Thưa các bạn,
Chúng tôi được tin Cô Trần Thị Thanh, cựu giáo viên Taberd, đã qua đời hôm 03/06/2013, thọ 68 tuổi.
Cô Thanh cùng đi dự LaSan Hội Ngộ 2010, cũng như dự họp mặt Tân Niên 2013 với các anh em Taberd “nội”chúng ta, Cô cũng có họ hàng với Thầy Nhàn.
Vì hơi gấp, chúng tôi đã trao đổi với Nguyên, Sơn, để xuất quỹ và đại diện khóa đến phúng viếng, chia buồn cùng gia đình vào chiều 05/06/2013. Sáng nay, 06/06/2013, an táng.Xin báo cùng các bạn và nếu được, xin các bạn báo cho các bạn khác không có trong danh sách mailed trên.
Lý Văn Quới, La Thu Chinh
Được tin Thân phụ của bạn Lê Như Quốc Khánh vừa được Chúa gọi về sáng ngày 9 tháng 01 năm 2013.
Nguyện xin Thiên Chúa là Cha Nhân Từ sớm đón nhận linh hồn Bác về hưởng Nhan Thánh Chúa trên quê Trời.
Thành kính.
MẸ TÔI
(Một câu chuyện cảm động của một tác giả vô danh,nhận được qua e-mail, mong được chia sẻ với mọi người trong Mùa Vu Lan Báo Ân Cha Mẹ 2012)
Suốt thời thơ ấu và cả khi lớn lên, lúc nào tôi cũng ghét mẹ tôi. Lý do chính có lẽ vì bà chỉ có một con mắt. Bà là đề tài để bạn bè trong lớp chế giễu, châm chọc tôi. Mẹ tôi làm nghề nấu ăn để nuôi tôi ăn học. Một lần bà đến trường để kiếm tôi làm tôi phát ngượng. Sao bà lại có thể làm như thế với tôi? Tôi lơ bà đi, tôi nhìn bà một cái nhìn đầy căm ghét rồi chạy biến. Ngày hôm sau, những đứa bạn học trong lớp la lên:
"Ê, tao thấy rồi. Mẹ mày chỉ có một mắt!".
Tôi xấu hổ chỉ muốn chôn mình xuống đất. Tôi chỉ muốn bà biến mất khỏi cuộc đời tôi. Ngày hôm đó đi học về tôi nói thẳng với bà:
" Mẹ làm con xấu hổ quá !".
Mẹ tôi không nói gì . Còn tôi, lúc ấy lòng tôi tràn đầy giận dữ. Tôi chẳng để ý gì đến cảm xúc của mẹ. Tôi chỉ muốn thoát ra khỏi nhà, không muốn liên hệ gì với mẹ tôi nữa. Vì thế tôi cố gắng học hành thật chăm chỉ, và sau cùng, tôi có được một học bổng để đi học ở Singapore.
Sau mấy năm học và tốt nghiệp, tôi trở về lại Sàigòn làm việc cho một công ty ngoại quốc, tôi lập gia đình với một người bạn gái cùng làm việc chung. Vợ tôi thì con nhà gia thế, tôi giấu nàng về bà mẹ của mình, tôi chỉ nói tôi mồ côi từ nhỏ, không có thân nhân. Tôi rất hài lòng với cuộc sống bây giờ, vợ con và những tiện nghi vật chất tôi có được. Tôi cũng có hỏi thăm tin tức xa gần ở dưới quê và được biết mẹ của tôi còn sống, bà vẫn còn ở trong căn nhà tranh vách đất của năm xưa không thay đổi. Bà cũng lân la đó đây tìm kiếm tôi nhưng tôi thì bặt vô âm tín.
Bất ngờ ! một ngày kia, Bà xuất hiện đứng trước nhà tôi với thân hình tiều tụy già nua, áo quần rách rưới bà gõ cửa và nói rằng: nhà này có phải của cậu MINH không vậy ?. Hơn nữa, nhiều năm rồi bà không gặp tôi, thậm chí bà cũng chưa bao giờ biết con dâu hay các cháu. Cho nên, mấy đứa con tôi thấy bà già này đến gõ cửa chúng nó hoảng sợ la hét lên và bỏ chạy. Tôi thấy vậy vội chạy ra vừa giận vừa lo sợ vợ tôi biết chuyện, bèn hét lên:
"Sao bà dám đến đây làm con tôi sợ thế ? bà đi khỏi đây ngay!".
Mẹ tôi chỉ nhỏ nhẹ trả lời:
"Ồ, xin lỗi cậu, tôi nhầm địa chỉ!" và lặng lẽ quay đi.
Tôi không liên lạc với bà trong suốt một thời gian dài. Hồi nhỏ, mẹ đã làm con bị chúng bạn trêu chọc nhục nhã, bây giờ mẹ còn định phá hỏng cuộc sống đang có của con hay sao? Một hôm, nhận được một lá thư mời họp mặt của trường cũ gởi đến tận nhà, tôi nói dối vợ là phải đi công tác. Sau buổi họp mặt, tôi ghé về thăm căn nhà của mẹ, vì tò mò hơn là muốn thăm mẹ. Mấy người hàng xóm nói rằng bà ấy đã mất vài ngày trước đó và do không có thân nhân, cho nên hàng xóm đã lo mai táng xong rồi. Bà trước khi chết có viết để lại một lá thư nói với người hàng xóm: “nếu sau này có người thanh niên nào đến đây tìm tôi thì xin đưa họ lá thư này” Tôi nhận thư mà nước mắt tuôn trào…và chết ngất trên các giòng chữ của Mẹ tôi để lại:
Xin tặng cho những BE được diễm phúc còn có Mẹ Con sẽ không đợi một ngày kia khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ? Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ ai níu nổi thời gian? ai níu nổi? Con mỗi ngày một lớn lên Mẹ mỗi ngày thêm già cỗi Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn. Con sẽ không đợi một ngày kia có người cài cho con lên áo một bông hồng mới thảng thốt nhận ra mình mất mẹ mỗi ngày đi qua đang cài cho con một bông hồng hoa đẹp đấy - cớ sao lòng hoảng sợ? Ta ra đi mười năm xa vòng tay của mẹ Sống tự do như một cánh chim bằng Ta làm thơ cho đời và biết bao người con gái Có bao giờ thơ cho mẹ ta không? Những bài thơ chất ngập tâm hồn đau khổ - chia lìa - buồn vui - hạnh phúc Có những bàn chân đã giẫm xuống trái tim ta độc ác mà vẫn cứ đêm về thao thức làm thơ ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ giọt nước mắt già nua không ứa nổi ta mê mải trên bàn chân rong ruổi mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân mấy kẻ đi qua mấy người dừng lại? Sao mẹ già ở cách xa đến vậy trái tim âu lo đã giục giã đi tìm ta vẫn vô tình ta vẫn thản nhiên? Hôm nay... anh đã bao lần dừng lại trên phố quen ngả nón đứng chào xe tang qua phố ai mất mẹ? sao lòng anh hoảng sợ tiếng khóc kia bao lâu nữa của mình? Bài thơ này xin thắp một bình minh trên đời mẹ bao năm rồi tăm tối bài thơ như một nụ hồng Con cài sẵn cho tháng ngày sẽ tới !
Đỗ Trung Quân
Cung phụng Cha Mẹ sung sướng một đời chưa gọi là hiếu
Làm cho Cha Mẹ đời đời an vui mới là chí hiếu
Định nghĩa chữ hiếu qua lời Phật dạy
CÁI NÚT ÁO
Giật mình thức giấc. Cảm thấy khát khô ở cổ, tôi lồm cồm ngồi dậy mở tủ lạnh nốc một hơi. Nước lạnh làm tôi tỉnh người. Nhìn đồng hồ đã hơn 4g sáng. Tôi đến bên máy vi tính bật máy lên. Mở chương trình Nhật Ký định nhập vào những việc mình đã làm hoặc những suy nghĩ về một ngày đã qua. Nhưng chương trình lại bật lên thông báo nhấp nháy màu đỏ chói: "Tuần sau là đến ngày đầu tiên quen M". Tôi chỉnh chương trình để xem lại cái ngày đầu tiên đó và mỉm cười khi thấy lúc đó mình trẻ con hết sức. Tôi quyết định sẽ lục tung hết Internet để tìm ra một cái thiệp độc chiêu gửi nàng. Cuối cùng tôi cũng mãn nguyện với một cái thiệp nhiều ý nghĩa. Tôi kéo ngăn tủ ra để lấy cái đĩa CD hình mình để ghép vào thiệp, nhưng chợt nhìn thấy trong đó có một gói quà xinh xắn. Biết là của M tôi hồi hộp mở gói quà. Bên trên là một tấm thiệp to, còn bên dưới là một chiếc đồng hồ để bàn rất dễ thương và một cái nút áo. Hơi ngạc nhiên khi nhìn cái nút áo, tôi vội mở thiệp ra xem.
"Anh thân mến! Thế là chúng mình quen nhau đã 3 năm rồi. Trong 3 năm qua em rất vui vì đã quen được anh. Em đã học được rất nhiều điều từ anh. Anh là người rất giỏi, làm được rất nhiều việc lại sống rất tốt với mọi người. Anh sống hết sức chan hoà không câu nệ giàu nghèo, chức vị. Anh hết lòng với mọi người và được rất nhiều anh em bè bạn mến yêu, kính nể. Tối nay, cũng như bao ngày em đến nhà anh, đã 9g tối anh vẫn chưa về nhà. Khi đến nhà anh, em nhìn thấy mẹ đang khâu lại chiếc áo bị bỏng thuốc lá của anh. Nhìn mẹ chợt em nhớ đến anh, rồi nhớ đến những gì em đã thấy ở nhà anh. Em xin phép được tặng cho anh cái đồng hồ với lời nhắn: "Thời gian luôn trôi đi lạnh lùng. Có những thứ ngày mai làm được, nhưng có những thứ ngày mai không thể nào làm được". Và một cái nút áo với lời nhắn chân tình: "Đôi khi người ta biết được rất nhiều điều nhưng lại không biết một điều đơn giản là áo mình đang mặc có bao nhiêu cái nút!". Anh đã sống vì mọi người nhưng trong mọi người lại thiếu một người quan trọng nhất. Anh hãy xem tờ giấy bên dưới. Chúc anh luôn vui vẻ và thành đạt". Tôi cầm đồng hồ và cái nút lên, bên dưới có một tờ giấy xếp làm tư nằm ngay ngắn, tôi mở ra xem và thấy ngẩn ngơ với những dòng chữ dưới đây: *Em thấy anh rủ bạn về nhà cùng vui vẻ, làm xả láng mấy thùng Ken, anh em bàn tán chuyện đời, chuyện cơ quan, chuyện nhà sếp, chuyện quan trường, đủ thứ chuyện nhậu hoài bàn hổng hết. *Em thấy mẹ cặm cụi dọn dẹp thức ăn dư, lom khom nhặt từng vỏ lon xếp lại, sáng mai ra chợ đổi lấy chục chanh pha nước, cho thằng con tỉnh rượu mỗi khi say. *Em thấy anh sáng ra sạp gom gần hết báo, đọc ngấu nghiến từng bài từng mục. Ngẫm chuyện đời, chuyện quan liêu, chuyện cửa quyền, chuyện Mỹ, chuyện I rắc, chuyện SEA Games... *Em thấy mẹ cẩn thận sắp từng tờ báo, lựa riêng ra những phần quảng cáo rồi ngập ngừng hỏi cái này cân ký bán được hông con? *Em thấy anh chơi hết lòng với bạn, chẳng bỏ về dù tăng 4 hay tăng 3... *Em thấy mẹ cứ trằn trọc ra vô mãi, 2g rồi mà phòng nó vắng tanh *Em thấy anh sau một ngày làm mệt mỏi, về nhà bật máy lạnh, bật quạt, ngã lưng nằm thẳng chân, chẳng muộn phiền. *Em thấy mẹ ra hiên nằm những ngày trời nóng, rồi lẩm bẩm xem điện tháng này có quá định mức chưa. *Em thấy anh ghiền chơi vi tính, cứ băn khoăn hoài chuyện nâng cấp CPU lên 2 hay 3 Gb. *Em thấy mẹ rất ghiền xem cải lương, cứ chặm nước mắt, cứ cười vui thoải mái khi xem hoài cái tivi cà giật, cái Tivi từ lúc anh tắm mưa. *Em thấy anh chuyên viên vi tính, viết phần mềm để quản lý công ty, xem công nợ, lãi lỗ, bấm một phát là có ngay. Thế mà chẳng thể nào tính đúng được tình thương của người mẹ. *Em thấy mẹ chẳng cần vi tính, vẫn âm thầm lập trình cá, cơm, rau. Biết chị Hai cái áo ủi không ngay, còn anh nữa đôi giày cả tuần chưa chịu đánh! *Em thấy anh làm chuyện lớn mà quên đi những chuyện nhỏ xung quanh. *Em thấy mẹ suốt đời vụn vặt mà dạy con mình những bài học lớn lao...
Có bao giờ các bạn nghĩ rằng mình đã thật sự quan tâm đến ai đó chưa? Có bao giờ các bạn đã quan tâm đến những chuyện dù chỉ là nhỏ nhặt? Có bao giờ các bạn tự đặt mình vào hoàn cảnh của người khác? Hi vọng qua câu chuyện này tôi và các bạn có thể tìm lại được những bài học về sự quan tâm mà các bạn đã lỡ đánh mất. Hãy dành những lời chúc tốt đẹp nhất cho những người mẹ, người cha, những người luôn ở bên các bạn, luôn hướng sự quan tâm về phía các bạn mà không cần đòi hỏi điều đó từ các bạn !
TẤM LƯNG NGƯỜI BẠN ĐỜI
Hôm ấy thằng Út vẫn còn nghỉ Tết, không phải rước con nên tôi về sớm hơn mọi ngày. Thay vì đi về đường Nguyễn Thị Minh Khai thì tôi đi đường Nguyễn Đình Chiểu để về nhà cho gần. Đang chạy ngon trớn, đầu óc lơ mơ nghĩ đến bữa cơm nóng sốt của vợ đang chờ ở nhà thì một chiếc xe từ trong hẻm Ve Chai băng ra, tôi giật mình lách xe sang phải, lầm bầm: “Chạy vậy đó hả?”. Nhưng ngay lập tức, tôi há hốc mồm nói không nên lời khi trông thấy cái biển số xe… Trước mặt tôi là một người phụ nữ mặc chiếc áo khoác đã sỉn màu. Chiếc nón bảo hiểm cũng cũ. Điều khiến tôi chú ý là chiếc xe cúp 86 của chị ta trông rất tội nghiệp. Nó phải gồng mình chở trên đó đủ thứ: Rổ xe một bọc vú sữa, mấy trái xoài, một túm dâu Đà Lạt;hai bên xe máng lủ khủ nào thịt, cá, rau, trứng và không biết bao nhiêu thứ có tên và không tên khác cho những bữa cơm gia đình… Bình thường nếu nhìn hình ảnh ấy, tôi sẽ nghĩ, cái gã nào đó làm chồng chị ta thật sướng. Bởi trong nhịp sống tất bật hiện nay, còn có mấy người phụ nữ chí thú chuyện bếp núc cho gia đình như vậy? Nhưng trong hoàn cảnh này thì tôi thấy nghẹn đắng cổ họng. Một cảm xúc thật khó tả dâng đầy trong lòng. Vừa xót thương, vừa tội nghiệp, vừa cảm phục lại vừa thấy mình thật có lỗi…
Tôi cưới vợ hai mươi năm, có hai mặt con nhưng chưa bao giờ chú ý xem vợ đi xe gì, mặc áo gì, mang giày dép thế nào… Đó là vì trước mặt tôi, vợ lúc nào cũng chỉn chu. Buổi sáng vợ ra khỏi nhà trước, buổi trưa cũng về nhà trước để lo cơm nước. Khi cha con tôi về tới thì cơm canh nóng sốt đã sẵn sàng. Tuy làm trưởng phòng nhân sự của một công ty lớn nhưng chỉ trừ những hôm vợ tôi bệnh hoạn hoặc đi công tác xa thì cha con tôi mới phải mò vô bếp. Đôi khi tôi cũng tự hỏi, làm sao mà vợ tôi có thể làm hết mọi việc trong ngoài như thế, nhưng rồi tôi cũng tự trả lời là do vợ tôi vốn xuất thân trong một gia đình lao động nghèo, quen vất vả từ thuở nhỏ nên chuyện cơm nước trong nhà có đáng gì đâu! Chỉ đến khi bạn bè trong cơ quan than phiền vợ con bê trễ, lười nhác chuyện nhà, tôi mới thấy mình có phúc. Nhưng tôi nghĩ thì nghĩ vậy thôi chứ chưa bao giờ nói ra… Thậm chí có lần, vợ tôi nhờ coi dùm cái xe sao lên ga không vọt nữa, tôi ậm ừ rồi cũng quên luôn. Vợ tôi lại lẳng lặng dắt xe ra tiệm… Chỉ một quãng đường ngắn theo sau lưng vợ về nhà mà tôi đã suy nghĩ biết bao nhiêu điều. Thú thật, tôi đã chảy nước mắt khi nhìn cái dáng tảo tần của vợ.Trước nay, tôi đã nhìn ngắm, trầm trồ trước biết bao tấm lưng trần tươi mát của những cô gái trẻ, nhưng tôi chưa bao giờ ngắm nhìn chiếc lưng của người phụ nữ đã gắn bó với mình suốt hai mươi năm trong một khoảnh khắc tảo tần vì chồng con như thế này. Hôm đó, lần đầu tiên tôi xách phụ vợ những thứ lỉnh kỉnh ấy. Thật sự là nó rất nặng, lại phải đi một quãng khá xa từ bãi giữ xe chung cư về nhà. Vợ tôi xách mọi thứ đi trước, tôi lẽo đẽo đuổi theo. “Làm sao mà em có thể mang hết từng ấy thứ mà vẫn đi ào ào như giông, như gió vậy?”- tôi buộc miệng. Vợ tôi hơi ngoái lại: “Vì anh với con thôi chứ em cũng mệt lắm rồi “ Tôi cúi mặt, một nỗi ân hận vô cớ dâng lên trong lòng. Nếu giờ đây có ai hỏi tôi, người phụ nữ nào trên thế gian này có tấm lưng đẹp nhất, đáng yêu nhất, tôi sẽ nói ngay đó là tấm lưng gầy gò, tần tảo của vợ tôi. Các đấng mày râu hãy thử một lần nhìn vào tấm lưng người bạn đời của mình để thấy là tôi nói rất thật lòng…
ĐỪNG VỘI XÉT ĐOÁN
"Một người bạn của tôi trên chuyến trở về Việt Nam sau một thời gian sống ở Âu Châu, đã phải chờ khá lâu ở phi trường Heathrow của London. Sau khi mua một ly cà phê và một gói bánh quy, cô kéo lê hành lý lỉnh kỉnh tới một cái bàn trống để đọc báo và ăn bánh trong khi chờ máy bay. Khi đang đọc tờ báo buổi sáng, cô nhận ra có người làm gì đó sột soạt ở bàn mình. Liếc nhìn qua tờ báo, cô sửng sốt thấy một anh chàng ăn mặc lịch sự đang với tay lấy bánh của cô, bỏ vào miệng. Không muốn làm ầm ĩ, cô chỉ nghiêng mình để lấy một cái cho mình.
Một phút sau, cô lại nghe tiếng sột soạt. Anh chàng kia lại lấy thêm bánh để ăn. Cho đến lúc cả hai đã ăn đến cái bánh cuối cùng trong gói, cô đã tức giận hết cỡ nhưng vẫn không nói được câu nào. Rồi chàng trai bỗng bẻ cái bánh làm hai, đẩy một nửa về phía cô và ăn nửa còn lại, rồi bỏ đi. Lát sau, khi loa phóng thanh gọi tên cô, và yêu cầu cô xuất trình vé, cô vẫn còn bừng bừng cơn giận. Tuy nhiên, các bạn hãy thử tưởng tượng sự xấu hổ của cô khi cô mở túi xách ra và khám phá ra rằng gói bánh của mình vẫn còn nằm nguyên trong đó. Thì ra từ nãy tới giờ cô đã ăn bánh của người ta. Chàng kia đã chia sẻ với cô đến miếng bánh cuối cùng. Thật là một con người tốt bụng" Suy nghĩ: Câu chuyện cho thấy cái nhìn của chúng ta về người khác không luôn luôn chính xác, thậm chí nhiều khi còn nhầm lẫn nữa. Vì thế đừng vội xét đoán, kết án. Và cũng phải sẵn sàng thay đổi cái nhìn của mình khi chúng không còn đúng với sự thật nữa. Quan trọng hơn nữa, nếu chúng ta muốn có những thay đổi lớn trong cuộc đời mình thì trước hết phải thay đổi cách nhìn về người khác. Hãy đeo cặp kính khác rồi mọi sự sẽ thay đổi theo ta.
ĐỪNG XÉT ĐOÁN Vừa nhận được điện thoại, nam bác sĩ vội vã tới bệnh viện. Ông khoác vội trang phục phẫu thuật và tiến ngay tới phòng mổ. Lúc đó, người cha của cậu bé sắp sửa phẫu thuật đang ngồi đợi tại cửa phòng. Vừa nhìn thấy bóng bác sĩ, người cha nói ngay : “Tại sao giờ này ông mới đến? Ông không hay biết con trai tôi rất nguy kịch sao? Thực lòng ông có trách nhiệm nghề nghiệp không vậy?” Bác sĩ điềm tĩnh trả lời : “Thật xin lỗi, lúc này không phải ca tôi trực nên tôi không có mặt tại bệnh viện. Thế nhưng vừa nhận được điện báo tôi đến ngay đây… Và lúc này tôi muốn tịnh tâm một chút để chuẩn bị phẫu thuật”. Người cha giận dữ : “Tịnh tâm à?! Giả như con của ông đang nằm trong phòng cấp cứu thì ông có tịnh tâm được không? Nếu như con trai ông sắp chết, ông sẽ làm gì?” Vị bác sĩ lại mỉm cười trả lời : “Tôi sẽ nói điều mà ông Gióp đã nói trong Kinh Thánh: ‘Thân trần truồng sinh từ bụi đất, tôi sẽ trở về bụi đất thân trần truồng. Chúa đã sinh ra, Chúa lại lấy đi, xin chúc tụng Chúa’. Những bác sĩ không có khả năng giữ lại mạng sống. Ông hãy đi và cầu nguyện cho con trai ông. Chúng ta sẽ nỗ lực hết mình và cậy trông vào ân sủng Thiên Chúa”. “Khuyên lơn người khác khi mà bản thân mình chẳng dính dáng gì xem ra quá dễ dàng”. Người cha phàn nàn. Cửa phòng phẫu thuật đóng lại. Vị bác sĩ miệt mài vài giờ liền trong phòng mổ. Và ông rời khỏi phòng phẫu thuật trong niềm hạnh phúc: “Cảm tạ Chúa. Con trai ông đã được cứu. Nếu muốn biết thêm chi tiết, hãy hỏi cô ý tá vừa giúp tôi”. Không chờ câu trả lời của người cha, vị bác sĩ tiến thẳng và rời khỏi bệnh viện. Ngay khi nhìn thấy dáng dấp cô y tá xuất hiện, người cha nói ngay : “Loại người gì mà lại cao ngạo đến như thế kia chứ! Thậm chí ông ta không thèm dành vài giây trả lời cho tôi biết hiện trạng con trai tôi”. Cô y tá cúi xuống, tuôn trào nước mắt, trong xúc động, cô chậm rãi trả lời: “Con trai duy nhất của bác ấy mới qua đời hôm qua do một tai nạn. Hôm nay bác ấy đang lo tang sự cho cậu. Thế nhưng vừa nhận được điện báo bác ấy tới ngay để cứu con trai ông. Bây giờ thì bác ấy trở về tiếp tục lo hậu sự cho đứa con yêu quý của mình”. Đừng kết án ai. Vì bạn không biết cuộc sống của họ thế nào cũng như điều gì đang diễn ra trong tâm hồn họ và những gì họ đang phải nỗ lực vượt qua.
Sưu tầm
- Trời đất ơi! Người ta bán trả góp đủ thứ, chứ sách vở, sách đại hạ giá ai đời bán trả góp? Vả lại, tôi nào biết chị là ai, ở đâu?
- Tôi cần mua cả hai - chị nói tiếp - xin anh giữ, đừng bán cho người khác. Khi nào góp đủ, tôi sẽ lấy trọn. Anh thông cảm làm ơn giúp tôi.
Thấy lạ, tôi hỏi chuyện mới vỡ lẽ. Đô Bi chính là thầy cũ của chị hàng rong. Chị Tám (tên chị) bất ngờ thấy có dấu son quen, hiểu ra hoàn cảnh của thầy, bèn nảy ý chuộc lại cho người mình từng thọ ơn giáo dục. Song, bán bánh bò bánh tiêu nào được bao nhiêu, lại còn nuôi con nhỏ, không đủ tiền mua một lần nên chị xin trả góp.
Tôi cảm động quá, trao ngay hai bộ từ điển cho chị Tám:
- Chị hãy cầm lấy, kịp làm quà Tết cho thầy. Tôi cũng xin lại đúng số vốn mà thôi, chị à.
- Nhưng...
- Đừng ngại, chị trả góp dần sau này cũng được.
Chị lấy làm mừng rỡ, cuống quít trả tôi một ít tiền.
- Chao ôi, quý hóa quá! Cảm ơn... cảm ơn... anh nhá!
Mai lại, chị Tám trả góp tiếp. Chị kể :
- Thầy Bi thảm lắm... Gần Tết, cô lại ngã bệnh... Thầy nhận sách, mừng mừng tủi tủi tội ghê, anh à!... Thầy cũ trò xưa khóc, khóc mãi!
Tôi vụt muốn nhảy cỡn lên và thét to:
“Hỡi ông Victor, ông Lev, ông Dostoievski... ơi! Ông Khái, ông Vũ, ông Ngô... ơi! Có những thứ không bao giờ hạ giá được! Có những người bình thường, vô danh tiểu tốt nhưng có những kiệt tác không hạ giá nổi, đó là ‘Tấm lòng’ ”.
Đại Hạ Giá
Thời buổi này còn cái gì không hạ giá nhỉ? Sách vở, quần áo, đồ điện tử v...v... hạ giá! Tôi cầm mảnh bằng đại học cạ cục mãi chưa tìm ra việc làm, cũng nhào ra vỉa hè bán sách đại hạ giá. Từ Victor Hugo, Lev Tolstoy, Tagore, Dostoievski... đến Khái Hưng, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng... cả thảy đều bị “hạ” nằm la liệt. Lắm lúc ngồi chồm hổm nhìn xuống các tên tuổi từng “vang bóng một thời”, tôi thầm hỏi:
- Nên cười hay nên khóc, thưa chư liệt vị?
Cách đây ít lâu, một ông lão hình dáng tiều tụy mang đến bán hai pho sách dày. Một cuốn là “Hán Việt Từ Điển” của Đào Duy Anh do Khai Trí tái bản. Cuốn kia là “Petit Larousse Illustré” in tại Paris năm 1973. Sách còn tinh tươm lắm, hẳn chủ nhân đã xài rất kỹ. Thấy giá rẻ, tôi mua. Loại ấn bản này đây, gặp loại khách biên biết, bán cũng được lời.
Ngoài bìa và một số trang ruột của mỗi cuốn, đều có ấn dấu son hình ellipse: “Bibliothèque - Đô Bi - Professeur”. À, té ra ông lão vốn từng là giáo chức. Thảo nào! Cất tiền vào ví rồi mà ông cứ dùng dằng nuối tiếc, ngoảnh lại nhìn những tài liệu - tài sản phải đứt ruột bán đi. Ngoái mãi mấy lần rồi ông mới dắt chiếc xe đạp cà tàng đạp về. Mắt ông đỏ hoe. Lòng tôi chợt se lại!
Chiều 25 Tết. Ngồi cạnh các danh tác tôi vẫn lim dim, thấp thỏm, chồm hổm ra đấy. Qua đường không ai thấy, lá vàng rơi trên giấy. Sài Gòn chả có mưa bụi cho đủ khổ thơ Vũ Đình Liên. Nhưng bụi đường thì tha hồ, đủ khổ thứ dân lê lết vệ đường như tôi.
- Anh mua bánh bò, bánh tiêu?
Một chị hàng rong đến mời. Tôi lắc đầu. Bỗng chị sững người chăm chú nhìn vào hai bộ từ điển. Chị ngồi thụp xuống, đặt sề bánh bên cạnh, cầm hết cuốn này đến cuốn kia lật lật. Rồi chị hỏi giá cả hai. Ngần ngừ lúc lâu, chị nói:
- Anh có bán... trả góp không?