Anh "Haha" không ở VN sau 1975 ngày nào, chắc cũng không đọc sách sử, hồi ký cận đại nhiều, không trao đổi thật sâu, thật nhiều với các "who's who" in music world, nên để em thỏ thẻ đôi nhời lung tung:
a/ Chiến tranh và con người: Chiến tranh VN là một khuôn mẫu của một nồi tạp-p í-lù các tư tưởng chính trị, kinh tế, chiến lược, khát vọng tự do, giải phóng đất nước... nhận định khác nhau của con người thuộc nhiều thế hệ khác nhau, nơi chốn địa lý khác nhau, xuất thân giáo dục khác nhau, về con người.
(Note: chính trị và tôn giáo là 2 lãnh vực mà khi bàn luận sẽ kéo ta đi rất xa, không thích hợp với đường hướng của diễn đàn TST, nên em chỉ chấm phá để minh hoạ cho nhận định của em về âm nhạc, xin đừng luận chính trị xa quá làm xếp sân trường e ngại).
Robert McNamara, xuất thân Harvard Business School, từng làm việc ở Office of Statistical Control, President của Ford Motor Company, bộ trưởng quốc phòng Mỹ, sau làm chủ tịch IMF, có 1 cách nhìn về chiến tranh, quốc phòng, con người quái gỡ, sai bét ngay từ đầu là "body count".
Dr Herry Kissinger, ít máy móc, số hoá hơn Robert McNamara, nhưng trước
khi giải quyết vấn đề VN, cũng order một ban nghiên cứu cho ông những báo
cáo phân tích cuộc chiến dưới một cái nhìn mới từ nhiều mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá,
con người... để tìm trả lời cho câu hỏi "có thắng chiến tranh VN được
không?". Câu trả lời là không. Vì cái nhìn cơ bản về con người của 2 phe rất khác nhau: 1 bên con con người không là gì, phủ định con người, ngay cả chính con người của mình, đồng bào, dân tộc của mình; 1 bên vấp phải những giới hạn đặt ra do chính văn minh, định chế chính trị của mình đặt ra, không thể vượt qua. Khi phải vượt những giới hạn này để thắng một cuộc chiến tranh, thì một xã hội văn minh sẽ làm thương tổn chính nó nhiều hơn là thắng lợi mà cuộc chiến thắng mang lại cho nó. Cho nên nước Mỹ đã chấp nhận thua cuộc chiến để bảo tồn những giá trị cơ bản (nhưng vẫn có thể thay đổi) của nó. Do đó, không đi được đường A, thì đi đường B để tới C.
=> Bài học cơ bản là: Xã hội, con người, tâm lý, nhận thức luôn biến chuyển, "vô thường", nên giải pháp tối ưu là uyển chuyển, sẵn sàng xét lại mọi định kiến. Với 1 bài toán mà hàm số là con người, với rất nhiều biến số, thì không có một cái mẫu nào là duy nhất cho mọi trường hợp cả.
b/ Trở về với âm nhạc: Bạn vượt biên của em ở với em gần 1 năm ở Hồngkông, Lê Tuấn Hùng (xem http://en.wikipedia.org/wiki/Le_Tuan_Hung ) , lúc từ Úc qua Paris tìm tài liệu học hỏi làm thesis với giáo sư Trần Văn Khê, Trần Quang Hải, nghệ sĩ Chí Tâm, và nhiều người khác ..., nghiên cứu ở các trung tâm nghiên cứu âm nhạc, con người (Musee de l'Homme) ở Pháp, có ở nhà em một thời gian. 2 thằng nói chuyện nhiều về âm nhạc, về cảm thụ âm nhạc, về trình tấu v.v.... Hùng không chỉ là một scholar, nhưng là một performer (" He is a multi-instrumentalist with a strong background in Vietnamese traditional music and Western classical music").
Trong Bioliography của link http://en.wikipedia.org/wiki/Le_Tuan_Hung, ta thấy vài information có ý nghĩa:
Le, Tuan Hung. "Mindfulness of hearing : hearing places from a
non-western perspective" in Hearing Places : Sound, Place, Time and
Culture. Edited by Ros Bandt, Michelle Duffy and Dolly MacKinnon.
Newcastle: Cambridge Scholars Publishing, 2007.
ISBN 9781847182555 .....
Le, Tuan Hung."Music and Politics: A Socio-Political Interpretation of
Significant Aspects of Compositions for the Zither Dan Tranh in South
Vietnam since 1975" in New Perspectives on Vietnamese Music. Edited by
Phong T. Nguyen. [New Haven, Ct.] : Yale Center for International and
Area Studies, 1992.
Có 1 chữ rất quan trọng, em rất tâm đắc là "Mindfulness of hearing". Mindfulness là một chữ của Thiền Zen (không rõ trong truyền thống tâm linh Tây Phương, cái concept này có mạnh, phát triển như trong Zen hay không?). Mindfulness nó vừa đòi hỏi Một kiến thức (dốt quá thì không thể đi lên 1 stage cao hơn) + Một sự làm chủ kiến thức, không bị nô lệ bởi những định kiến, thành kiến, những điều thủ đắc + Một tỉnh thức-awareness để thâu nhận, cảm nhận + Một chấp nhận tìm kiếm, mở rộng giới quan của mình...
Tóm lại âm nhạc là một cái gì lớn hơn Soprano và Tenor, dynamic range, modern hay classic..., nó còn là 'Sound, Place, Time and
Culture, Socio-Political..." còn là "life experience", còn là sự giao cảm cá nhân (xin nhấn mạnh "giao cảm cá nhân") giữi người trình tấu và một thính giả nào đó.