be mình có một số chứng kiến sự việc trên nên có " hàng vạn cánh tay giơ lên " quyết ngày mai sẽ theo Quang đi " đòi chân lý ". Be ta phải công nhận hừng hực khí thế. Vậy mà, ngày hôm sau, đến giờ hẹn, chỉ còn Quang và tôi. Trời ạ, phải công nhận Be mình rất ư là hiền lành mau quên. Tôi có mặt vì chơi thân với Quang và muốn kêu Quang bỏ qua đi. Nhưng nó không chịu nhất định đi ra cột cờ tìm địch. Chỉ có nó và tôi, nếu gặp  " địch ", chỉ có tiêu. May sao đi vòng vòng cột cờ, không tìm ra mấy ông anh hôm qua, mừng muốn chết. Còn Quang nó nghỉ gì? Chưa kịp hỏi thì nó quay qua nói với tôi : May quá không gặp tụi nó, chứ gặp mình có 2 thằng làm sao chơi lại. Trời ạ, vậy mà cũng đi tìm, hết nói nữa, làm tôi run muốn chết....

Còn một vài kỷ niệm nữa với Quang nhưng thôi không kể...

                    Phạm Đình Nguyên

                                                 ******************
                *Lê Anh Dũng :
                                 Chắc các bạn còn nhớ trước 1975 chúng ta thường chào cờ mỗi buổi sáng. Do đó sau 1975 thì cái cột cờ vẫn ở đó, nên thói quen là chúng ta chào cờ.

                                 Sau 1975, tôi không quen và không thích chào cái cờ mới nửa đỏ, nửa xanh nên xếp hàng để  chào cờ như mọi người thì tôi cũng làm,  nhưng tôi vẫn đội mũ khi chào cờ. Thế là sau buổi chào cờ thì tôi bị kêu lên văn phòng giám học, và nếu tôi nhớ không lầm thì người kêu tôi lên là frère Nguyễn Văn Tín. Frère hỏi tôi sao chào cờ mà còn đội mũ, tôi bèn chế ra 1 lý do vớ vẩn gì đó để bào chữa.

                       Không nói, không rằng frère tát cho tôi 2 cái trời giáng, 1 bên phải, 1 bên trái, nói em không được đội mũ khi chào cờ, và đuổi tôi về.

                        Mãi gần đây tôi mới biết frère Tín là em ruột của tướng Nguyễn Văn Hiếu, và frère làm 1 website để tôn vinh ông anh mình.  Nếu cựu sư huynh Tín đúng là vị frère đã tát tôi năm xưa thì đúng là 2 cái tát của tình thương.

                         Vì làm gì frère không biết xuất xứ của mấy thằng học trò của frère, và lời bào chữa con nít của tôi làm sao có thể qua mắt được frère, và với xuất thân của frère (là em một ông tướng 2 sao) thì làm sao frère không thông cảm, không hiểu về hành động không cởi nón của tôi.

                          Thế nhưng trong hoàn cảnh mới, không biết việc không cởi nón của tôi có thể dẫn tôi tới một số phận khốn nạn nào, và cũng không thể giải nghĩa dài dòng văn tự, thì cách tối ưu nhất, hiệu qủa nhất để bảo vệ tôi khỏi những bất trắc, kéo tôi ra những chống đối dù là con nít nhưng hậu qủa khó lường, là 2 cái tát thật mạnh, tới giờ vẫn còn nhớ.

                                               *********************

                            Chắc mày ( Lý Đức Thắng ) còn nhớ, bắt đầu tháng 4-1972 là mùa hè đỏ lửa, và ông già tao bị thương rất nặng, từ tỉnh chạy loạn về Sài Gòn, không có nhà mà ở, cả nhà tao tán loạn, tan tác, không ai có tâm trí mà nghĩ tới chuyện học hành. Ông dân biểu Thống là người biết rõ hoàn cảnh xấc bấc xang bang của gia đình tao lúc đó, biết thương trận của ông già tao, và có lẽ ông ta trình bày sự việc cho frère Lương một cách rõ ràng hơn là mẹ tao, đã suốt 6 tháng thăm nuôi ông già tao trong bịnh viện, kiệt sức, mặt tái xanh, đầu bù tóc rối, nên chắc trình bày sự việc cũng lung tung, không có đầu có đuôi. Và điều chắc chắn là khi một nhân vật có uy tín như ông Thống đứng ra đoan chắc về thương trận của ba tao thì effect hơn, nhất là khi ông là 1 chính khách chuyên nghiệp, biết hi-light sự việc, biết chắp câu chuyện lại cho mạch lạc rõ ràng thì khác. Có nhiều lúc mình làm 1 chuyện 1 lần không ăn thua, phải repeat và với 1 chút thay đổi, biết emphasize thì mới chạy. 

                             Tao nhớ hình như frère Lương nhắn cho frère giám học lớp 9 “nhận em Dũng đặc biệt vì ba em bị thương rất nặng tại mặt trận”. Không bị thương tàn phế tới 90% thì có cậy quyền thế cũng không vô được vì chính bản thân mình không có quyền thế đó, và quyền thế đó không thể dựng đứng mọi chuyện từ zero.  

                             Mày đọc lại, sẽ thấy tao có lẽ “cay đắng” nhưng rồi biết nhìn sự việc thành nhiều lớp, không criticize gratuitement, và như tao viết rất rõ “Có thể một một năm frère Lương phải tiếp cả mấy trăm phụ huynh muốn con mình được nhận ngang nên không tin lắm những lời kể lể” . Mày có thấy chữ “NHẬN NGANG” hay không? Tao hiểu rất rõ là “trái nguyên tắc” và điều tao muốn nói chính là “Nếu hôm đó chúng tôi về sớm 1 phút không gặp ông Thống, hay ông Thống kẹt xe 1 phút không gặp chúng tôi ở cổng trường Taberd, thì hôm nay tôi không ngồi đây đánh máy lóc cóc như một cựu học sinh Taberd. Trọng lượng của 1 giây hay 1 phút là 2 đầu khác nhau của định mệnh”. 

                           Còn nhớ năm 1972 muà hè đỏ lửa, ông già tôi bị thương nặng sau đó giải ngũ luôn (phế binh cấp độ tàn phế 90%). Bà già tôi dắt tôi vào gặp frère Lương xin học, trình bày là bố bị thương nặng, gia đình bối rối, lộn xộn nên không kịp chuẩn bị cho tôi thi nhập học vào Taberd (các bạn Taberd phải biết rằng học ở Taberd là một privilege vì các bạn học từ 11 èm lên, rất ít người bỏ ra ngoài nên chỗ trống rất ít, gần như không có, nên dù từ Lasan khác muốn chuyển tới cũng “sorry”, hoặc phải pass concour). Frère Lương said “sorry” và mẹ tôi thất thểu dắt tôi đi về. Ra cổng chúng tôi gặp dân biểu Nguyễn văn Thống, sau là tổng thư ký đảng Dân chủ, lúc đó hình như là tổng thư ký Hạ Viện là người quen. Ông Thống dắt chúng tôi đi ngược lại gặp frère Lương, nội dung trình bày cũng là “bố bị thương nặng” nhưng không biết ông vẽ hoa lá cành sao đó (nói là nghề của chàng) chắc kiểu “nhờ những chiến sĩ như ông già tôi bỏ thân mạng, máu xương ở chiến trường nên hậu phương mới yên ổn để con nít học hành” hay là “miệng kẻ sang, có gang có thép” mà tôi được nhận vào lớp 9-2 khi niên học đã bắt đầu, không có concour gì ráo trọi. 

                           Nếu hôm đó chúng tôi về sớm 1 phút không gặp ông Thống, hay ông Thống kẹt xe 1 phút không gặp chúng tôi ở cổng trường Taberd, thì hôm nay tôi không ngồi đây đánh máy lóc cóc như một cựu học sinh Taberd. Trọng lượng của 1 giây hay 1 phút là 2 đầu khác nhau của định mệnh. 

       ( Cũng vì cái “quỷ liệm” hồi mới xin vào học Taberd này của Lê Anh Dũng mà hai ông Đứt Thắng và Anh Dũng hơi “gắt gỏng” với nhau,mém chút xíu nữa không chừng lại xảy ra cuộc “khẩu chiến” giữa một ông học Pháp văn , một ông học bên Anh Văn. Cũng may là hai ông cùng học trường Taberd , nơi mà hai ông vẫn hát “..Thề đoàn kết ,ta trung thành..” nên cuối cùng ông Đứt Thắng ..Thắng lại kịp lúc,còn ông Anh Dũng thì cũng..Anh Dũng nhận lỗi và sorry,thế là hòa.

          Nói như Đứt Thắng thì cũng đúng,ngày mới bắt đầu chập chững vào Taberd để học , chúng tôi cũng phải “thi cử thấy mẹ luôn chứ có nhờ cậy ai dắt vào đâu ( lời Đứt Thắng)”,chúng tôi phải chiến đấu với những ông bạn cùng tuổi hay nhỏ tuổi hơn ,cũng có khi cũng phải chống trả với những ông lớn hơn mình 2,3 tuổi nữa,thì mới dành được một chỗ để vào ngồi học nơi ngôi trường rất ư nổi tiếng này. Không có chuyện ưu tiên cho ai cả,tất cả là ngang nhau,chỉ có thế thôi.

           Mà nói như Anh Dũng thì cũng có phần đúng thế mới khổ. Muốn vào học chen ngang như ông Dũng thì rất khó xin vào,bởi vì cứ mỗi năm lên lớp là đồng nghĩa số lớp sẽ ít dần và có một số ông cũng sẽ ra đi tìm “chân trời tím” ở một ngôi trường nào đó. Do đó sẽ có những trường hợp ngoại lệ bằng cách gửi gấm “thằng cháu” xin vào học vì hoàn cảnh của nó quá ..tang thương như trường hợp của “cháu” Anh Dũng này. Và điều này cũng được các sư huynh thông cảm và xét duyệt cho hoàn cảnh của “cháu” nó. Cũng giống như trường hợp hai ông cùng học một lớp ,một trường. Một ông thì có bố làm lớn rất tích cực đóng góp cho nhà trường gọi là lo cho tương lai con em chúng ta, và nhà trường lại dùng số tiền này để trợ cấp cho các “cháu” nhà nghèo nhưng học giỏi ,điều này cũng tốt thôi.

# 7124
  18 tháng 09, 2014 17:57   Văn thơ - Vũ Văn Chính viết:
Chủ đề:

                       Hôm đó, tôi vì ham chơi theo Lý Hưng Ngọc, Nguyễn Hồng Kiếm và Võ Long Hãi (dzế) mượn tiếng đi bán vé cho đại hội nhạc trẻ Taberd do Trường Kỳ và Nam Lộc tổ Chức.....nên đã vắng mặt...hơn cả tuần....và được Frère Đại "trệu tập" xuống gặp Frère...thôi chết tui rùi...sao Frère biết...sớm qúa vậy; tôi hồi hộp...từng bước "nặng trĩu"....xuống cầu thang để chuẫn bị ....ăn "tát tai"  nên cũng gồng mình và tay thì bắt đầu "xoa xoa" lên má...đang thẳng bon mà chốc nữa đây sẻ trở lại lớp với đôi má...xưng chù dù. Tôi đang cố suy nghĩ để có câu trả lời "nghe cho ỗn" với Frère, nào là đổ lỗi cho thằng Kiếm hay là Hãi dzế đã dụ dỗ cho tôi nghe qúa....hấp dẫn, ôi thôi! đủ thứ "chiêu" đang diễn biến trong đầu của tôi thì Frère Đại gọi: :"anh lại đây", Frère nói là nhìn trong sổ lý lịch của tôi, chưa bao giờ Frère thấy tên của ba tôi nhưng tại sao lại có một người nhận là ba của tôi và đang muốn gặp tôi ở phòng bên cạnh, vậy thì tôi cứ qua phòng kế bên để gặp người này, có gì thì phải cho Frère biết ngay. Tôi cũng không nhớ rỏ cãm giác của tôi ra sao trong lúc đó, nhưng phải nói là vui (khỏi bị tát tai), hồi hộp (chuyện chưa bao giờ tôi nghe nói)...là cãm giác đúng nhất.

                   Trần Quốc Thắng

                                                ******************
                       Tôi lại có cơ hội gặp lại Frère Marcien Thiện, một vị giám mục đáng kính từ những ngày đầu của lớp bãy ở Lasan Taberd, ngày đó cũng là lần đầu tiên tôi được dì của tôi dẫn đến để xin Frère nhập học.....bao ngỡ ngàng của một thằng bé, đầu húi cua, áo sơ-mi trắng, quần dài ống bó ngằn trên mắc cá, đôi giày sandal mới cóng và trong tôi thì qúa nhiều bở ngỡ là....tại sao mà có cái trường gì mà lớn khũng khiếp như vậy.
                       Cũng may cho tôi là lúc tôi và dì tôi đến gặp Frère thì không phải là giờ ra chơi nên tất cả đều....im lặng, tôi đi bên cạnh dì tôi bước ngang qua sân trường mà không ngớt... hồi hộp; cái trường gì mà sân trường toàn là xi-măng và không thấy đất, cát gì hết....cái cãm giác "hai lúa" lúc đó mà tôi vẫn còn nhớ rỏ như mới vừa hôm qua.

                       Tôi đứng vòng tay bên cạnh bàn của Frère mà theo lời dì tôi đả dặn trước, thật sự cãm giác mất hồn của tôi đến độ tôi run đến nỗi không biết là dì của tôi đang chuyện trò gì với Frère; một lúc sau, tôi thấy Frère nhìn thẵng vào tôi từ đầu đến chân.......mẹ ơi! tôi run lên theo nhịp tim đập thình thịch, mặt mày tái mét, nhìn một lúc, Frère ngoắc tay kêu tôi lại gần và hỏi :"tên gì?", tôi trả lời :" dạ thưa thầy con tên là Trần quốc Thắng", Frère bèn trợn mắt và la :" ở đây phải gọi là Frère, nghe chưa?"......mẹ ơi! hồn vía tôi thiếu điều lên mây, sau đó Frère mĩm cười nhìn dì tôi, và nói :" được rồi".......mẹ ơi!  tôi cũng không hiểu "được rồi" là nghĩa gì nữa và tiếp sau đó là dì tôi chào Frère và ra về mà quên......mang tôi đi theo.....thôi chết rồi! tôi không biết chuyện gì sẻ xãy ra, tôi không nhớ rỏ nhưng có lẽ cũng có vài giọt nước mắt...sợ hãi chứ không phải là không. Đang đứng xớ rớ thì bất thình lình Frère đứng dậy và nói :"theo Frère", tôi liền ngoan ngoãn đi..sau lưng Frère....nín thở.....bước chân chậm chạp, nhè nhẹ theo Frère lên lầu một, tới lầu một thì tôi ngước mặt lên thì thấy hai chữ "Im lặng", hai chử này thấy có hồn làm sao đâu mà cãm giác của tôi lúc đó đã im lặng rồi và bây giờ là......im thin thít.

Frère dẫn tôi vào lớp bãy hai (2), trong giờ cô giáo đang dạy môn văn, trông cô dáng người hiền hậu, người nhỏ thó, nói tiếng bắc nghe rất là êm tai, cô mặt một chiêc áo dài màu vàng hơi pha một ít màu hồng nhạt; cô chào Frère và sau đó Frère tự động quay gót và không nói thêm một tiếng nào, lúc này tôi mới thấy nhẹ nhõm và bớt căng thẵng phần nào, cô giáo dạy môn văn hôm đó chính là "vị ân nhân" mà tôi luôn xem là một "vị cứu tinh" cho tôi qua khỏi....cơn hoạn nạn lúc đó. Thật sự, những bài văn từ thất ngôn bát cú, song thất lục bát v....v... mà tôi hay viết TST cũng phải nói sự thật là tôi học từ cô nhiều nhất.

                        Hơn bốn mươi năm, chiều nay ngồi viết lại những giòng chử này, trong lòng tôi thật sự cám ơn Frere đã nhận cho tôi vào học ở Lasan Taberd mà bây giờ chúng ta đang gọi nhau là Taberd 76, phải không các bạn?.

                         Trần Quốc Thắng

                                                        ******************
                        Cứ mổi buổi sáng sau khi được "thã" xuống từ xe trường, tôi vắt giò mà chạy đến trước cỗng, giành chổ gần cỗng ra vào nhất, đứng đợi và trên tay thì vo-ve...trái banh bàn mà chút nữa đây sẻ có một cuộc "đọ sức" ghê hồn bằng lối chạy "nước rút" để.... giành bàn đá banh bàn ngon nhất, thông thường là ba bàn cuối gần kiosque bán tập vở, bút viết....lặt vặt; và nếu muốn giành bàn nào thì tôi sẻ không mấy khó khăn để..chiếm, vì trong khoãng thời gian đó (lớp bãy), lối chạy cự ly của tôi thì gần như "vô địch thủ" so với đám con nít Taberd nói chung.

                        Thỉnh thoãng chán chơi đá banh bàn thì tôi đi xem xi-nê mà tôi nhớ cứ mỗi lần như vậy, vô cửa là mười đồng (hai đồng kẽm tám cạnh có số năm ở giữa) thì được xem phim đủ loại và nếu tôi nhớ không lầm thì Frère Sesbastian Luyến là..chủ rạp trong thời gian này. Được xem nữa tiếng thì chuẫn bị vào lớp, nhưng ngoài ra, thưỡ đó còn có một sở thú nho nhỏ ở bên cạnh dãy lầu lớp sáu, bãy, nhưng không bao lâu thì dẹp đi và làm khu vệ sinh, tôi không nhớ rỏ là đã xem được con thú nào nhưng tựu trung có lẻ vì qúa it nên cũng không làm cho tôi có nhiều "ấn tượng" cho lắm.

                        Tiếng trống trên sân trường để tập họp dưới chân cột cờ làm tôi nhớ nhất, tiếng trống rất có hồn vì sau khi nghe tiếng trống thì từng đám học sinh ngoan ngoãn xếp hàng theo từng lớp và đứng chung quanh cột cờ; đây là điều mà tôi nhớ mãi, tiếng trống này mang âm điệu nghiêm khắt như thế nào đó mà tôi biết được một điều là trong sân trường với cả ngàn học sinh Taberd...nhưng....im phăng phắt và đó cũng là nét đặc thù của kỷ luật Taberd mà tôi đã được hội nhập từ những ngày còn tuổi teen và đó cũng chính là những bước đầu tiên cho hành trình trên đường đời của mình.

                               Vào những năm đó, tôi luôn ở lại trường sau giờ học và thường khi vào chơi đánh bóng bàn buỗi trưa cho đến sau bốn giờ chiều thì mới được chơi bóng rỗ và sau đó thì đón xe trường "ké" của đám con nít tiểu học để về nhà vào buổi chiều và cứ như vậy cả năm trời của...tuổi teen nên tôi ít có dịp tiếp xúc với xã hội bên ngoài sân trường. Nhìn lại, tôi mới biết là mình đã quá may mắn vì được giáo dục ở một nơi có đầy đủ không khí lành mạnh của tuổi teen mà càng lớn lên, tôi mới thấy giá trị thật sự của việc giáo dục từ các Frère mà đã giành hết tâm huyết của mình trên con đường phục vụ tha nhân, trên con đường hướng dẫn thanh thiếu niên ở ngưỡng cửa khó khăn nhất của một đời người.

Tôi vẫn còn nhớ đến sân trường, vẫn còn đó... tiếng bàn chân dặm trên sân trường từ sáng sớm, tiếng trống trên sân trường giờ vào lớp, của những bước chân không được làm náo động khi vào lớp, của những giờ ra chơi...giành qùa bánh ở kiosque Ba-tí-xệ, của những buổi trưa nắng gắt ngồi chờ Frère An Phong dẫn xuống Lasan Mossard đá banh, của những buổi chiều rượt đuổi theo trái banh bóng rỗ và dĩ nhiên trong giấc ngủ đầy mộng đẹp để chuẫn bị cho....vòng chạy đua nước rút của sáng sớm hôm sau để........giành bàn đá banh bàn.

                Trần Quốc Thắng

                                                     *****************
                   Nếu tôi nhớ không lầm thì năm lớp 9B1 cũng là năm kỷ niệm 100 năm Taberd; trong lúc trường đang tập dợt cho những khúc trình diển nào là diễn binh, nhảy múa với trường Thiên Phước, thể dục đồng diển và tranh tài thể thao. Tuy nhỏ con so với các bạn đồng lớp nhưmg tôi lại được bầu làm trưởng ban thể thao trong năm này...bản thân tôi được năm huy chương trong đó có ba vàng và hai bạc. Tôi nhớ nhất là huy chương vàng đua xe La mã do Frère Roland Anh tổ chức mà tôi và các bạn giật được; lúc đó, tôi và Nguyễn Thái Phương giử hàng đầu và Phạm Gia Phong thì đứng trên xe ngựa, một huy chương vàng về môn chạy 100 m cự ly mà tôi nhớ không lầm là chưa ai vượt qua mặt tôi về khoảng chạy 100 m này trong khối lớp chín; về bóng rổ, chúng tôi có Nguyễn Hữu Đức, bóng bàn có Nguyễn Minh Hiệp và trong trận chung kết giữa Nguyễn Minh Hiệp và Châu Hữu Ý thì không nhớ rỏ ai đã thắng, Tennis có Hà Dương Quân. Tổng cộng tất cả các bộ môn, lớp 9B1 của chúng tôi đứng hạng nhì toàn trường chỉ thua lớp premiere D thì phải. trong đó cũng phải kể đến trận tranh tài bóng đá giữa lớp tôi và lớp của Cao Đình Hưng, hình như chúng tôi bị thua và đứng hạng nhì.

                          Nói tóm lại, năm này rất vui cho những sinh hoạt của taberd nói chung; cũng vào năm này có những sinh hoạt khác như đại hôi nhạc trẻ Taberd do Trường Kỳ và Nam Lộc tổ chức cũng thu hút được giới trẻ hâm mộ âm nhạc tại Sài gòn thời đó. 

             Trần Quốc Thắng

                                                 ******************
           *Phạm Đình Nguyên :

                                  Ngày xưa Nguyên cũng có tham gia lớp chụp hình này và lớp này còn có Nguyễn mạnh Cường nữa,  Nguyên không nhớ nhiều như Bảo , chỉ nhớ lớp này có Frère Claude cùng tham gia ( Frère trẻ đeo mắt kiếng ) vả thỉnh thoảng Frère An Phong cũng đến chơi với nhóm chụp hình, Frère An Phong buổi chiều " hiền lạ " và còn bị học sinh chọc nữa. Buổi sáng gặp Frère thì chỉ muốn trốn.

                                Nhớ có buổi đi chụp hình ở Sở thú hay sao đó, mà các " người mẫu " là các "chị " trường Gia Long. Thầy có đóng cảnh tâm tình với các chị cho học sinh chụp. Hình này Nguyên về khoe má bị má nói thôi không đi học chụp hình nữa. Các bửa học tiếp là phải trốn má đi và hình chup được về cũng phải giấu má luôn. 

                                Còn nhớ có buổi ca nhạc trình diễn trên Hội trường có ca sỹ Thanh Lan. Khi Thanh Lan đang hát, Nguyễn mạnh Cường nhảy luôn lên sân khấu đến thật gần chụp hình ca sỹ Thanh Lan, tức thì trong Hội trường có tiếng huýt gió và la ầm lên :.@#$%.lôi cổ cái thằng áo vàng xuống. Cái ông Be nào đó hình như tưởng ca sỹ Thanh Lan là của riêng ổng ???

                             Nguyên tui ngày xưa cái gì cũng học: học vẽ, học chụp hình... nhưng tất cả sản phẩm của mình chỉ được Thầy kêu đem về khoe má...
            
                    Phạm Đình Nguyên

                                                 *****************
                              Ngày xưa trên sân trường thật vui , các chú nhóc Taberd có trò chơi đánh kiếm. Mỗi lần ra sân các chú chia làm 2 phe rồi xáp lá cà với nhau, đánh nhau rất hăng say, chém vung vít nhưng các chú không bao giờ đánh vào đầu hay mặt đối thủ, dù không có qui định nào cấm các chú. Chẳng may có chú nào đó vì quá hăng lở đánh trúng mặt bạn thì các chú cũng xuề xòa bỏ qua.Trò chơi này lúc đầu ít người tham gia nhưng dần dần hấp dẫn quá, nhiều chú đứng ngoài cũng nhảy vào chơi.

# 7122
  18 tháng 09, 2014 17:49   Văn thơ - Vũ Văn Chính viết:
Chủ đề:

             Các cậu thân, 

                       Một hôm tớ có đọc trong một bài viết của cậu VVC, cậu có tự thú giọng Bắc phai Nam ở Taberd. Đây có lẽ là hiện tượng chung của phần lớn các nhóc Bắc kỳ vào học Taberd--lớn lên đều nói lơ lớ tiếng Nam hết. Nói đến phần lớn là vì có một trường hợp ngoại lệ phi thường mà tớ sẽ đề cập ở cuối thư. Tớ ít khi dám vỗ ngực xưng hay về điều gì, nhưng dám cuộc với mấy cậu rằng, cả trường Taberd không có cậu Bắc nào nói tiếng Nam đậm đà và mặn mà bằng tớ đâu đấy nhé. Nguyên thủy là thế này. 

                       Mấy ngày đầu tớ lóc cóc cắp sách đến trường, giờ ra chơi tớ đến bắt quen với mấy thằng củ địt, tớ nào có biết Bắc Trung Nam khác biệt gì đâu, ở nhà bố mẹ dạy nói ra sao thì mình cứ thế mà phát âm, thế là chúng nó cười rộ lên xong hát với nhau: 

                      “Bắc kỳ ăn cá rô cây, ăn nhằm lựu đạn chết cha Bắc kỳ” 

                      Tớ ức quá, xổ tiếng Đức ngay “Ụ ẹ chúng mày,” thì lại thêm một tràng cười nữa “thằng Bắc kỳ này chửi nghe giui goá.” 

                      Cứ thế vài lần là giọng tớ dần dần lơ lớ Nam đi. Ngày nay sở dĩ giọng Nam của tớ có chất đậm đà là do 2 năm cuối ở Taberd, tớ chơi thân với tên Phước Hà, học chung lớp 10 và 11 với hắn. Tên này học giỏi từ nhỏ và mặt mũi hắn lúc nào cũng có nét cười hiền hòa, được nhiều tín nhiệm với các freres các thầy, nhưng ít ai biết hắn là ... vô địch nói chuyện trong lớp. Tớ ngồi cạnh hắn 2 năm trời, từ đầu giờ đến cuối giờ, hắn mắt nhìn lên bảng, tai nghe giảng bài, tay chép bài mà mồm thì cứ rì rà tai tớ “Giệt, mài biết hông, chiện nó là giày, ...”; hắn mài lỗ tai tớ như thế 2 năm ròng rã mà giọng Nam tớ không đậm đà thì cũng phí. 

                      Một lợi điểm bất ngờ đầy thú vị là khi sang Mỹ, đi lơn em, mấy em nói “anh gốc Bắc mà nói giọng Nam nghe chân thật, không đểu giả,” thế là xong ngay. Cám ơn mài nhe Hà! 

                Lê Xuân Việt

                                                 ***************
                       Tôi cho mình là một trong những kẻ có số may mắn trên con đường học vấn, khởi sự từ ngày đầu tiên tôi cắp sách đến trường. Tôi còn nhớ hôm đó mẹ tôi đưa tôi đến Taberd, và tôi đã khóc bù lu bù loa, ghì chặt lấy bà, không chịu vào lớp. (Sau đó khi dần quen với trường với bạn, thì tôi lại không bằng lòng mẹ tôi đưa đón nữa vì lũ bạn ghẹo cười.) Kể từ hôm đó cho đến ngày tôi ra khỏi nước năm ’75, trường Taberd dã trở thành kho tàng quê hương Việt Nam của tôi. 

                         Trong suốt 11 năm đi học ở Taberd, thời gian tôi chăm chỉ học thì rất ít mà tháng ngày rong chơi la cà với bạn bè thì nhiều (mà hầu như luôn không đủ). Không biết bao nhiêu là lần tôi mang bulletin về nhà, điểm bết bát, bị mẹ tôi mắng “mày cứ ham chơi với mấy cái thằng Taberd,” rồi dọa tôi mai mốt rớt tú tài cho đi lính mãn đời. Tôi rời Saigon tháng 4 năm ’75, cho đến năm ’85 mới đoàn tụ gia đình khi mẹ tôi sang Mỹ; mẹ tôi nhắc lại những khi đi ngang qua Taberd thấy nhớ con, nhớ những sinh hoạt và tụ tập bạn bè của tôi ngày xưa là nước mắt lại chảy dòng. 

                          Một sinh hoạt thời Taberd mà tôi có rất nhiều kỷ niệm là môn bóng rổ. Tôi tiếc là mình không có được trí nhớ polaroid như me xừ Nghiêm quốc Việt để kể lại nhiều những chuyện thời đó; nhớ được gì tôi ghi xuống, anh em nào có thêm chi tiết xin đóng góp. 

                          Tôi nhớ Taberd có tiếng về môn bóng rổ. Dạo đó trường có 3 đội: A, B, và C. Hình như đội A gồm phần nhiều là các đàn anh đã ra trường và một ít các anh xuất sắc trong lớp 12; đội B thì có cầu thủ của các lớp Trung học, và đội C thì thuộc thành phần thiếu nhi tiểu học. 

                         Một cầu thủ “superstar” của đội A là anh Nguyễn công Minh (về sau trở thành thầy Minh của Taberd, dạy môn Việt văn thì phải). Anh Minh dạo đó là sinh viên đại học Saigon và cũng là huấn luyện viên (coach) cho đội B. Tôi nhớ những tháng ngày tôi ở trong đội C, tôi có ông anh họ trong đội B (Phạm chí Thành), nên hầu như chiều nào tôi cũng chơi banh ở trường cho đến tối mịt, hoặc đi theo đội A/B xem đấu. Tôi nhớ rất ít trường có đội banh C như Taberd mình (chỉ lòng vòng Lasan Đức Minh) nên chúng tôi rất ít có dịp đấu banh. Tôi nhớ xem đội A chơi banh là gần đến tột đỉnh của kỹ thuật bóng rổ trong nước mình. Đối với tụi tôi anh Minh là một thần tượng của Taberd, vì anh chơi banh rất giỏi, offense cũng như defense, và anh bao hết các positions (guard, forward, center). Anh nổi danh về bóng rổ trong giới sinh viên cũng như dân pros ở Saigon; ngoài sinh hoạt ở Taberd, anh là cầu thủ cột trụ của đội sinh viên Saigon. Những khi đi xem anh đấu cho Taberd A hay cho đội sinh viên (chọi những đội như cục Chiến Tranh Chính Trị, đội Hải Quân có những tay nhà nghề nổi danh như là Chí Chảy bắn từ giữa sân như cơm sườn), thấy anh nhấp họ bay như châu chấu, tụi tôi có một niềm hãnh diện về dân Taberd mình. Ngoài ra tụi tôi rất thích la cà với anh Minh vì anh là sáu bảnh, ăn diện láng cón và hay chỉ bảo và truyền kinh nghiệm cho chúng tôi trong đề tài “ghệ”. 

                             Tôi tiếc không nhớ nhiều về đội C của tôi. Những lần có dịp đấu banh, tôi nhớ cảm giác sung sướng và hãnh diện được mặc đồng phục của Taberd (tôi nhớ dường như màu xanh bleu đậm chữ vàng, giống như của UCLA Bruins; còn đội A thì màu trắng), nhớ lúc ra chạy banh warm up, rồi tôi được cử ra nhảy banh vì tôi là thằng có chiều cao trong đội. Trong đám bạn trong đội banh thì tôi chỉ còn nhớ có thằng Nguyễn phước Hà, thằng lì lợm này dằn banh chắc nịch và hay len lỏi vào các khe góc của đối phương rồi pass banh nhuyễn nhừ, và đương nhiên có thằng phì lủ Sơn luôn đứng choáng sân--có lẽ mình phải tuyên dương nó là bậc tiền bối của Charles Barkley, vì không ai dám vào sân trong để dành rebound với ổng. 

                             Tôi nhớ mang máng là hình như tôi có vào trong đội B một thời gian ngắn về sau, nhưng hoạt động ra sao thì trí nhớ tôi bây giờ mù tịt. 

              Lê Xuân Việt.

                                            *****************
                     * Lý Minh Sơn :

                   Tao còn nhớ một chuyện nhỏ nữa là hôm đó trong lúc dành banh , thằng HÀ ( Nguyễn Phước Hải (Hà) ) nó biếu cho MARTIAL Cổ Lùn một cái chỏ vào vai nó phải xin lỗi rối rít, ít phút sau  tới phiên tao đạp đứt đôi dép của Frère luôn ,vào cuộc rồi quên hết nên chả biết là ai cả. 

                    Frère MARTIAL một buổi sáng đẹp trời cả lớp đang nghe thầy HOÀNG TÙY đang dạy Cổ Văn, từ ngoài Cổ Lùn bước vào xin phép thầy cho ít phút với lời nói ngọt ngào và thật nhẹ nhàng hôm nay , Frère muốn sinh hoạt với các em có em nào xung phong lên bảng không, cả lớp im thin thít ... không ai à ... thôi Frère chỉ định nhé ...em này (Frère chỉ ngay NGUYỄN CHÍ HIẾU) lên bảng, thằng HIẾU mặt mày xanh lè tay chân quíu hết lấy cục phấn rớt lên rớt xuống ... yên vị xong Frère nói nhỏ nhẹ em chia verbe aller temps present, thằng HIẾU thuộc dạng cù lần tiếng Pháp hoặc sợ quá quên hết, mồ hôi mẹ mồ hôi con đỗ ra tùm lum, thấy lâu Frère gỏ cây roi lên bảng cái rầm nó sợ quá liền viết luôn JE ALLER. "Học sinh TABERD mà dám chia thế này hả ?" Từ phía sau Frère làm cho nó một roi quắn đít , cả lớp cười rần lên còn Frère từ tốn xin phép trả lớp lại cho Thầy. 

                 Lý Minh Sơn

                                                 *************                                           
                     Tôi và Việt ( Nghiêm Quốc Việt ) học chung năm lớp 11,mỗi buổi chiều 4g30 là vào trường chơi banh, thời gian này tôi thường xuyên cặp kè với Sơn mập , thằng mập này thì thoải mái lắm, sáng đi học, trưa về chơi mạc chược, chiều đi đánh banh vậy mà vẫn học giỏi như thường thế mới ghê chứ. 

                     Vào một buổi chiều như bao buổi chiều khác , vào trường và thay đồ tại cột bóng rổ khi Việt tuột quần dài ra thằng Hà la lên : Tụi bây coi cái sì líp của thằng Việt kìa , mọi người đổ dồn ánh mắt về Việt và cười rộ lên vì cái sì líp chỉ còn nguyên sợi dây thun lưng còn phần dưới thì rách tơi tả, hôm đó có các chứng nhân: Tư Râu, Sơn Mập, Hứa Huê Lê, Phước Hà, Kiếm Tây Lai, Tòng, Tony Hồng, Trần Cảnh Sinh, Quốc Huy, Quốc Tuấn, ... kỷ niệm thời học trò thật vui. 

                  Lý Minh Sơn

                                                   **************
                       *Trần Quốc Thắng :

                      Cũng có lẽ đã lâu tôi ít khi có dịp "thức khuya" như đêm qua, sau khi nhìn những Clips của Lasan Hội Ngộ 2012 từ Lâm văn Đức, be Longhorn, Texas; bao nỗi niềm thân thương dồn dập trong lòng mà điễn hình nhất là Frère Đại, Frère vẫn vậy, vẫn giọng nói nhẹ nhàng của người miền bắc nhưng chứa đựng nhiều quyết tâm và lại một lần nữa, cũng giống như tôi đã được nghe lời dạy dỗ cuối cùng của Frère trên bục giãng của ngày 23 tháng 4 năm 1975.

                     Giọng của Frère đầy nhiệt huyết cho Lasan.....chúng ta sẻ xây dựng lối giáo dục mà Lasan đã có từ trước năm 1975, chúng ta sẻ nhận dạy nghề để các em thanh niên Việt Nam sẻ tìm được việc làm sau một năm huấn nghệ ở đây và tiếp tục con đường phụng sự tha nhân như truyền thống của Lasan (tôi không nhớ rỏ từng chữ một mà chỉ viết theo nội dung mà tôi nghe được). Đúng như lời Frère nói mà chính bãn thân của tôi cũng đã nghĩ đến từ bao năm tháng nay cho con đường giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam, là thực tiễn, là nhân bãn mà chúng ta nên nghĩ tới cho con đường Việt Nam trước mắt. Riêng bãn thân tôi và Frère Đại, tôi có một chuyện rất khó quên....số là sau khi mẹ tôi gữi tôi vào nam của thập niên 60, cha tôi mất liên lạc với tôi nên ông cứ đi tìm mãi cho đến một ngày ông vào nam và ở lại chơi với một người bạn cũng là một thầy giáo dạy ở Taberd, và vì vô tình hay một sự linh thiêng nào đó đã đưa đẫy ông nhìn vào "sổ phiếu điễm" của đám học sinh Taberd mà chữ "Thắng" do ông đặt tên có một cái gì thôi thúc cho ông mặc dầu ông đặt tên tôi là Tôn Thất Thắng mà bây giờ là....Trần quốc Thắng (mang họ mẹ), để hỏi han người bạn dạy ở Taberd thêm...một chút xíu nữa. Vị thầy này, bằng cách nào đó (có thể đã xin phép Frère Đại) để được nhìn vào phiếu lý lịch của tôi; và dĩ nhiên, thầy đã cho ba tôi biết tên của mẹ tôi, thế là chuyện gì đến, phải đến.

Trang: 1 / 19       Qua trang: