Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Đề mục: Văn thơ
Chủ đề: 
Taberd - 50 Năm Một Chặng Đường Nhìn Lại ( 19 )
  (9 trả lời)
  Next
# 7209
  05 tháng 10, 2014 23:00  Vũ Văn Chính viết

                    Nhớ vào tháng 8 hàng năm là ngày bắt đầu tựu trường,để đến đầu tháng 9 nhà trường mới làm lễ khai giảng. Lúc nào bắt đầu đi học lại là tụi tôi luôn háo hức với quần áo,giày dép,cặp sách mới tinh. Năm nào nhập học cũng vậy,quay qua tụi bạn hễ thấy tụi nó có cái gì là lạ như hộp đựng bút,cây viết đẹp là thế nào cũng nằng nặc vòi vĩnh bố mẹ mua cho bằng được, con nhà giàu mà đâu có thua ai,bố mẹ nhiều khi cũng nhức đầu vì mấy chuyện lỉnh kỉnh này , thôi thì con nó thích thì cứ cho tiền để tự ý nó mua cho khỏe cái đầu .Tập vở viết là phải là cuốn vở COGIDO 100 trang với hình con nai đang đứng mà lúc đó mới xuất hiện vào năm 72 , giấy trắng tinh và láng nên viết rất êm . Hoặc là cuốn vở LION với hình con sư tử cũng xài được. Nếu ai tò mò mở cái hộp đựng bút của mấy ông thì sẽ thấy , một cây viết mực hiệu PILOT hay sang hơn là cây PARKER 57 viết rất êm và không bị lem mực , một cây bút chì hiệu Agilbert 00 ,một cục tẩy rất đẹp với nhiều hình đẹp và màu sắc đã vậy còn thơm nữa , nghe đâu nó được nhập từ Nhật về ,một cây thước đo góc nhỏ , mấy cây bút long màu ,nếu còn dư chỗ có ông còn nhét vào đấy mấy viên bi ngoại với mầu sắc rất đẹp,hay có khi là một chiếc xe hơi nhỏ xíu làm bằng gang của Hongkong …Háo hức nhất là không biết năm nay đổi lớp mới,không biết những thằng bạn bồ bịch cũ năm ngoái còn ngồi với nhau nữa không , hay sang năm nay có còn thấy mặt tụi nó chạy chơi trong sân trường không nữa?.

                    Cứ đến đầu tháng 12 dương lịch ,khi nghe trên đài radio bắt đầu phát đi bản nhạc Mùa Sao Sáng , phát cả tháng 12 do cô Giao Linh hát là đã thấy sắp sửa Noel đến rồi. Trên đường phố Sài Gòn cũng bắt đầu bày bán hang đá và cây thông Noel , cuộc sống bắt đầu nhộn nhịp cho một lễ hội lớn sắp đến. Nhớ đêm Giáng Sinh với những đèn trang trí và những cột đèn hoa đăng được dựng lên gần khán đài,với buổi lễ nửa đêm rộn rã trước khi về nhà ăn tiệc Réveillon ấm cúng cùng với gia đình. Ác một nỗi ngày lễ Giáng Sinh không được nghỉ học,bởi thế đêm 24-12 ông nào ham đi chơi đêm thì sang ngày 25-12 thì sẽ có ông nghỉ học vì đi học không nổi,hay vào lớp thì lại ngồi gật gù ngủ gục trong lớp. Có ông láu cá hơn thì giả bộ nhức đầu “kinh khủng” và xin được xuống phòng y tế nằm dưỡng bệnh. Nơi đây ông có thể say sưa làm một giấc thẳng cẳng cho tới trưa tan trường là tỉnh táo hết bệnh, bèn nhanh chân nhỏm dậy và về nhà. Nhớ cái năm lớp 8-3 thằng Nguyễn Đình Đạt dám cả gan ôm vô lăng chiếc xe La Dalat mà bố nó vừa mới mua,hậu quả là nó đưa nguyên chiếc xe còn mới toanh  “hôn” vô cái cột đèn ở bên đường . Báo hại phải kéo xe về để sửa chữa và cũng không quên cho nó một trận đòn nhớ đời. Nhưng cu cậu đâu có sợ ,hôm sau đi học còn vênh váo hào hứng khoe cho cả cái xóm nhà lá nghe nữa chớ: Đó nè tụi bay thấy tao ngon hông ?,cu cậu còn coi như đấy là một thành tích đáng nể so với tụi tôi nữa.Thử coi ,không biết lái xe mà dám cầm vô lăng chạy là can đảm hết cỡ thợ mộc luôn. Có thằng nào dám không bây?. 

                    Nhớ có năm được ông anh hứng chí cho đi coi ỗng Boum ( nhảy đầm) nữa, không khí thật vui và ấm cúng. Đèn đóm trang hoàng rực rỡ với cây thông Noel hoành tráng, thêm dàn máy xịn nữa là đúng điệu dân chơi luôn .Đúng là các cậu ấm cô chiêu đua nhau lả lướt trong khi các ông bố thì bận chinh chiến ở nơi xa xôi nào đó. Tuổi trẻ mà ,đâu cần nghĩ gì tới chiến tranh và bom đạn hằng đêm chi cho nó mau già người.

                    Nhớ hàng năm nhà trường tổ chức đón Tết năm mới với những nghi lễ thật trang trọng ,và những ngày được nghỉ học ở nhà ăn Tết thật là thỏa thích bay nhảy. Được mặc quần áo mới với cái túi đựng thật nhiều tiền lì xì,đi học tha hồ mua đồ chơi , sách truyện hay ăn hàng trước khu Bưu Điện .Mà lần nào cũng vậy,hễ ăn Tết xong là bài vở lu bù , mà học sinh cứ nghỉ dài ngày ăn Tết vô trường học lại,ông nào ông nấy đều uể oải thấy thương luôn. Vô lớp học là chỉ lo tán dóc và hào hứng kể chuyện mấy ngày Tết. Nghỉ học cả tuần chứ có ít đâu,thiếu gì chuyện vui để đấu láo. Đúng là vui như Tết.

                   Nhớ đến ngày Đại Hội Phụ Huynh Học Sinh được tổ chức hàng năm vào tháng 1 , với những phong trào thể thao sôi động toàn trường.Mà cứ mỗi lần thấy Đại Hội là coi như mùa hè lại sắp về. Nhớ cái năm Đại Hội 1969,tôi bị té xe bong gân ,thế là chống nạng đi học suốt 2 tháng ,không được chạy đi chơi với bạn bè,cứ phải ngồi trong lớp hay ra đứng ở hành lang trước cửa lớp nhìn xuống sân trường xem chúng bạn chạy nhảy, lòng thấy buồn vô cùng. Đã vậy còn bị thằng Việt Dzũng chọc quê nữa : nếu mày gãy luôn cái chân kia nữa thì mày cũng giống tao hehe.Cái Tết năm 1970 do cái chân bị bong gân không đi đâu được,nhưng bù lại tôi lại có thật nhiều tiền lì xì trong túi và cả đồ chơi nữa,gọi là chút quà an ủi người “thương binh” đáng thương  bất đắc dĩ !.

                    Và nhớ đến những ngày bắt đầu nghỉ hè,với nhiều tâm trạng ngổn ngang của tụi tôi. Đứa thì học giỏi và được lên lớp đang chờ những phần thưởng của bố mẹ , như mua đồ chơi ,đi chơi ở bãi biển Vũng Tàu hay lên vùng sương khói Đà Lạt. Đứa thì phải lo âu hồi hộp ở nhà lo ôn bài vì bị thi lại,sợ nhất là phải ở lại lớp. Buồn nhất là đứa nào vì lý do nào đó mà phải rời khỏi ngôi trường thân yêu mà bao lâu năm nay nó đã từng chơi và cùng ngồi học với bạn bè. Riêng tôi thì mùa hè là mùa tôi thích nhất. Ngày ấy tôi thích nhất là bài Mùa Hạ Hồng 72 của bác Phạm Duy do Duy Quang hát: 

                    “  Đôi ta chỉ có một mùa Hè thôi.Đôi ta chỉ có một cuộc tình thôi.
                        Mùa Hè vừa tới nơi rồi.Mùa Hè vừa tới rồi đi.
                        Đôi ta chỉ có một mùa mà thôi.Đôi ta chỉ có một lần đời vui.
                                                       …………………..
                        Mùa Hè ngày tháng chưa già,Mùa Hè hạnh phúc đôi ta…”.

                     Nhớ những lần vùng vẫy trong làn nước biển mặn chát dưới cái nắng say say của mùa Hè, để rồi mấy bữa sau cái lưng lột da và bỏng rát vì không chịu tắm lại bằng nước ngọt,nhìn y như con rắn lột da. Còn nhớ lần đi Hướng Đạo ,tụi tôi 5 đứa trốn gia đình rủ nhau ra Vũng Tàu cắm trại ở Nữ Vương Hòa Bình. Có bữa hứng chí cả bọn chuẩn bị leo núi. Bắt đầu sáng sớm từ Nữ Vương Hòa Bình leo qua cái núi nhỏ gần hai cái đài rada ,gặp một con đường nhựa chạy quanh núi,đi tới chỗ hầm mấy khẩu thần công thời xưa chơi,khu vực này hầu như không có người,vắng tanh như chùa bà đanh . Chơi chán cả bọn nhằm chỗ có tượng Phật Thích Ca Phật Đài mà leo xuống,đường xuống núi dốc có lúc cả bọn phải đi như bò . Mãi tới chiều mới xuống tới Thích ca Phật Đài. Ngồi nghỉ một lúc rồi lội bộ theo con núi về Nữ Vương Hòa Bình,ai dè chỉ đi bộ chừng nửa tiếng là tới. Còn hơn leo núi cả ngày,nhưng bù lại tụi tôi lại khám phá ra những cái lạ lẫm và thích thú. Dân Hướng Đạo với châm ngôn là khai phá mà.

                     Nhớ những ngày Hè rảnh rỗi ôm trái banh Basket vào trường để tập thẩy vào rổ,có bữa đảo mắt nhìn chung quanh để mong tìm kiếm một thằng bạn học cùng lớp để rủ nó chơi banh cùng nhưng lại chẳng thấy đâu,bèn lủi thủi đi về.Nghỉ hè dài ngày ở nhà nằm đọc sách hay nghe nhạc mãi cũng thấy chán lại mong cho tới ngày khai giảng để gặp lại và vui đùa với những thằng bạn.

                     Năm nào cũng vậy ,mùa hè là hai anh em tôi lại được ngồi trực thăng bay ra thăm bố ở nơi xa. Tôi chưa bao giờ được đi máy bay chở hành khách của Air Việt Nam bao giờ,nhưng bù lại tôi được đi trực thăng nhiều lắm. Có những lần tôi đi cùng bố,cùng mẹ,cũng có khi tôi đi cùng với bác tùy viên quân sự của bố,hay với ông cố vấn Mỹ của bố. Có khi lúc đi thì bằng trực thăng nhưng lúc về thì lại bằng chiếc C 130 to đùng , nó rộng lắm nhưng kín mít chẳng nhìn thấy gì mà lại ồn ào.

                     Tôi thích đi trực thăng vì ngồi ở trên ghé mắt qua kính cửa bên hông,có thể ngắm cảnh nhỏ li ti ở bên dưới thật là đẹp. Sợ nhất là lúc ra chỗ bố,được leo lên chiếc UH 1 bay vòng vòng mà theo lời bố là bay thị sát mặt trận. Lúc đó cánh cửa bên hông bao giờ cũng được mở toang,có chú xạ thủ ngồi phía sau lưng lúc nào cũng lom lom tay súng Minigun đáng sợ. Có lúc thấy tôi , chú lại nheo mắt rồi cười và chỉ xuống dưới đất,ý là nói tôi thấy cảnh có sợ không ?Gió thổi ào ào và lạnh buốt,tôi phải cài dây thắt lưng ngang bụng. Có lần hứng chí quá tôi nhoài người qua chú cận vệ để xem mấy dãy đỉnh đồi ở phía dưới. Thấy vậy chú cận vệ hoảng hốt la : Này cậu,cậu mà bay ra khỏi máy bay là tớ sẽ bay theo cậu đấy! ( ý của chú ấy là lỡ tôi có chuyện gì là chú ấy cũng toi mạng,cận vệ mờ). Tuy thích thú nhưng tôi thấy đi trực thăng sao nó có vẻ nhẹ nhàng và chao đảo quá ,cũng thấy sờ sợ. Mỗi lần trực thăng cất cánh là phải chúi mũi về phía trước ,tôi cũng sợ,khi đáp xuống thì nó hơi ngẩng đầu nên cũng đỡ lo.Thích nhất là nghe tiếng quạt đều đều của nó ,nghe như tiếng reo giục giã và rộn ràng bay trong gió.Đó là phần thưởng của bố mẹ dành cho anh em tôi cuối mỗi niên học được lên lớp.Một kỷ niệm đáng nhớ trong suốt cuộc đời của tôi.Rất tiếc là tôi không có được một cơ hội ngồi trên chiếc trực thăng một lần cuối cùng để bay ra biển vào ngày 30-4-1975.

                     Đã có Những Mùa Nắng Đẹp ( Season in the Sun ) trong đời thì cũng có một mùa hè tựa như Summer Killer. Đó là mùa hè của niên khóa 72-73 tôi rời Taberd. Mặc cảm,buồn chán và thất vọng ,tôi muốn rời khỏi nơi đây để trốn chạy một cái gì đó,cho dù bạn bè ít có đứa biết chuyện về gia đình tôi, chỉ duy nhất có một mình Nghiêm Quốc Việt là nó được tôi cho biết về thân thế của tôi,vì nó ngồi bên cạnh tôi trong năm lớp 9 này .Trốn chạy mà trong lòng thì cứ day dứt mãi không thôi : “..Mùa Hè cho khô những giọt nước.Lệ buồn trong đôi mắt ngủ yên.Tình nồng như hoa ngát nửa đêm.Dù rằng sẽ chóng tàn…” ( Hạ hồng-Phạm Duy).

                    Tất cả đó cũng là những kỷ niệm đẹp nhất của tuổi thơ để làm hành trang vào đời cho chúng tôi sau này,dù cho có vật đổi sao dời hay những biến đổi thời cuộc theo năm tháng , vẫn không thể xóa nhòa trong ký ức của các cựu học sinh Taberd , cho tới tận lúc chết.

                        “ Tuổi thần tiên sống theo hoa học trò
                           Phượng về thắm tươi trên sân trường nhà
                           Tuổi thần tiên rướn lên theo thầy cô
                           Phá vỡ sương mù,theo ánh sáng xa.
                           Tuổi là cây bút thon thon ngọc ngà
                           Tuổi là sách thơm trong như ngoài bìa
                           Tuổi là tay viết xinh xinh hàng chữ
                           Ép trong đôi tờ,cánh bướm đã khô…. 

                                                 ( Tuổi Thần Tiên – Phạm Duy )
 
                                                                                                                                    Hết phần 1
# 7210
  06 tháng 10, 2014 23:36  Hoàng Tử Của Lòng Em viết,  
Gửi Hoàng Tử Bé,

Thật khó tưởng tượng Hoàng Tử Bé còn nhớ tới những chi tiết nho nhỏ và đưa lên "nhật chình" cho bà con đọc.

Tâm hồn của Hoàng Tử còn ngây thơ lắm nên "sau bao nhiêu cuộc bể dâu, những điều trông thấy mà đau đớn lòng"  Hoàng T ử vẫn viết được, nhớ được, Hoàng Tử như cô bé bán diêm trong truyện của Anderson.

Khi chết Hoàng Tử sẽ bay ngay vào thiên đàng, vì chốn đó là chỗ cho những tâm hồn trẻ thơ.
# 7222
  09 tháng 10, 2014 17:06  Sờ Em Xem viết,  
Tuổi Thần Tiên (VVC - Hoàng Tử Bé)
   
Tuổi Today (ALL ABOUT THAT BASS)
   

Hai hoàng tử nói chuyện tuổi "mông sờ em xem" được không?
# 7347
  14 tháng 11, 2014 20:47  Dzinh viết,  
 Be Chính mạnh gioi?  Kỷ niệm những chăn đường nhìn lại...




# 7349
  14 tháng 11, 2014 21:40  Dũng viết,  
Cái xe em mặc jupe ngắn giống cái Cady đỏ của tao.  Cady là 1 cái xe Tây dở nhất trên đời, chắc chỉ hơn Velo Solex 1 bậc. Trời mưa mà chỉ 1, 2 giọt nước rớt lên máy là tao đạp cong đít gà lên xe vẫn không nổ máy.  Nhớ năm lớp 10, học hội Việt Mỹ, bắt đầu biết ngó gái (tuổi này thì Lý Hưng Ngọc, Cao  Dinh Hưng, Phạm Lê Hiệp, Sơn Lai ...) con ong đã tỏ đường đi lối về hết rồi, mỗi lần cong đít lên đạp khi trời mưa là mỗi lần quê với gái!
# 7350
  16 tháng 11, 2014 01:36  Dớ viết,  
Vậy là mày được đi Cadillac (Cady dắt) trước hơn mọi người rồi, còn phàn nàn gì nữa...ha ha ha .

Mày nói Cady nó hơn Velo Solex tao không đồng ý, tao nhớ hồi trước Mậu Thân ba tao chở tao đi từ Mạc Đỉnh Chi lên hàng xanh trên chiếc Solex, trời mưa tầm tả mà xe vẫn chạy ngon.
Solex chỉ kỵ trời mưa khi mà bánh trước mòn và cục đá lăn bánh cũng mòn , khi đó máy cứ nổ mà xe cứ đứng chớ không lăn bánh.  

Dớ
# 7351
  16 tháng 11, 2014 23:23  Dũng viết,  
"bánh trước mòn và cục đá lăn bánh cũng mòn , khi đó máy cứ nổ mà xe cứ đứng chớ không lăn bánh", mày đừng làm tao mũi lòng khi nghĩ tới "The Kim heroes", tội nghiệp tao.

Image result for old citroen models

Tụi Tây giỏi ở chỗ làm những cái không giống ai, như mấy con đầm thơm phức mà mốc trắng, xanh như anh Việt Nghiêm được nếm, và từ đó anh Việt không bao giờ quay lại trời Tây nữa.

# 7352
  17 tháng 11, 2014 06:32  Huỳnh Ngọc Lâm viết,  
Phải nhìn nhận Vũ Chính tả hay thiệt đó,nhưng có 2 điểm bị nhầm lẫn (tai hại điểm thú 2):
   - bút chì hiệu Gilbert của Pháp chứ khg phải Agilbert.
   - Trường Taberd là trường Công giáo mà khg cho nghĩ Noel 25.12 thì chắc chỉ có thể xảy ra trên Hệ Mặt trời RIGEL hoặc ANDROMEDA quá!!Nói Taberd khg cho nghĩ Noel là INADMISSIBLE ! KHG CHẤP NHẬN ĐƯỢC!!Mình đã check và double-check  đi đi lại lại nhiều lần với các bạn cũ,tất cả đều công nhận Taberd có nghĩ Noel TRƯỚC 1975,KHÔNG NHỮNG 1 NGÀY MÀ CÓ KHI 2 (24-25/12) thậm chí 3 NGÀY(24-25-26/12) để Qúy thầy cô chấm thi HK2.Không những Taberd mà các trường Công giáo khác như St.Paul, Thiên Phước, Regina Mundi và Pacis, Lasan Hiền Vương, Mossard...và kể cả 1 số trường ngoài công giáo như Gia Long, Trưng vương,Marie Curie, Võ trường Toản ĐỀU CÓ CHO NGHĨ NOEL 25/12 cả. Chỉ có từ 25/12/1975 trở đi MỚI KHG CÓ NGHĨ NOEL.
      -Mong Vũ Chính trước khi viết nên nhâm nhi tí cà phê để tỉnh táo 1 tí
# 7353
  17 tháng 11, 2014 14:34  Dũng Sử Dza viết,  
Beng

Thời Đệ nhất Cộng hòa những ngày lễ chính là ngày:[32]

  • Quốc khánh 26 Tháng 10
  • Tết Nguyên đán
  • Lễ Hai Bà Trưng
  • Lễ Trần Hưng Đạo
  • Lễ Lê Thái tổ
  • Lễ Phật đản
  • Lễ Giáng sinh 25 Tháng 12

Vào thời Đệ nhị Cộng hòa những ngày nghỉ chính thức cho các công sở gồm có:

Ngoài ra còn có những ngày lễ cổ truyền tính theo âm lịch như ngày Thích Ca thành đạo (8 Tháng Chạp), Tết Ta (1-7 Tháng Giêng, nghỉ chỉ ba ngày mồng 1 đến mồng 3), Giỗ Hai bà Trưng (cũng là ngày Phụ nữ Việt Nam) (6 tháng 2), Giỗ Tổ Hùng Vương (10 Tháng Ba), Phật đản (rằm Tháng Tư) (công nhận năm 1958)[33], Vu-lan (rằm Tháng Bảy), và tết Trung thu (rằm Tháng Tám).[34]

(trích từ http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a  )

Nhận xét:

Article ở trên viết không rõ ràng (cần chỉnh sửa), gây cảm tưởng là dưới Đệ Nhất Cộng Hoà thì Phật Đản là lễ chính thức, nhưng không còn là lễ chính dưới đệ II CH.  Chuyện này không hợp lý vì sau đảo chính 1-11-1963, Phật Giáo lên cơ, không ai dám chơi với lửa mà bỏ đi ngày lễ Phật Đản trong danh sách lễ chính thức.

Tuy nhiên có cụ gân Trần Văn Hương, lúc làm thủ tướng, xì-nẹc mấy ông sư xuống đường hoài (thế nào ít nhiều cũng có đạo diễn mắt xanh hay ca-pốt đỏ giựt dây, nhắc tuồng phía sau), nói: mấy ông sư làm trò khỉ (tôi nhớ mang máng chữ, nhưng tinh thần câu xì nẹc thì nhớ rất kỹ).

Cụ gân TVH lúc làm đô trưởng Sài Gòn đi xe đạp, (cũng như ba cậu Hải đi Velo Solex, đây là chuyện thiệt, không trình diễn làm màu).

Note: Comment này chỉ nêu sự kiện lịch sử (có thể kiểm chứng), không có hậu ý chính trị, tôn giáo


# 7361
  18 tháng 11, 2014 03:14  Tối Tác Gia viết,  
Chính văn hào,

Bài có hấp dẫn thì bà con mơí săm xoi, đọc từng câu, chữ để bới lông tìm cái đó (tìm chim như thể tìm anh, chim bay biển Bắc, em tìm biển Đông), nên dăng hào đừng lấy đó mà phiền

Hồi xưa tao có con đào xứ Kim Chi làm biên tập viên cho một nhà xuất bản lớn ở Pháp, nó giảng nghĩa là văn chương của các nhà văn (nhất là nhà văn chuyên nghiệp) vẫn phải qua khâu biên tập, cắt xén, sửa chữa những lỗi chính tả, cách hành văn, lịch sử, sự kiện v.v...

Còn có 1 nghề nữa gọi là petit negre, là mấy anh chuyên viết hồi ký cho các nhà chính trị, hay ông bự, mấy anh này cao hơn tụi biên tập viên 1 bực, vì nghề có kiêm phần sáng tạo, đánh bóng.

Tóm lại, là mời mày tiếp tục "tối tác" (sáng bán bánh mì, lâu nay còn ăn trừ cơm không mày).  Mày phải biết là mấy cậu đẹp đẽ, phương phi như Đinh Trọng Tín, Cao Đình Hưng... ba năm bói không ra một chữ, lâu lâu mày thả một con chuột con cho tao và Huỳnh Ngọc Lâm rượt bắt chơi.