Chữ Lý Công Công là bắt chước Vi Tiểu Bảo Quế Công Công trong Lộc Đỉnh Ký (trong ~ chuyện Kim Dung thì nhân vật này lẫy lừng nhất - nếu không xét theo tiêu chuẩn thường).
Lý Tông Tông dịch thơ Hán -> Việt, và còn viết luận thuyết về dịch thơ nữa.
Bài viết dưới của nhà thơ Ngu Yên, cũng bàn về dịch thơ, đọc thêm cũng được, không đọc cũng không sao, nhưng đ iều đáng nói là những lời bàn của Bùi Giáng về dịch thơ được trích dẫn. Ở đây ý tưởng dường như biến mất, mà người đọc dường như ngây ngât, hoà tan vào chữ nghĩa của Bùi Giáng, chữ như bay, như múa, ẩn hiện, tái tạo, sinh hoá trùng trùng điệp điệp, vừa sắc gọn, chính xác, vừa uyển chuyển liên tồn...
Chia xẻ với Lý Tông Công những giây phút hiếm muộn nở hoa của một cuộc sống buồn phiền, cà chớn.
http://www.diendan.org/dich-thuat/chuyen-anh-tho-quay-nhin-bui-giang
Bùi
Giáng khẳng
định:
"
Từ trong tinh thể nó, Dịch là làm
điều cưỡng bức. Dịch văn xuôi
là điều cưỡng bức. Dịch thơ
lại càng là cưỡng bức triệt
để hơn nữa.
Dừng
nói chi tới sự vụ dịch thơ ngôn
ngữ này sang ngôn ngữ khác. Chỉ
thử hỏi: Có thể nào đem thơ
Việt, dịch ra trở lại làm thơ
Việt được không? Có thể nào
đem thơ lục bát dịch ra làm thơ
thất ngôn, hoặc ngũ ngôn, hoặc
song thất lục bát, hay là thơ tám
chữ?
Nói
triệt để hơn nữa: Có thể nào
đem thơ lục bát dịch trở lại
thơ lục bát? Chính ông Nguyễn
Du, ông có thể nào tự mình đem
thơ lục bát của mình dịch trở
lại làm thơ lục bát?
Không.
Lời thơ kia chỉ hiện ra một lần
trong phong thái riêng biệt của anh hoa phát
tiết một lần. Buộc nó phải hiện
ra trở lại trong phong thái khác, thì
anh hoa tài tử có thể cho phát tiết
một lần nữa, nhưng lần sau không
còn là lần trước.
.............................
...........................
Luôn
luôn trong vạn vật cũng như trong sinh
hoạt tâm linh, có một trận tái
tạo không ngừng. Phải chấp nhận
sự đó như là điều hiển
nhiên, thì mọi cuộc dịch dy mới
có thể còn chút gì chính
đáng trong cơn liên tồn cưỡng
bức.
Trái
lại, nếu quan niệm hẹp hòi, nếu
cho rằng dịch phải thật "sát",
không được cưỡng bức dịch
dy, thì mặc nhiên người ta đã
cưỡng bức một cách không chính
đáng. Vì cuộc cưỡng bức nọ
không đưa tới tái tạo tinh hoa, mà
dẫn tới nô lệ ngục tù,nghĩa
là sát phạt tinh hoa........" (*)
(*)
Trích Thi Ca Tư Tưởng của Bùi
Giáng, trang 57, ấn hành bởi cơ sở
An Tiêm, tái bản Paris, 1998.)