Theo nghi lễ của người dân làng Toraja, thuộc Indonesia, mỗi người khi chết đi đều biến thành một thây ma di động. Dường như, người làng Toraja có khả năng giúp xác chết vẫn có thể đi lại được như bình thường. Đây hoàn toàn là thực tế, chứ không phải là câu nói nghĩa bóng, ẩn ý.
Đây là bức ảnh duy nhất chụp lai nghi thức xác chết di động ở Indonesia.
Tìm hiểu về các nghi lễ ma chay của người làng Toraja, chúng mình nhận thấy tồn tại hai cách giải thích khác nhau về việc việc làm thế nào để xác chết vẫn có thể đi lại. Đầu tiên, theo câu chuyện từ thời xa xưa, người ta tin rằng người chết phải được chôn cất ở chính nơi sinh ra, chứ không phải nơi mà người đó từ giã cõi trần. Kể từ đó, ngôi làng gần như tách biệt hoàn toàn, gia đình người chết phải rất khó khăn mới có thể mang thi thể từ xa về.
Nhờ sự giúp đỡ của gia đình, thi thể người đã khuất quay trở lại ngôi làng, nơi mà người đó sinh ra. Hình thức này giống như một dịch vụ di chuyển người chết trong xã hội hiện đại. Do đó, ở thời kỳ này, chuyện những xác chết đứng dậy và đi lại dưới sự nâng đỡ của người thân đã trở nên quen thuộc trong mỗi đám tang. Tất nhiên, thi thể đã ngừng thở thì không biểu lộ bất kỳ cảm xúc gì, ngoại trừ khuôn mặt nhợt nhạt.
Người ta cũng truyền tai nhau rằng, nếu một ai đó chỉ trực tiếp vào xác chết thì xác chết sẽ sụp xuống và không thể tiếp tục hành trình trở về làng. Có nên tin điều này không nhỉ?
Lý giải thứ hai về xác chết di động Taroja còn rùng rợn hơn rất nhiều. Theo đó, dân làng tin rằng mỗi con người chết đi là cả một quá trình dài và mất nhiều năm để đến với thế giới bên kia cho dù họ không còn thở, tim đã ngừng đập.
Vậy nên, nghi thức tang lễ hoành tráng và đắt đỏ cần thiết phải tổ chức để người chết có thể ra đi một cách nhẹ nhàng. Trong trường hợp gia đình không đủ tiền làm “tiệc chiêu đãi” lớn, họ có thể dùng một quan tài đặt thi hài trong nhà, cho tới khi đủ tiền để làm đại tang.
Khi quan tài chính thức được chuẩn bị xong, nghĩa là tiệc chiêu đãi đã diễn ra, thây ma sẽ đứng bật dậy từ quan tài tạm để bước vào quan tài chính thức. Quả thật là câu chuyện khó tin.
Một thanh niên 24 tuổi ở Malaysia trở thành nỗi ám ảnh với bọn trẻ trong làng mỗi lần xuất hiện với tình trạng chỉ có nửa cái đầu.
Mohd Izanuddin Hisham Muhamad và chiếc đầu lõm mất 1 nửa.
Người dân trong làng Kampung Kubang Panjang ở Kelantan, Malaysia, thường gọi Mohd Izanuddin Hisham Muhamad là "người ngoài hành tinh" mỗi khi nhìn thấy anh. Nhưng ngoài việc bị mất đi một nửa đầu, Muhamad vẫn sống tràn đầy hy vọng.
Lúc phóng viên tới gặp và phỏng vấn, Muhamad đang ngân nga một bài hát Hindu. Chàng thanh niên 24 tuổi kể lại câu chuyện về tai nạn cách đây ba năm khi anh đang đi xe máy từ chỗ làm về nhà.
"Lúc đó có một người đàn ông đi xe máy cứ cố vượt qua một chiếc xe khác nhưng không được. Cuối cùng anh ta lao thẳng vào tôi. Tôi bị văng ra 2 m và va đầu vào một cái cây lớn bên đường. Mũ bảo hiểm của tôi vỡ làm đôi. Sau đó tôi bị hôn mê 3 tháng", tờ Daily Chilli trích lời Muhamad nói.
Anh trai cả trong gia đình 3 anh em này cho biết lúc tỉnh dậy trong bệnh viện, anh cảm thấy đầu mình có gì đó khác thường. Và anh giật mình khi thấy đầu đã lõm mất một nửa. "Tôi bảo mẹ tôi mang một chiếc gương và tôi như phát điên lên khi thấy đầu tôi biến dạng đến thế", Muhamad nói thêm.
Mẹ anh, bà Shamsiah Yatim, 57 tuổi, và bố là ông Muhamad Mohd Noor, 52 tuổi, đã phải giúp anh trấn tĩnh lại. Cuối cùng Muhamad cũng chấp nhận anh sẽ phải sống với nửa đầu đến hết đời. Ngoài chấn thương ở đầu, Muhamad còn bị thương ở mắt khiến thị lực của anh cũng bị ảnh hưởng.
Anh kể lại ngày đầu tiên khi từ viện về nhà, anh đã rất hoang mang khi đứa trẻ con nhà hàng xóm nhìn thấy anh và khóc thét lên. Muhamad cho hay hiện bố mẹ anh phải vất vả kiếm tiền để có thể chi trả các chi phí thuốc thang cho anh.