Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Đề mục: Văn thơ
Chủ đề: 
Taberd - 50 Năm Một Chặng Đường Nhìn Lại ( 8 )
  Next
# 7130
  19 tháng 09, 2014 08:52  Vũ Văn Chính viết

                      Đôi khi có những trường hợp mà tôi thấy cũng khó hiểu,như tôi thấy có những thằng bạn đang cùng ngồi lớp học với mình,thế mà năm sau nó đã chễm chệ nhảy một lớp và là đàn anh của mình. Hay như bản thân của tôi ,mỗi lần đi trễ không kịp vào trường ,đành phải đi về nhờ mẹ của thằng Việt Dzũng xin phép dùm,chỉ cần nhắc máy alo một tiếng là xong.
                                                                    
                     Hay có những ngày đau ốm,bố thì miệt mài đi chống “xâm lăng” ở nơi xa xôi,mẹ thì bận buôn bán để lo cho hai thằng con yên tâm ngồi học ở cái trường đứng nhất nhì Sài Gòn này,thế thì còn giờ đâu mà viết thư hay đích thân đi đến trường , chi bằng nhấc phôn lên là tiện nhất. Nhất định những câu chuyện như trên phải là sự cả nể và quen biết giữa gia đình và nhà trường , thì mới dễ dàng được ưu ái như vậy .Taberd đa số là các con ông lớn ,các ông thương gia thứ bự ..nên đôi khi phôn tới cũng phải nhắc đại khái : Thưa các sư huynh ,tôi là phu nhân của..hay tôi là…thì các frère mới nhớ ra và vui lòng chấp nhận. Còn ngoài ra thì phải viết đơn xin phép nghỉ học hay đích thân tới trường xin phép. Nhưng đó là những chuyện của người lớn,vì ngày ấy tôi còn nhỏ nên cũng chẳng quan tâm gì đến.

                     Nói chung ,quen biết hay gởi gấm cũng chỉ chiếm 20% ,còn lại 80% là người được gởi gấm có trụ nổi và có thực lực học tập để được ngồi lâu ở Taberd hay không là chuyện khác nữa. Ngay như con của hai ông Tonton và phó Tonton thời xưa ,chỉ vì đánh nhau mà phải cuốn gói ra khỏi trường cấp kỳ luôn. Hay ông em ruột của frère An Phong vì ỷ thế hỗn láo với thầy cô,sau khi được thưởng thức mấy cái tát tai rực lửa và cũng  mau mau cuốn gói ra khỏi trường luôn , nói chi những tay phá phách mà có bố mẹ làm phó thường dân Nam Bộ thì khỏi nói rồi, ale parti sans retour liền tù tì.  Tôi cũng phục các ông bằng những nỗ lực của mình,ngồi liền tù tì từ cái lớp 11eme cho đến tận khi Sài Gòn bị đứt phim. Riêng cái thằng Sơn Lai ,tôi cũng phục nó sát đất luôn. Nó thường thật thà “khoe” là đi học nó được các “quới nhân” như ông Vĩnh Chúc,ông Nguyễn Quốc Việt hay “tận tình” chỉ bảo bài vở cho nó copie ,thế mà nó cũng tà tà ngồi một lèo 11 năm ở Taberd ,đúng là chỉ có Trời mới hiểu nổi mà thôi hehehe. 

                      Tôi cũng có một câu chuyện xin kể dành cho hai ông Thắng và Dũng  và các bạn Taberd 76 nghe:
                      Ngày ấy có hai ông bạn thuộc dạng cao cấp và là “thứ dữ” cùng chiến đấu chống  xâm lăng quyết liệt , thường sát cánh bên nhau.Và sau một trận tàn khốc và oanh liệt nhất vào năm 1971,thì cả hai ông cùng được khen thưởng và lên một cấp cao hơn trong cuộc đời chinh chiến. Sau khi được thăng thưởng ,thì một ông vẫn tiếp tục ở lại chống xâm lăng,còn một ông nhờ có quen biết với cấp trên nên được thảnh thơi về thành phố an dưỡng ,khỏi phải ra mặt trận vừa xa xôi vừa chết chóc. Từ đó hai người bạn đã từng chiến đấu bên nhau ngày nào nay tạm xa nhau mỗi người một nơi.

                      Rồi thời gian trôi qua lững lờ ,bỗng đùng một cái , ông ở lại chống xâm lăng vì ở một tình thế ngàn cân treo sợi tóc,một mình mà chống tới 30 thằng mà thằng nào cũng được trang bị vũ khí tới tận răng. Ông có hai em ét-cọt thuộc loại chiến , võ nghệ đầy mình có thể cùng ông chống lại 30 thằng địch để làm chậm thế trận và chờ viện binh tới tiếp cứu. Nhưng vô phúc thay ! một em đã bị “dụ dỗ” nên em nó phản phé ông mà mau mắn buông vũ khí và “hân hoan” chạy về trong vòng tay “âu yếm” của địch . Còn một em thì quyết liệt chống cự tới cùng cho tới khi bị bắt làm tù binh, thế là còn lại trơ trọi một mình ông , lâm vào tình thế nghiệt ngã ,đó nên ông chuyển sang chiến thuật rút lui để bảo toàn lực lượng. Xui cho ông là ông rút lui không đúng lúc , xếp ông thì bảo bằng miệng : “ ông cứ toàn quyền quyết định” , tới chừng ông rút thì  ông bị thượng cấp nổi trận lôi đình vì ông bất tuân thượng lịnh , hỏi ông xếp “đáng kính” của ông thì xếp lắc đầu Nô Nô lia lịa : “ ai ra lệnh hồi nào đâu? Văn bản đâu?” làm ông chưng hửng và thất vọng não nề đến không ngờ. Hậu quả ông lãnh đủ một mình và bị “Ông Lớn” tước hết mọi quân tịch và tống giam ông vào an dưỡng ở biệt thự :Chí Hòa phủ. Còn gì đau khổ hơn khi mà một thời chinh chiến lẫy lừng nơi trận địa,vừa mới được thăng thưởng chưa bao lâu thì cũng bị chính người thượng cấp năm nào gắn lon thăng chức ,nay cũng chính tay người đó lại lột lon ông xuống. Đúng là oan khiên.Nhưng ông cũng vẫn không oán hận gì cuộc đời, mà chỉ cho mình do cái số không may mà thôi.Ông thích nhất câu hát :” Khóc ,cười theo vận nước nổi trôi..”.

                      Vào ngụ ở biệt thự Chí Hòa phủ thì có một điều làm ông thấy buồn và thất vọng hơn ,khi thấy ông bạn thân khi xưa cùng chiến đấu chống xâm lăng quyết liệt với ông,ông ấy cũng cùng cư ngụ với ông ở biệt thự Chí Hòa Phủ này, với cái tội danh nhục nhã là : buôn lậu. Hai ông bạn thân ngày nào sau một thời gian xa cách nay lại trùng phùng gặp nhau ở nơi đây, với hai hoàn cảnh khác nhau và cùng chịu chung một số phận như nhau. Đau xót thay ! một ông vì lý tưởng chống xâm lăng và bị oan khiên,còn một ông thì sa ngã bởi đồng tiền tội lỗi. 
                        Gặp bạn cũ,ông chống xâm lăng cũng không nỡ trách móc hay giận hờn gì người bạn thân “lầm đường lạc lối” năm nào. Ông chỉ lắc đầu và lẩm bẩm đủ để cho một mình ông nghe : “ Cái thằng thật tệ, khi xưa ở rừng xanh núi đỏ chống xâm lăng thì là người hùng khí khái. Mới về thành phố một thời gian thì đã trở nên hư hỏng mất rồi.” Nói xong ông lại thở dài và buông ra một câu ngắn gọn : C’est la vie. Đối với ông cuộc đời là thế ! nó giống như bề mặt và bề trái của bàn tay, chuyện gì cũng có thể xảy ra được và nên chấp nhận những điều ấy. Riêng tôi,tôi chưa học được ở nơi ông cái tính chịu đựng và vượt qua những nỗi khổ của cuộc đời. Tôi còn “hăng máu” với cuộc đời với bạn bè lắm. Và cũng mong sao bạn bè cũng đừng giống như tôi. Hãy chấp nhận và chịu đựng vượt qua những thách đố oan khiên của cuộc sống “ Dù đời còn nghe cay đắng,dù đời bạc trắng như vôi”. Vì Đời Là Thế. Viết tới đây tôi lại nhớ tới bài nhạc Tình Bạn ( You’ve  Got A Friend ) của Carole King .