Hướng dẩn
Giới thiệu
Diễn đàn
Các đề mục
Thông báo
Hướng dẩn sử dụng
Nhắn tin / Hỏi đáp
Góp ý QTTT76
Dự án cho QTTT76
Gặp gỡ / Họp mặt
Kỷ niệm 50 năm
Hội ngộ 2011
Văn thơ
Âm nhạc
Hội họa / nhiếp ảnh
Tào lao (Bàn loạn)
Chuyện tứ xứ
Không phân loại
Viết
Chủ đề mới
Lưu trữ hình mới
Xem hình ảnh lưu trữ
Đọc
Bài trong 3 ngày qua
Bài trong 7 ngày qua
Bài trong 15 ngày qua
Các bài cũ hơn
Bài của các bạn
Nhận thư báo
Liên kết
Trở về lớp học
Quỹ Tương Trợ Taberd 76
Sử dụng mã tiếng Việt
Hướng dẫn
Đề mục:
Chuyện tứ xứ
Chủ đề:
Hà Nội xưa với những âm thanh ( 3 )
# 4423
27 tháng 05, 2012 23:14
Nguyễn Quốc Bảo
viết
Trả lời
Trẻ con chơi đùa bên Hồ Gươm
Thuở ấy, cách đây khoảng 60-70 năm, người ta sinh đẻ “vô tư”. Người chồng tìm sẵn một hai vế chữ Hán, để cho bà vợ cứ theo đó mà đặt tên con: “Lực năng cử đỉnh, thế khả bạt sơn” hoặc “Tu thân tề gia, trị quốc bình thiên hạ”. Nếu người đàn bà tiếp tục sinh sản thì người chồng sẽ lại tìm thêm những câu khác. Càng nhiều anh chị em, các em lại càng ít được chăm sóc chu đáo.
Hà Nội 36 phố phường có tới mười mấy cái ngõ với bảng tên đường đàng hoàng. Ngõ Trạng Trình, ngõ Huyện, ngõ Tràng An, ngõ Trạm, ngõ Tam Thương, ngõ Tố Tịch, ngõ Phất Lộc, ngõ Gạch, ngõ Hàng Đũa, ngõ Yên Thái, ngõ An Chung, ngõ Văn Chương, ngõ Nam Ngự, ngõ Cấm Chỉ (nay trở thành một trung tâm ăn uống ban đêm)... Đó là chưa kể những xóm. Như xóm Vạn Thái với những tiếng chát tiếng tom cùng với tiếng đàn tiếng phách, để thi đua với khu Khâm Thiên có cả một dãy nhà cô đầu. Như xóm Hạ Hồi mà đa số là những biệt thự kín cổng cao tường, ở đó người ta sống trong sự yên ắng, xa lìa với những tiếng động. Tuy nhiên, vào lúc quá trưa về chiều cũng thấy vẳng lên tiếng rao của một người đàn bà “Ai có chai bao chè, đồng nát, lông vịt, tóc rối đổi kẹo không!” Người ta gọi họ là những bà đồng nát.
Chợ Bưởi
Nhưng ồn ào nhất là khu Đường thành. Bởi nó nằm kế cận trại lính. Tiếng kèn “rê vầy” (réveil) từ trong thành vọng ra mở đầu cho một ngày mới. Trẻ con dựa vào cái làn điệu ấy để đặt thành câu hát “Con bò kéo xe, con bò kéo xe, con bò xe kéo”. Và tiếng kèn ngủ đánh dấu sự khép lại của một ngày “Trèo tường mà ra, trèo tường mà ra”. Sau tiếng kèn này, các chú lính ham vui thường rủ nhau trèo tường ra ngoài chơi, rồi trở về sau nửa đêm.
Hàng Buồm có một sắc thái sinh hoạt riêng biệt của nó. Tiếng rao của các hầu sáng báo cho nhà bếp biết những món ăn mà họ phải thực hiện. Tiếng chặt thịt quay, thịt ngỗng - hạ xuống cái thớt với bề dày cả gang tay và to bằng cái mâm đồng có chân - của chú khách Tân Phúc Điền. Tiếng hô “can pê” (cạn ly) của những tửu đồ người Hoa sau khi đã đánh nhã vài ba chai Mao đài hay Mai quế lộ. Tại phố này có hai tiệm ăn nổi tiếng: Mỹ Kinh và Đông Hưng Viên với cái cầu thang thếp vàng sáng lóe được gọi là “Escalier d’or”. Một số học sinh ở cỡ tuổi 14, 15 tới đây sau khi ăn xong đã ném bớt những cái đĩa trống xuống khu đất bỏ hoang ở phía dưới. Khi thanh toán, người bồi chỉ căn cứ vào những cái đĩa còn lại để tính tiền.