Hướng dẩn
Giới thiệu
Diễn đàn
Các đề mục
Thông báo
Hướng dẩn sử dụng
Nhắn tin / Hỏi đáp
Góp ý QTTT76
Dự án cho QTTT76
Gặp gỡ / Họp mặt
Kỷ niệm 50 năm
Hội ngộ 2011
Văn thơ
Âm nhạc
Hội họa / nhiếp ảnh
Tào lao (Bàn loạn)
Chuyện tứ xứ
Không phân loại
Viết
Chủ đề mới
Lưu trữ hình mới
Xem hình ảnh lưu trữ
Đọc
Bài trong 3 ngày qua
Bài trong 7 ngày qua
Bài trong 15 ngày qua
Các bài cũ hơn
Bài của các bạn
Nhận thư báo
Liên kết
Trở về lớp học
Quỹ Tương Trợ Taberd 76
Sử dụng mã tiếng Việt
Hướng dẫn
Đề mục:
Chuyện tứ xứ
Chủ đề:
Nhớ về NỀN GIÁO-DỤC KHUÔN VÀNG, THƯỚC NGỌC ( 3 )
# 5187
01 tháng 12, 2012 23:29
Nguyễn Quốc Bảo
viết
Trả lời
Người muôn năm cũ
Không hiếm giáo sư lỗi lạc trong lớp trí thức Miền Nam hai thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hoà. Giáo Sư Nguyễn Đăng Thục góp công gầy dựng Đại Học Văn Khoa từ thời 1940-1950. Giáo Sư Phạm Công Thiện lúc ra mắt chưa tới 30 tuổi. Ngành Y lừng danh Giáo Sư Phạm Biểu Tâm. Bên Toán có các Giáo Sư Đặng Kế Viêm, Đào Văn Dương. Triết Học có thầy Trần Bích Lan (Nguyên Sa thi sĩ). Quốc Văn có thầy Trần Trọng San. Anh Văn có soạn giả Lê Bá Kông & Lê Bá Khanh. Tiến Sĩ Đỗ Bá Khê --Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Giáo dục, và Thanh niên-- là người có công khai sinh hệ thống đại học cộng đồng.
Miền Nam lúc đó xuất hiện lượng trí thức Tây học đông đảo chưa từng thấy. Họ có đầu óc độc lập, lại chịu dấn thân phát triển nước nhà. Chính họ góp phần đưa VNCH lên vị thế lò đào tạo 3/4 số kỹ sư trong toàn vùng Đông Nam Á. Quan trọng hơn, họ giúp tạo nên một lớp người sống thượng tôn luật pháp, trọng thị Tổ Quốc, nặng lòng với giống nòi.
Giáo Sư Phạm Biểu Tâm (phải) và các sinh viên.
Khóa Hội Thảo Cải Tổ Chương Trình Sư Phạm.
Hiếp pháp VNCH cũng quy định nền giáo dục toàn dân, miễn phí đến hết bậc Trung Học.
Thực tế không đủ trường nên muốn vào trường công phải thi tuyển.
Ngoài ra nhiều gia đình muốn con em học thêm giáo lý tôn giáo nên trả học phí để học các trường tư thục của các tôn giáo .