Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Đề mục: Chuyện tứ xứ
Chủ đề: 
Bổ sung lý thú với " Những điều lý thú về các vị Vua Việt Nam."
  (2 trả lời)
  Next
# 4110
  20 tháng 02, 2012 03:37  Giáo Dũng viết

Người phụ nữ VN có nhiều người thân làm Vua là " Thái hậu Dương Vân Nga " ( quê ở vùng Nho Quan, Ninh Bình ) . Bà là vợ của Vua Đinh Tiên Hoàng ( Đinh Bộ Lĩnh ) có con trai là Đinh Toàn lên ngôi Vua ( lúc 6 tuổi ) khi Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết . Năm 980, quân Tống chuẩn bị sang đánh VN, bà cùng triều thần tôn Lê Hoàn lên ngôi vua ( Lê Thái Tổ , lập ra đời Tiền Lê ), và bà cũng trở thành vợ của Vua Lê Thái Tổ  . Bà cũng có hai người con trai là Lê Long Việt và Lê Long Đĩnh cùng làm vua  .Tháng 3năm 1005, Lê Hoàn mất đi thì Lê Long Việt làm vua ( Lê Trung Tông), nhưng ba ngày sau, thì Lê Long Đĩnh ( xưng là Đại Thắng Minh Quang Hiếu Hoàng Đế , vị vua được dân gian phong cho hiệu Lê Ngọa Triều )  giết anh trai Lê Long Việt để đoạt ngôi vua . Thái Hậu Dương Vân Nga có người con gái với Lê Hoàn là bà Lê thị Phất Ngân gã cho Điện Tiền Chỉ Huy Sứ Lý Công Uẩn. Sau khi Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn quan chi nội Đào Cam Mộc và sư Vạn Hạnh tôn ông lên ngôi vua và lập nên triều Lý. Vậy Thái Hậu Dương Vân Nga có thêm con rễ là vua Lý Thái Tổ ( người đã dời đô từ Hoa Lư - Ninh Bình ra Thăng Long - Hà Nội ) .
# 4111
  20 tháng 02, 2012 20:02  Lý Hữu Phước viết,  

"Vua có nhiều con rể làm vua nhất: Lê Hiển Tông có 3 con rể làm vua là Nguyễn Huệ (lấy công chúa Lê Ngọc Hân), Nguyễn Quang Toản (lấy công chúa Lê Ngọc Bình) và Nguyễn Ánh (cũng lấy Ngọc Bình). Nhưng khi còn sống ông chỉ chứng kiến Nguyễn Huệ làm con rể mình."

...

Công chúa  Ngọc Bình được gả cho vua Cảnh Thịnh (1792-1802 - Nguyễn Quang Toản). Sau khi ông bị giết, bà được vua Gia Long (1802-1819) kết nạp vào cung, phong làm thứ phi, mặc dù có nhiều đại thần cang giáng. Ca dao truyền khẩu có câu:

"Số đâu là số lạ lùng,

Con vua mà lấy hai chồng làm vua."

Sau khi nhà Tây Sơn mất, phe chống đối ở Bắc Hà có phổ biến hai câu

"Ðầu cha lộn xuống chân con,

Mười bốn năm tròn hết số thì thôi!"

Chữ quang () trong Quang Trung (Nguyễn Huệ) viết có chữ tiểu (), chữ cảnh () trong niên hiệu vua Cảnh Thịnh cũng có chữ tiểu dưới chữ cảnh, như thế là đầu cha lộn xuống chân con. Mười bốn năm tròn là tổng số năm làm vua của triều đại Quang Trung (1788-1792) và con là Cảnh Thịnh (1792-1802).

 

...

Sau hòa ước Năm Quí Mùi, đất nước Việt Nam từ năm nay đã mất quyền tự chủ, một câu đối rất được phổ biến trong thời này:

"Nhất giang lưỡng quốc nan phân thuyết,

Tứ nguyệt tam vuơng triệu bất tường."

(Một sông hai nước, thật khó nói,

Bốn tháng ba vua, điềm chẳng lành)

Ðây ý nói bên tả ngạn sông Hương là chính phủ Nam triều, phía bên hữu ngạn là chính phủ Bảo hộ. Và trong vòng có bốn tháng đã có ba vua thay đổi, đó là:

·         Dục Ðức (ông vua ba ngày 17-20 tháng 07-1883),

·         Hiệp Hòa (06-1883 - 11-1883) và

·         Kiến Phúc (12-1883 - 06-1884).

Câu đối này chẳng những diễn tả đúng thình hình đất nước thời đó mà còn chơi chữ một cách tài tình: Câu đầu kết thúc bằng chữ “thuyết” và cuối câu sau có chữ “tường”. Ðó là tên của hai vị đại thần Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường, hai người đã đóng vai trò chính trong diễn biến lịch sử này.

Ca dao thương tiếc cho vua Hiệp Hòa đã bị hai ông Tường và Thuyết giết hại

"Chiều chiều lại nhớ chiều chiều,

Nhớ người đảy gấm khăn điều vắt vai."

# 4112
  20 tháng 02, 2012 20:03  Lý Hữu Phước viết,  

Ðêm 07-07-1885, Tôn Thất Thuyết (1835-1913) ra lịnh tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá và Tòa Khâm Sứ. Cuộc tấn công thất bại và kinh thành Huế bị thất thủ chỉ trong vài giờ. Tôn Thất Thuyết thu tàn quân và đón vua Hàm Nghi (08-1884 - 07-1885) và cả triều thần về Quảng Trị, rồi Tân Sở và lẫn tránh trong dãy Trường Sơn. Trên đường bôn ba để lập chiến khu, người ta có nghe câu:

"Lần theo dấu thỏ non đoài,

Miễn phò đặng chúa, dám nài chi công."

Tháng 9-1885, Chánh Mông được người Pháp đưa lên làm vua lấy hiệu là Ðồng Khánh (1885-1888). Hai chữ Ðồng Khánh có nghĩa là cùng vui: cả Nam triều và Pháp cùng vui dưới đời vua này. Trong lúc đó, vua Hàm Nghi xuất bôn, lãnh đạo phong trào Cần Vương chống Pháp. Phong trào này được nhân dân nam bắc hưởng ứng nhiệt liệt, nhất là hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tỉnh:

"Gẫm xem thế sự thêm rầu,

Ở giữa Ðồng Khánh, hai đầu Hàm Nghi."

Và ca dao còn có câu:

"Một nhà hai chủ không hòa,

Hai vua một nước, ắt là không yên."

Ðây là giai đoạn rối ren nhất của lịch sử. Hết chuyện “ba vua bốn tháng”, lại đến chuyện “hai vua một nước”, rồi cuối cùng là “ba vua một nhà” qua hai câu:

"Một nhà sinh đặng ba vua,

Vua còn, vua mất, vua thua chạy dài."

Nguyên vua Tự Ðức không có con, lấy cháu làm con nuôi. Dục Ðức là con của Thụy (Thoại) Thái Vương là em của vua Tự Ðức. Kiến Phúc, Hàm Nghi và Ðồng Khánh là con của Kiên Thái Vương cũng là em vua Tự Ðức. Một nhà sinh đặng ba vua chính là nhà Kiên Thái Vương. Vua còn là Ðồng Khánh, vua mất là Kiến Phúc, vua thua chạy dài là Hàm Nghi. Vua Hàm Nghi bị bắt vào ngày 30-10-1888 và bị đày sang Algérie (Phi Châu) ngày 13-01-1889...

 

(Trích Dòng sử Việt qua Thi ca, tg LHP)