Thia lia quen chậu, vợ chồng quen hơi.
Lâu nay có dịp thường gặp mày hơn trước, nên không thấy mày cũng thấy nhớ.
Mày có hỏi, thì tao xin thưa:
Lời phi lộ: trước khi đi xa hơn, tao xác định là tao phát biểu với tư cách một cosmopolitan, không nhằm đã kích một văn hoá nào cả, nhất là văn hoá Trung Hoa. Và cũng không nhắm cá nhân nào. Viết một hồi thì chữ nghĩa hướng mình đi theo giòng chảy do nó tạo ra.
Nhấn mạnh như vậy vì anh em mình có nhiều người gốc Hoa, hay vợ là người Hoa, có thể phiền lòng nếu mình phát biểu có tính kỳ thị, miệt thị v.v... (tao sẽ khai triển ý này thêm vào 1 dịp khác, vì 1 lời phát biểu nửa đùa, nửa thật của tao đã làm buồn lòng 1 người bạn của chúng ta, mà tao thì quí, thương mến tất cả mọi người, nên làm buồn nhau là chuyện tao không bao giờ muốn làm)
*****
Văn hoá Tàu (truyện, kịch, tuồng etc...) hay xây dựng những nhân vật có phản diện rất cao, rất dễ nhận diện và dán cho 1 cái nhãn, để tiện bề sổ sách, dễ hiểu. Nhìn màu mặt của vai tuồng: đỏ, trắng, vàng, xanh ... khán giả biết liền là trung, nịnh, gian ác... Nhân vật truyện Tàu cũng vậy: Tào Tháo gian hùng, Lưu Bị nhân đức, Quan Công trung nghĩa, Lã Bố hữu dõng, vô mưu etc... nhãn hiệu dính 1 lần là thành thuộc tính.
Lã Bố còn mang thêm tiếng "phản phúc".
*****
Tao đọc truyện từ lâu, không nhớ rõ chi tiết, nhưng có cảm nhận khác:
- Lã Bố là anh hùng cái thế, uýnh đẹp gần như tất cả: Đổng Trác, tam anh (LB, QC, Trương Phi), Tào Tháo... (xem lại link về Lã Bố ở trên). Trên đời hồ dễ có mấy ai ngon lành như vậy. Đây là 1 cái "Number One".
- Nói phản phúc là tầm bậy. Được làm vua, thua làm giặc. Gần như tất cả các thằng vua khởi nghiệp từ Đông sang Tây đều phải có 1 lượng gian ác, tàn bạo tối thiểu (nhưng vượt trội rất nhiều người) để loại trừ đối thủ để nắm chính quyền. Mấy thằng đó, đa số chả tử tế gì, nhưng làm vua và dấu đi những gian ác của mình. Như Đổng Trác, sợ và nịnh Lã Bố, nhận LB làm con nuôi để mua chuộc nhưng khi tức giận thì phóng kích giết Lã Bố. Mấy thằng lãnh tụ khác cũng same-same. Lã Bố hiểu đuợc luật chơi căn bản này, nên "tao giết mày truớc khi mày giết tao", sao gọi là phản phúc? Dầu sao, chữ "trung" (hay "đức tin" trong tôn giáo) được nhồi sọ và thành một giá trị luân lý, ai đi ngược lại là bị chê "phản phúc", "lạc đạo", "rối đạo" v.v...
- Lã Bố là người chung thân bất mãn. Nên dù đúng theo tiêu chuẩn của riêng mình, cũng xất bất, xang bang, dùng gươm sẽ chết vì gươm, chơi stock thường mình không thể outsmart được market, thắng cái trend của nó.
...
Như mày thấy ở cuối link tao post về Lã Bố:
"Vì sự dũng mãnh vô song của ông trong lịch sử cũng như trong tiểu
thuyết Tam quốc diễn nghĩa, ông thường xuất hiện trong các tác phẩm dựa
trên Tam Quốc, đôi khi ngay cả trong các tác phẩm không dựa vào Tam
Quốc. Bao gồm cả trong game, nơi ông thường có chỉ số War/Attack cao
nhất. Một số ví dụ cho những được liệt kê dưới đây:
Lã Bố là một nhân vật trong series game Tam quốc diễn nghĩa của
Koei game của Tam Quốc. Ông nói chung là nhân vật duy nhất trong game với chỉ số chiến tranh đạt mức tối đa.
...
Trong game Capcom 's Destiny of an Emperor, Lã Bố xuất hiện như một nhân
vật với chỉ số tấn công cao nhất. Trong game, người chơi có khả năng
tuyển dụng anh ta vào bên Lưu Bị mặc dù chỉ là tạm thời.
..."
*****
Nên khen hay chê Lã Bố? Câu trả lời tuỳ theo góc nhìn của mỗi ngươì:
- với người cho là Thượng Đế quyết định mọi chuyện, biết từng sợi tóc trên đầu của mày, thì Lã Bố như một mảnh puzzle của Thượng Đế lắp thành toàn cảnh. Nhìn riêng thì thấy quái chiêu, nhưng ráp vô toàn thể thì OK. Nên có trách hay xì nẹc thì nên trách anh Trời "tạo hoá gây chi cuộc hý trường" (cái nhìn này nhiều nhà thần học, lẫn thaỳ Đạo thấy và nêu ra trục trặc, như tao hiểu khi nói chuyện tôn giáo với thầy và Thư Thiên bên bàn caphê trong một buổi sáng nắng đẹp, gió mát nhân kỳ hội ngô50 vưà rồi).
- đường đi của mỗi người là kết qủa của cọng nghiệp, biệt nghiệp và nhiều yếu tố bất định.
...
Mẫu số chung của 2 cái nhìn trên, trong cái scope của con người, là anh chàng Lã Bố vẫn có trách nhiệm về hành động của mình, dù là hữu dõng, vô mưu hay không; dù Lã Bố nắm được luật chơi và không đi theo lối mòn của đám đông. Và hành động của Lã Bố sẽ gây ảnh hưởng ra chung quanh.
*****
Ở trên là tán phét của tao về Lã Bố, hứng chí vẫy bút làm mưa gió. Không phải về Việt Nghiêm (dù thọc cù lét là thói quen bất trị của tao).
Lụân và bình, hay đánh giá một con người là chuyện chúng ta phải rất khiêm tốn, cẩn thận.
Mẫu số chung nhỏ nhất của Lã Bố và Việt Nghiêm là cả hai đều khôi ngô, tuấn tú; và cả hai đều có "chỉ số chiến tranh đạt mức tối đa". Những chuyện khác với tao chỉ là hành, ngò, tiêu, ớt...