Cám ơn Be Hói với Be Le nhắc tới Cụ,
Nhưng vì lúc này Cụ quá đau háng (nói thiệt) nên không Quậy, không Bia, không thuốc lá và nhịn luôn cà phê.
Hôm nào khõe Cụ mới lên lại được
Thân Chào
Be Cụ
P.S.
Sao ông thi sĩ Hữu Phước xuống luôn hay tại gì Cụ lỡ lời cho ông là thi sĩ sức môi.
# 2833
10 tháng 02, 2011 23:49 Be Cụng viết,
Chủ đề đã đóng
Nghe cụ M ta thán, Hữu Phước thiền sư bèn dạy ”Sứt chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sứt”, rồi ngài tủm tỉm quay mặt diện bích, nâng chung rượu đỏ Shiraz đối ẩm cùng bức tường.
*****
Nói đến những bài tứ tuyệt về đề tài Phật giáo, văn học thời Lý ở Việt Nam có nhiều bài tiêu biểu của những vị đại thiền sư
Vô tật thị chúng – Viên Chiếu thiền sư
Thân như tường bích dĩ đồi thì,
Cử thế thông thông thục bất bi.
Nhược đạt tâm không vô tướng sắc,
Sắc không ẩn hiện nhậm thôi di
三空– Tam không
身如墻壁圮頹時
舉世匆匆孰不悲
若達心空無色相
色空隱現任推移
***
Ba không – Ngô Tất Tố dịch
Thân như tường vách đã lung lay,
Lật đật người đời, những xót thay.
Nếu được "lòng không" không tướng sắc,
"Sắc", "không", ẩn hiện, mặc vần xoay
***
Dịch Nghĩa : Không có bệnh bảo mọi ngườI
Tường xiêu vách đổ khác gì than
Tất cả vội vàng, ai chẳng buồn ?
Nếu biết "tâm không", không sắc tướng
Sắc không ẩn hiện mặc xoay vần
***
Thân như vách đổ than chi,
Thói đời vẫn thế có gì sầu thương.
Lòng không sắc tướng tâm tường,
Sắc không ẩn hiện, trần thường cứ xoay.
(Không bệnh bảo mọi người – LHP phóng tác)
Bài thơ này không có điều khó hiểu, nhưng muốn bình giảng cặn kẽ thì ta phải đề cập đến triết lý cơ bản của Phật học. Huyền Trang (Trần Vĩ hay Đường Tam Tạng) bỏ ra 13 năm ròng rã tây du để tìm hiểu Phật đạo, chép lại trong Tâm kinh [TKinh] vỏn vẹn có 260 chữ. Tâm kinh là tinh hoa cô động của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn, trong Tâm kinh của Ngài có câu:
“Quán Tự Tại Bồ tát hành thâm Bát Nhã Ba-la-mật-đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Xá Lợi Tử ! Sắc bất dị Không. Không bất dị Sắc. Sắc tức thị Không. Không tức thị Sắc. Thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.”
(Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát Nhã Ba la mật, thì soi thấy năm uẩn đều là không, do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn.
Nầy Xá Lợi Tử ! Sắc chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sắc, sắc chính là không, không chính là sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như thế.)
Ngũ Uẩn trong bài kinh là năm điều ràng buộc (Uẩn - aggregate, sợi gai kết thành bó). Đó là: Sắc (form), Thọ (sensation), Tưởng (perception), Hành (impression) và Thức (conscience). Sắc là hình thế, vật lý của vạn vật, cũng là hiện thể của cái Có (hữu – being). Không có nghĩa là trái với sự có (vô), mà còn có nghĩa là khoảng trống rỗng (emptiness).
Sắc Không ẩn hiện có nghĩa như câu “Sắc chẳng khác gì Không, Không chẳng khác gì Sắc, Sắc chính là Không, Không chính là Sắc” trong bài kinh dạy. Trần thường cứ xoay là chuyện đời có chân lý luân hồi, bánh xe tuần hoàn vẫn cứ xoay mãi. Nếu ta hiểu được chân lý Phật học, tâm trống trải (tâm không), lòng bỏ qua sắc tướng thì có gì trên cõi đời tạm bợ này – kể cả thân xác của mình – là đáng nói và để sầu thương?
*****
Chú thích của Hữu Phước – Thích Rượu Đỏ thiền sư về Bát Nhã Tâm Kinh
1/ Xá lợi tử là một trong thập đại đồ đệ của đức Phật Thích-ca Mâu-ni.
2/ Bát Nhã Ba-la-mật-đa – Tâm Kinh
(Prajnàpàramità Hrdaya Sùtra)
bản dịch của Huyền Trang năm 649 trích trong sách [NTTT, p29] và web site của Wikipedia
Quán Tự Tại Bồ tát hành thâm Bát Nhã Ba-la-mật-đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Xá lợi tử ! Sắc bất dị Không. Không bất dị Sắc. Sắc tức thị Không. Không tức thị Sắc. Thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.
Xá lợi tử ! Thị chư pháp Không tướng: bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.
Thị cố Không trung: vô sắc vô thọ thưởng hành thức;
Vô nhãn nhĩ tỉ thiệt thân ý;
Vô sắc thanh hương vị xúc pháp;
Vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới;
Vô vô minh diệc vô vô minh tận nãi chí vô lão tử diệc vô lão tử tận;
Vô khổ tập diệt đạo;
Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố,
Bồ đề tát đỏa y Bát Nhã Ba-la-mật-đa cố tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.
Tam thế chư Phật y Bát Nhã Ba-la-mật-đa cố đắc A nậu Đa la Tam miệu Tam Bồ đề.
Cổ tri Bát Nhã Ba-la-mật-đa thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trì nhất thiết khổ, chân thật bất hư !
Cổ thuyết Bát Nhã Ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết:
Yết đế, Yết đế, Bala yết đế, Bala tăng yết đế, Bồ đề, Tát bà ha !
3/ Bát Nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh, bản dịch tiếng Việt trong trang web
http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2m_Kinh
Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát Nhã Ba la mật, thì soi thấy năm uẩn đều là không, do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn.
Nầy Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sắc, sắc chính là không, không chính là sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như thế.
Nầy Xá Lợi Tử, tướng không của các pháp ấy chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt.
Cho nên trong cái không đó, nó không có sắc, không thọ tưởng hành thức.
Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý.
Không có sắc, thanh, hương vị, xúc pháp. Không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới.
Không có vô minh, mà cũng không có hết vô minh. Không có già chết, mà cũng không có hết già chết.
Không có khổ, tập, diệt, đạo.
Không có trí cũng không có đắc, vì không có sở đắc.
Khi vị Bồ Tát nương tựa vào trí tuệ Bát Nhã nầy thì tâm không còn chướng ngại, vì tâm không chướng ngại nên không còn sợ hãi, xa lìa được cái điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh Niết Bàn.
Các vị Phật ba đời vì nương theo trí tuệ Bát Nhã nầy mà đắc quả vô thượng, chánh đẳng chánh giác.
Cho nên phải biết rằng Bát nhã Ba la mật đa là đại thần chú, là đại minh chú, là chú vô thượng, là chú cao cấp nhất, luôn trừ các khổ não, chân thật không hư dối.
Cho nên khi nói đến Bát nhã Ba la mật đa, tức là phải nói câu chú:
Gate gate pàragate pàrasamgate bodhi svàhà.
Nếu cụ M và các bạn chưa ớn chè đậu thì đệ sẽ thỉnh thiền sư Thích Rượu Đỏ thêm vài bài nữa.
# 2834
10 tháng 02, 2011 23:57 Be Cụng viết,
Chủ đề đã đóng
Gate gate pàragate pàrasamgate bodhi svàhà
=
Vượt qua, vượt qua, vượt qua bờ bên kia, vượt qua hoàn toàn, Tuệ giác thành tựu