Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Đề mục: Chuyện tứ xứ
Chủ đề: 
.LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ ( 3 )
  (3 trả lời)
  PreviousNext
# 5703
  13 tháng 04, 2013 21:11  Nguyễn Quốc Bảo viết

Người có công hoàn thiện công trình này là Giáo sĩ Alexandre de Rhodes (Tác giả cuốn Từ điển Việt-Bồ-La , Ngữ pháp tiếng An Nam, và “Bài giảng giáo lý Tám ngày” đầu tiên xuất bản vào năm 1651.

 

 
Từ điển Việt-Bồ-La

 
Phép Giảng Giáo Lý Tám Ngày (trang đầu)
 
 
Hình bìa “Sách Phép Giảng Giáo Lý Tám Ngày”

 
Ðây là sách giáo lý được biên soạn để giúp cho các cha truyền dậy giáo lý tại Việt nam. Cuốn sách được in bằng hai thứ tiếng: La tinh và Việt Nam. Trên mỗi trang sách chia làm hai, có một gạch đôi từ trên xuống dưới: Bên tay trái của người đọc sách là chữ La tinh, bên tay phải là chữ Việt. Ðể người đọc dễ dàng đối chiếu song ngữ. Giáo sĩ Alexandre de Rhodes - Ðắc Lộ, đặt ở đầu mỗi ý tưởng chính mẫu tự abc... cho hai phần La, Việt, rồi chính giữa trang sách cũng đặt mẫu tự abc... cho hai phần La Việt song song. Cuốn sách gồm có 319 trang. Sách không chia ra từng chương, mà lại chia theo từng ngày học (Tám ngày), được trình bày in ấn có tính cách như một giáo trình sư phạm.

 
Giáo sĩ Alexandre de Rhodes
 
Giáo sĩ Alexandre De Rhodes (Sinh năm1591 tại Avignon, Pháp; mất năm 1660 tại Ispahan, Ba Tư). Ngài đã sang Việt Nam truyền đạo trong vòng sáu năm (1624 -1630). Ngài là người có công rất lớn trong việc hệ thống hoá chữ viết tiếng Việt. Nhờ đó mà chữ Quốc Ngữ được hình thành và trở thành hệ thống có quy tắc và khoa học, dễ viết, dễ phát âm, dễ học. Nhìn chung, sự hình thành Quốc ngữ không phải do công sức cá nhân của một giáo sĩ, mà là công sức tập thể của nhiều giáo sĩ thuộc nhiều nước khác nhau, nhiều thế hệ khác nhau, đã đến truyền đạo tại Việt Nam. Và trong đó còn có sự đóng góp trực tiếp nhưng âm thầm của rất nhiều giáo sĩ Việt Nam và đồng bào giáo dân lúc bấy giờ.
Chữ Quốc ngữ tuy ra đời từ thế kỷ 17 (1651) ở Việt Nam nhờ công lao tâm trí của các Tu sĩ truyền giáo, nhưng bị giới hạn chỉ dùng để giúp các Cha giảng, truyền đạo. Vì lúc ấy triều đình phong kiến Việt Nam, đàng Trong lẫn đàng Ngoài với chính sách cấm đạo, và giết hại Giáo sĩ nên chữ Quốc ngữ đã không thể phát triển, truyền bá rộng rãi. NGHE & Down load (AUDIO BOOK THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM)
# 5713
  16 tháng 04, 2013 00:32  Dũng viết,  

http://www.diendantheky.net/2013/02/mai-kim-ngoc-chu-quoc-ngu-tieng-viet.html

Cám ơn Bảo giới thiệu loạt bài về chữ Quốc Ngữ. Khi tìm tòi, học hỏi thì có nhiều nguồn khác nhau để so sánh, bổ túc là điều cần thiết, do đó tôi cũng xin giới thiệu thêm một bài nghiên cứu về chữ Quốc Ngữ do tác giả Mai Kim Ngọc trình bày.

Mai Kim Ngọc là bút hiệu của bác sĩ Vũ Đình Minh, đã lâu tôi đọc sách VN được biết ông được giới thiệu như một giáo sư y khoa chuyên về phổi tại Mỹ. Do ông đã về hưu nên tìm lại được biography của ông cũng khó, vì VN nhiều khi dịch chữ "giáo sư" rất tuỳ tiện, nên không rõ tittle chính thức của ông tại Mỹ là gì?

Sở dĩ tôi muốn biết rõ tittle của bác sĩ Minh, vì nếu ông là một giáo sư Y khoa tại Mỹ, thì cách làm việc của ông sẽ nghiêm túc, phù hợp với một số tiêu chuẩn tối thiểu của việc nghiên cứu và công bố, dù là ông viết bài ngoài lãnh vực chuyên môn của mình, do  đó góp phần làm bài viết của ông khả tín hơn.

Dầu sao, cũng xin góp phần chung với Bảo về việc tìm hiểu tiếng Việt, mời các bạn đọc:

http://www.diendantheky.net/2013/02/mai-kim-ngoc-chu-quoc-ngu-tieng-viet.html

Lúc ở Pháp, tôi có làm việc với mấy stagiares tới thực tập tại sở, và rất nể mấy thằng Tây con này, vì chúng nó yêu tiếng Pháp, học kỹ tiếng Pháp, bảo vệ cái di sản văn hoá của nó bằng cách kịch liệt bảo vệ những cái  exceptions, irregular của tiếng Pháp.

Người Việt mình do tinh thần nô lệ thấm nhuần nên rất chịu khó học thật kỹ Hán, Pháp, Anh, viết dò tới dò lui, còn tiếng Việt thì cẩu thả, văn bất thành cú, có ai biết mặt mũi của cuốn Văn phạm Việt Nam ra sao?!! Có bao giờ thấy, hay nghe tới?!!

Chả lẽ tiếng Việt Nam không có văn phạm?

(Ghi chú: Hình như ông Trương Chính và Lê Ngọc Trụ có viết sách về ngữ vựng hay văn phạm VN gì đó, nhưng tôi chưa từng thấy!)

# 5716
  17 tháng 04, 2013 02:46  Sơn Mập viết,  
Dũng, 

FYI

Bác sĩ Vũ đình Minh là Pulmonary Professor của tao lúc tao học đại học Y Khoa ở University of California Irvine vào năm 1981.  Tao gọi bằng chú vì ông quen bố mẹ tao. 

Sơn Mập
# 5717
  17 tháng 04, 2013 16:33  Dũng viết,  
Con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh. Ông Minh văn chương lỗi lạc, mà mày phát triển sideway, thành giặc lái, chuyên lái máy bay cánh cụp, cánh xoè.