# 7110
15 tháng 09, 2014 09:30 Vũ Văn Chính viết
Tôi còn nhớ năm 1970 tại Nhật Bản có hội chợ hàng tiêu dùng tên là Expo 70 , một hôm thằng Nguyễn Mạnh Sa nó đem vào lớp một món đồ chơi nho nhỏ ,trông nó tròn và làm bằng gỗ ,có một sợi dây ở giữa để kéo con quay đó chạy lên chạy xuống trông rất lạ . Nó khoe ba nó mới đi Nhật về và mua cho nó ,tên gọi là trò chơi Yoyo . Đó là món đồ chơi lạ lẫm lần đầu tiên tôi thấy,nên tôi cứ lẽo đẽo đi theo dụ khị nó bằng cách mua hay gạ đổi cả mấy món đồ chơi khác ,mà nó vẫn lắc đầu nhất định không chịu . Đến nỗi xin nó cho chơi ké nó còn không cho nữa là. Kỷ niệm về Taberd thì tôi viết cũng đã nhiều , không thể nào quên được . Nếu có quên thì đã có cuốn Kỷ Yếu mà thường thì cuối năm học , là nhà trường đã phân phát cho mỗi học sinh rồi sau đó là về nghỉ hè. Kỳ lạ thay ! cứ mỗi lần nhìn vào cuốn kỷ yếu để xem lại “dung nhan” thì cũng cùng lúc , những kỷ niệm xưa lại hiện về cùng với những thằng bạn khi xưa.
Taberd với lối giáo dục theo kiểu văn hóa Pháp , cộng thêm một chút gì cấp tiến phù hợp với nếp sống thời bấy giờ. Cái hình ảnh các frère mặc chiếc áo dòng màu đen tuyền giống như các linh mục, chỉ khác là trên cổ các frère có thêm một cái Rabat bằng nhựa cứng màu trắng và có xẻ rãnh ở giữa, chân lúc nào cũng đi giày tây trông thật lịch sự và trang trọng. Tuy mang trên mình chiếc áo dòng trang nghiêm và đạo mạo ,nhưng các frère sống cũng rất cấp tiến theo thời đại , nhất là các frère trẻ , nói tiếng Tây như gió . Trong giờ học thì có thể các frère dữ dằn ghê gớm , nhưng vào những giờ nghỉ buổi chiều các frère cũng hòa đồng cùng với học sinh chơi vài hiệp bóng rổ , bóng bàn . Nghe bạn Nguyễn Hữu Đức bên lớp Anh Văn kể rằng , cứ tối tối là frère Martial Trí lại xuống nhà Đức cùng với Trần Văn Vụ ( một Taberd 75 )rủ học trò chơi cờ Domino để giải trí ( vì nhà Đức nằm ngay bên hông trường phía góc đường Hai Bà Trưng và Nguyễn Du ) .
Các frère còn lập một ban nhạc riêng của các frère nữa , mà hôm trường tổ chức Đại Hội Nhạc Trẻ Taberd năm 1972 , học sinh Taberd mới có dịp được tận mắt chiêm ngưỡng các frère biểu diễn “ chơi nhạc “ hay đến cỡ nào . Có một lần nhờ bị Consign buổi trưa thứ Bảy , phải ngồi lại trong lớp chép phạt rồi sau đó chạy lên lầu 5 gần sân thượng nơi các frère ở ,đi ngang qua phòng các frère tai tôi mới nghe được những bản nhạc hay nhất lúc đó như bài Mal, Aline của Christophe ( ca sĩ mà dân Taberd mê say đắm ). Thế mới biết các frère sống “ sành điệu “ đến dường nào.
Ở Taberd với lối giáo dục Văn - Thể - Mỹ toàn diện như thế , thường thì do các frère Tổng Linh Hoạt phụ trách các hoạt động văn hóa – văn nghệ trong trường , dưới sự năng nổ của các frère ấy đã giúp cho chúng tôi một nếp sống đa dạng . Các học sinh Taberd ít nhiều gì thì cái gì cũng biết một chút, như chơi bóng rổ , bóng bàn , đá banh… Nhất là về nghe nhạc , xem phim ..Toàn là những món ăn tinh thần thời thượng lúc bấy giờ đối học sinh Taberd nói riêng , và đối với cả các thế hệ thanh niên thời ấy nói chung. Đến nỗi mãi tận đến bây giờ sau mấy chục năm ,chúng tôi đều nhớ những bản nhạc ấy mỗi khi họp mặt nhau để ôn lại kỷ niệm. Lẽ dĩ nhiên là bài “ tủ “ Lasan Hành Khúc bao nhiêu năm trời ,mà cứ mỗi sáng thứ Hai chào cờ là cả trường đều hát vang lên , bảo sao mà không thuộc lòng cho được . Ngay như bài Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ mà năm 1972 , frère Fortunat An Phong tập cho chúng tôi hát trong một buổi sinh hoạt văn nghệ vào trưa thứ bảy dưới sân chơi của dãy lầu lớp 8,9 . Thế mà thế hệ chúng tôi vẫn còn nhớ mãi cho đến tận bây giờ , dù cũng đã 42 năm dài ròng rã trôi qua.
Kỷ niệm trong đời thì ai cũng có và còn có nhiều hơn nữa trong suốt cuộc đời mình. Có những kỷ niệm dù vui hay buồn,đẹp hay xấu,sung sướng hay đau khổ luôn luôn vẫn nằm mãi trong ký ức của mỗi người. Có đôi khi vì mệt mỏi trong chuyện mưu sinh đời thường,mà cũng có lúc tạm để cho kỷ niệm nằm yên trong lòng và cũng không muốn nhớ đến. Chỉ khi nào cuộc sống đã tạm yên ,đã đến lúc cũng cần tìm đến một chỗ nghỉ ngơi cho đời mình,khi mà tuổi tác đã chồng chất dần lên thì ta như một chiếc xe bò cọc cạch , chở đầy những kỷ niệm nặng trĩu chồng chất trên chiếc xe và lăn trên con dốc già về miền quá khứ,như bác Phạm Duy đã viết câu ca mà tôi rất thích mỗi khi ngồi nhớ lại chuyện xưa :
“ Mời người lên xe, về miền quá khứ.
Mời người mang theo kỷ niệm thương yêu
Đứng tiễn người vào dĩ vãng nhạt mầu
Có lũ kỷ niệm trước sau…. “
( Nghìn Trùng Xa Cách – Phạm Duy ).
Hãy nghe những kỷ niệm của các bạn tôi khi còn ngồi ở Taberd :
* Huỳnh Ngọc Lâm bên lớp Anh Văn nhớ về cái kỷ niệm vui năm lớp 10 : Do học chương trình Pháp 4 năm từ thời chập chững vào Taberd từ lớp 11eme đến lop718 eme của ban tiểu học, nên khi lên lớp 10 chương trình bắt buộc các học sinh phải học them một sinh ngữ thứ 2 ngoài sinh ngữ chính. Nếu ai học Anh Văn thì sinh ngữ 2 là Pháp văn,và ngược lại. Do đó ,tiếng Tây mình rất giỏi là lẽ dĩ nhiên và còn được frère Bernard lúc đó dạy môn Pháp Văn lớp 10 rất cưng. Một hôm đang ngồi làm bài tập trong lớp , chợt nghe có tiếng nhạc vọng lên từ dưới sân trường,quay qua nhìn thì lần đầu tiên thấy một nhóm nữ sinh Thiên Phước mặc áo dài hồng ,sang trường Taberd để tổng dợt bài dân vũ tập thể giữa trường nam Taberd và trường nữ Thiên Phước, để chuẩn bị cho ngày lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập trường Lasan Taberd. Thế là mình bị ébloui , trí khôn lúc đó bỗng dưng đi đâu mất tiêu ,hồn vía trong người bỗng bay bổng lên mây xanh nên làm một bài tập tiếng Pháp sơ đẳng, thế mà cũng sai bét , hậu quả là ăn hai trái trứng gà to tổ bố cộng thêm với dòng chữ nhận xét đỏ chói của frère Bernard trong bài làm : “Q.I ? ( là chỉ số thông minh)”. Tới khi phát bài ,frère Bernard còn dũa cho một tràng liên thanh mà đến giờ mình vẫn rất rõ : “ Qu’est ce que tu as , Lâm? Tu es tombé sur la tête ou quoi?.
Huỳnh Ngọc Lâm.
( Giời ạ ! Lâm không đẹp trai ,tính tình hiền lành thế mà cũng bị “tinh tú quay cuồng” đến nỗi “ ..Mai vào lớp học Lâm còn ngẩn ngơ,ngẩn ngơ..”. Huống chi những anh đẹp trai , con nhà giàu mặt mày sáng sủa ,lúc nào cũng chỉ thích “..Em tan trường về,anh theo Ngọ về..”. Ai dám nói dân taberd “khờ” và nhát gái,hổng dám đâu- Vũ Văn Chính ).
******************
Tháng 12 đến báo hiệu 1 mùa Noel nữa lại về...trên đường đi làm và về nhả nhìn cảnh bà con bắt đầu háo hức chuẩn bị đón Gíáng sinh mình chợt nhớ về 1 kỹ niệm khó quên cũng vào dịp Noel hồi còn học năm cuối tiểu học trường Taberd , lớp Nhất 2 do thầy Lê Công Vinh chủ nhiệm:đó là 1 buổi chiều thứ 5 hoặc thứ 7 có giờ Nhạc với 1 Cô giáo hình như tên Trang thì phải...Cô cho các em viết nốt nhạc và lời việt bài " Đêm thánh vô cùng", mình còn nhớ như in lúc đó vừa chép vừa tự hỏi "đêm thánh vô cùng" là sao? "xe chữ đồng" là cái khỉ gì chả lẻ là 1 chiếc xe có hiệu bằng đồng?? Lúc đó mình cũng chưa catholic nữa...đền chừng Cô cất tiếng hát và 1 số bạn catholic hát theo thì....trời thần ơi mình bị 1 cảm giác choáng ngợp bao phủ,bị 1 tình trạng như shock như mê đến nổi cất tiếng hát theo cũng không được,chỉ nhép nhép miệng và nước mắt cứ chực trào ra..và không còn thắc mắc "xe chữ đồng" là gì nữa...hình như lúc đó mình biết là được hát 1 bài thánh ca danh tỉếng.vĩ đại hay sao ấy....Đó là lần đầu tiên mình tiếp xúc với bài "Đêm thánh vô cùng" và thật kỳ diệu thay cái cảm giac đó đến bây giờ vẫn còn,tuy không mãnh liệt như lần đầu tiên nhưng vẩn còn.....nhẹ nhàng và êm ái, sâu lắng trong tâm hồn mổi khi nghe Thánh ca Gíang sinh như: Silent night,Joy to the world,O Holy night,..
Hiện mình vẫn tìm lại được những cảm xúc đó qua các CD Thánh ca của dàn đại hợp xướng "The Mormon Tabernacle Choir" và của các ban nhạc khác.Cách đây 5 năm mình có tâng 1 người bạn (Phật giáo) 1 CD Christmas của Boney M và anh ta ca tụng thấu trời xanh "Qúa tuyệt vời" và cứ mỗi năm dịp Noel anh chàng lại mở CD này suót mùa
Đúng là Thánh ca Gíang sinh và nhạc Gíang sinh quá tuyệt phải khõng các bạn?
Huỳnh Ngọc Lâm.
* Lê Xuân Việt nhớ về đội bóng rổ Taberd năm xưa : Dạo đó anh em trong đội banh chúng tôi (C lên đến B) hay tập dượt mỗi chiều sau giờ tan học. Chúng tôi rất lười tập những món căn bản như chạy banh, chuyền banh, nhảy chụp banh dội bảng, etc… mà chỉ thích chia đội ra để đấu với nhau (vừa đấu banh vừa đấu mõm rất vui). Và sắp đến giờ đấu banh, thì luôn luôn từ trên nhà dòng tiến xuống khán đài là một bóng dáng thân ái của một Frère Martial--sau khi tan trường thì Frère không mặc áo dòng khoác màu đen mà thay quần thô nâu với áo chemise tay ngắn mầu xám, mang dép cao xu. Frère đi xuống sân, vào giữa đám anh em chúng tôi, để 2 đội đấu "dành" lấy Frère. Đội nào cũng luôn nhường Frère cho đội kia, chúng tôi hay nói lén với nhau về kỹ thuật dằn banh của Frère "ổng đập với táng banh," thường thì trong vòng vài giây là bị mất banh ngay. Và ngay cả đội đối phương của Frère cũng bị điêu đứng những lúc Frère phòng thủ , vì ông mang dép chứ không mang giày Bata như tụi tôi, nên thằng nào cũng sợ dẫm chân ông hay dẫm đứt dép ông thì bỏ xừ. ( Lê Xuân Việt ).
********************
Như đã hứa, tao kể chuyện này riêng tặng thằng Sơn Harlem.
Hồi nhỏ tao đang mải mê chơi đá dế, chọi bông vụ, tạt hình, một hôm đi học về thấy chị em nhà tao dắt mấy con nhỏ bạn về nhà, “lông ơi là lông,” xong tụi nó vặn magnetophone lên nhảy be-bop với nhau. Tao tự nhiên thấy trong người rục rịch cấn cấn sao đó, tao tắm rửa sạch sẽ, xịt chút dầu thơm lên, xong ra xin tụi nó cho chơi với. Chao ui, tụi nó dạy tao nhảy be-bop, truyền tao hết tay con này qua tay con kia, đã luôn!
Bữa sau, tao vô lớp, đi mấy bước khoe với thằng Hà, nó trề cặp môi dày ra nó chê “mài để tao chỉ mài giẻ fan.” Tao nhớ nó còn nói tao “mài biết hông, mai mốt mài đi du học bên Tây, mài học giỏi mấy tụi nó hổng nể mài, nó nể là nể mấy cái figures của mài à.” (Tao không biết mấy em bên Tây ra sao, chứ ở đây cặp môi dày Mỹ đen của nó là ăn tiền lắm đó nhe, vì mấy em hy vọng đồ phụ tùng của cậu Hà cũng được xuất cảng từ xứ Phi Châu!)
Không nhớ có mày ( Lý Minh Sơn) hay thằng nào khác không, chứ hồi đó nó, Tony Hồng (Trần Xuân Hồng )với tao là hay tụ tập ở nhà cù Sinh, nghe bài Band on the run của McCartney & Wings, xong tập nhảy be-bop. Giủ sư Hà nó fan nhiễn thiệt mày, mà ngầu nhất là nó đi bước nữ hết cho cả đám, vừa đi lắc cái đít vừa quay, đéo thua gì mấy em ca ve chuyên nghiệp.
Có chuyến đi Vũng Tàu chung với nhau, trước khi đi thằng Tony nó hứa ra đó sẽ dắt đi boite, tao nhớ giủ sư Hà tập dượt cho anh em quá chừng chừng. Tới boite ờ Cấp, mấy chị ca ve đáng tuổi cô dì mình mà cứ “anh anh em em” ngọt sớt xong dắt tao ra sì lô mùi làm tao wíu càng cua luôn. Tao nghía qua thằng Hà thì thấy giủ sư Taberd cũng đang cứng đơ người, không thấy giẻ fan fua gì hết, uổng công tập.
Lê Xuân Việt.
*******************
# 7111
15 tháng 09, 2014 17:09 Nhà Nghèo 49% viết,
Nhờ Chính tôi mới biết là có con nhà giàu học ở Taberd, trước kia tôi chỉ nghe tụi nó tranh nhau khoe là nhà chúng nó nghèo, chúng nó khổ, có đứa còn chưng hình ra để chứng minh nưã chứ:
- Cao Đình Hưng: Hôm ăn ở nhà Trần Quốc Thắng nó nói ngày xưa nhà nó nghèo, buổi sáng ăn sáng ở Hương Lan gì đó (tôi không chắc vì không dám héo lánh tới đó) truớc Bưu Điện, nó chỉ đủ tiền ăn sáng, trong khi cậu Hải Long Vớ ăn sáng xong còn rít một điêú thuốc cho đủ bộ. Cả nhà nó đều nghèo, chú nấu bếp nghèo, chị vú nghèo, anh tài xế cũng nghèo... than xong nó còn rươm rướm nước mắt. Sau khi bị phỏng dái, nhà nó không còn gì cả, nhờ má Nguyễn Phước Hải (Hà) giúp đỡ nên mới vượt biên được (đây là lý do giải thích cho mối thâm tình giữa Hưng-Hải, miếng khi đói bằng gói khi no, người cho không còn nhớ, người nhận thì khắc cốt, ghi tâm).
- Lý Đức Thắng: My heroe, từ Nam Cali tới Bắc Washington, đi đâu chàng cũng hát bản hùng ca "trên nòng súng, quê hương, tổ quốc đã vươn mình". Nay mới biết binh nghiệp của chàng đã sớm nở từ hồi nghiên cứu thực tế, thực địa từ bé, nên giờ chàng là thiện xạ 75% hit ratio.
- Đặng Vinh: Cậu này thì khổ thật, ai đời 5 anh em học Taberd cả mà không có tiền ăn mặc cho giống nhau, cậu thì quần ngắn, cậu quần dài, cậu diện giầy Tây, cậu thì săn-đan.
- Nghiêm Quốc Việt: Theo lý thuyết mới nhất về tâm lý (của tôi tìm ra), thì chắc chắn cậu này có vấn đề từ bé tí, đây là 1 etude de cas rất en-tờ-rét-săng. Tôi sẽ thu thập thêm dữ kiện để trình thèse.
-Nguyễn Thái Sơn: Khi nghiên kíu về quantum mecanics với bác (học) Lý Hưng Ngọc, chúng tôi dùng một số phương pháp "cũ nguời, mới ta" như dùng bún bò do mợ Thu nấu để nghiên cứu phản ứng tâm, sinh lý, đồng hồ sinh học của bác Sơn.
Trong hướng nghiên cứu "cái không A, để biết về cái A"
"Cho đến một buổi sáng lớp dixieme lúc chơi U ở trước Thính Đường Việt rượt bắt anh Thái Sơn nhà mình, lúc nắm được áo thì anh Sơn này không chịu thua mà cứ vùng vẫy và vẫn chu mỏ ra UUUU om ỏi. Trong lúc giành co Việt vô tình, xin nhắc lại là VÔ TÌNH đấy nhé, Việt lần đầu tiên lỡ tay bóp phải vú của anh Thái Sơn...
Thật sự là Việt không có cảm xúc gì cả và Việt xin nhắc lại là KHÔNG CÓ MỘT CẢM XÚC GÌ CẢ !".
Hướng nghiên cứu ở đây là bác Sơn có "KHÔNG CÓ MỘT CẢM XÚC GÌ CẢ !" hay không?
(Còn chuyện cảm xúc của cậu Việt, gần 50 năm sau cậu ấy vẫn nhớ tới cái thuở ban đầu lưu luyến ấy, mà cậu ấy lại nhấn mạnh với nhấn nhẹ "biết rồi, khổ lắm, nói mãi"; thì cậu ấy nói, cậu ấy nghe, chúng tôi không phải là con nít đâu nhé)