# 3809
18 tháng 11, 2011 19:52 Trần Quốc Thắng viết
Cái tên "buồn rầu bi đát' mà chúng tôi đã đặt ra ngay những ngày đầu tiên đến đảo, vào khoãng thời gian này, đão cũng không đông người lắm, giành dựt một thời gian tôi mới chiếm được "đồi tôn giáo" khu C, đường đi lên đồi cao, ở đây đã có sẵn một ngôi chùa cổ, một ngôi nhà thờ mới dựng bằng củi rừng và một nhà thờ tin lành của Mục sư Bão cũng được dựng bằng cây rừng và đang bắt đầu hoạt động.
Tôi biết Mục sư qua những bài dạy học bằng anh văn trong một ngôi liều lụp xụp; tôi rất mến Mục sư vì những việc của ông ta làm, đôi khi vì đón đưa đồng bào từ những chiếc ghe thô sơ xâm nhập lên đảo và vì việc giấu diếm đồng bào trong sự truy lùng của lính Lã Lai mà Mục sư bị ăn đòn... toe tua. Tôi thích Mục sư vì không bao giờ tôi nghe Mục sư than vãn và có lúc tôi cũng cười thầm vì thấy Mục sư bị đòn miệng sưng... chàm dzàm nhưng không bao giờ biết hối tiếc việc mình đã làm và lãnh những trận đòn này vì không gì khác hơn là che chở cho đồng bào mới đến. Gần đây tôi cũng cãm thấy buồn buồn khi nghe những lời dị nghị không tốt về Mục sư, chắc có lẽ tôi cũng nên giàn xếp để gặp lại Mục sư sau bao nhiêu năm xa cách và để được hiểu rỏ hơn vì tôi không muốn thấy những sự hy sinh của Mục sư ở những ngày trên đão Bidong bị phai mờ trong tôi vì những lời dị nghị này.
Đão Bidong, gà cá đậu, đó là những món ăn hằng ngày; mỗi tháng thì có thêm thịt bò tươi ăn rất ngon; nói chung, chúng tôi không thiếu thức ăn, chỉ có gà, cá đậu làm chúng tôi ngán ngẫm mà thôi. Mỗi ngày, tôi giắt trên lưng một cái búa để lên rừng đốn củi, sau khi đốn xong, chúng tôi cho lăng xuống bãi khu F rồi nép củi vào người, bơi dọc theo bãi biễn về lại khu C "đồi tôn giáo", từ đó chúng tôi đưa lên đồi để.....chụm củi nấu ăn hằng ngày. Buổi tối, chúng tôi thường xuống bãi khu D, nơi có nhiều quán cà phê ban đêm trong đó có ca sỉ Băng Châu mà chúng tôi hay xuống....ngắm...tới đêm thì nằm lăng ra bãi cát ngũ vùi, cũng có khi lội ra biễn tắm ban đêm...thật là thuyệt diệu mà cho đến giờ tôi vẫn chưa bao giờ tìm được thú vui này. Nói đến Bidong thì phải nhắc đến một băng đãng khét tiếng tên là "quỹ kiến sầu", tôi không biết vì sao có cái tên này nhưng tiểu sử là một anh chàng đi lang thang ở bãi biễn Rạch giá buổi tối và trên người không có gì khác hơn là chiếc quần xà-lõn và một cái búa chẻ cũi. Gặp lúc ghe vượt biên cặp vào, anh ta liền nhãy lên..và từ đó đến đão, nhờ cái búa này, anh ta đốn cũi rừng để bán cho dân vượt biên "bán chính thức" để họ nấu ăn vì không ai dám vào rừng hoang cả...thời gian đó mỗi một thước khối cũi là một lượng vàng...cho đến khi anh ta rời đão thì đã có hơn vài ngàn... lượng vàng, và theo tôi được biết vì nghe qua tên anh ta được giới thiệu trên Radio...anh ta là chủ của một tiệm vàng và hột xoàn tương đối lớn ở quận Cam....đúng là sông có khúc, người có lúc...phải không các bạn.
Đã bao nhiêu năm, thĩnh thoãng tôi vẫn còn nhớ về Paulo Bidong "buồn rầu bi đát" và chỉ biết ở nơi đó tôi chưa bao giờ có một cuộc sống "khoẻ mạnh" và không bao giờ biết lo âu cho bất cứ một chuyện gì, có lẽ khoãng thời gian này đúng là một thời gian thần tiên đối với tôi mà cho đến ngày hôm nay tôi vẫn còn luyến tiếc.....
# 3886
26 tháng 12, 2011 23:09 Nguyễn Quốc Bảo viết,
Vài hình ảnh của Trại Tỵ Nạn Pulau Bidong năm 1991 . Chính tại nơi này Bảo đã trải qua 3 tháng trời sống ở đây với những kỷ niệm vui buồn tủi nhục không thể nào quên được trong đời với thân phận của người tỵ nạn trước khi qua định cư ở Canada năm 1981 !