# 4256
23 tháng 04, 2012 17:37 Nguyễn Quốc Bảo viết
Thủ đô Berlin của Cộng hòa Liên bang Đức
Kể từ năm 1999, Berlin trở lại thành thủ đô nước CHLB Đức, đúng nghĩa với một thành phố đại diện cho một quốc gia hùng mạnh, phát triển nhưng cũng thuộc vào hàng lạnh lùng nhất của Âu châu. Với diện tích rộng gấp 8 lần thủ đô Paris , Berlin đang trở thành một thành phố của thế kỷ XXI, "thành phố của lịch sử, của tương lai".
Nhìn về lịch sử, ngay từ năm 1847, nhà văn Horoné de Balzac đưa ra lời đã tiên đoán rằng " Berlin một ngày nào đó sẽ trở thành thủ đô nước Đức, thế nhưng nó cũng sẽ là một thành phố hết sức buồn tẻ". Vậy lời tiên đoán kia đúng hay không?
Xin thưa, chỉ đúng một nửa! Berlin có thể là thành phố nào đi chăng nữa thì tin chắc Berlin không bao giờ có thể trở thành một thành phố buồn tẻ, thưa quý vị.Bước sang thiên niên kỷ thứ ba, có thể nói thủ đô Berlin đã thực sự choáng ngợp vì nhiều người cho rằng sự bùng nổ với những công trình kiến trúc hiện đại. Hàng loạt các kiến trúc sư nổi tiếng thế giới đổ về Berlin với mong ước sẽ đểlại cho hậu thế một nét chấm phá của thời đại. Nổi tiếng nhất có lẽ là quả cầu tròn thủy tinh trên nóc của Tòa nhà Quốc hội Liên bang Đức [Reichstag] mà tác giả không ai khác hơn là Norman Foster. Với hình bán cầu ngạo nghễ, chiếu thẳng ánh sáng xuống sảnh đường Quốc hội Đức như muốn chứng tỏ với thế giới rằng một nước Đức hùng mạnh với một bá chủ Âu châu.
Thế nhưng tới thủ đô Berlin có lẽ thay đổi nhiều nhất đó là Công trường Postdamer [Postdamer Platz]. Công trường này đã từng là nơi nhộn nhịp tấp nập nhất Âu châu để rồi chỉ còn là một đống gạch vụn sau Thế chiến thứ Hai. Ngày nay Postdamer Platz trở thành một trung tâm văn hóa vừa là trung tâm thương mại nổi tiếng của nước Đức với trụ sở chính của hãng Daimler-Benz với xe Mercedes nổi tiếng và hàng loạt các trung tâm văn hóa khác.
Ngay tại Postdamer Platz, Nhà hát Giao hưởng Berlin [Berlin Philharmonic Hall] cũng là một kỳ quan không thể bỏ qua cho dù nó được dựng lên từ thế kỷ trước dưới những nét tạo hình của vị kiến trúc sư nổi tiếng Hanse Scharoun. Nhìn từ xa, nhà hát giao hưởng giống như một chiếc lều vàng thế nhưng chính những đường nétấy mới tạo ra những âm hưởng tuyệt mỹ cho người nghe với vì những tần giao động của âm thanh đã được người ta tính toán rất kỹ đến độ tinh xảo. Với Berlin , một công trình mà người ta có thể tự hào mà khoe với thế giới đó là bảo tàng viện tưởng nhớ những người Do Thái của kiến trúc sư Daniel Liberskin. Nếu chỉnhắc đến tên người kiến trúc sư này không thì chắc cũng chẳng mấy ai biết, thếnhưng nếu nói rằng công trình của Daniel Liberskin nay mai sẽ được dựng trong khu Ground Zero tại New York để thay thế cho hai tòa nhà của trung tâm thương mại thế giới bị quân khủng bố đánh sập vào ngày 11-9-2001, thì không thể nói là không biết tên tuổi của nhà kiến trúc này.
Với những công trình kiến trúc đặc sắc, Berlin trở thành ngã tư của các nền văn hóa Âu châu và Á châu đan quyện vào nhau. Berlin cũng là thành phố nổi tiếng với nhiều cây xanh nhất thế giới.
Thế nhưng trải qua thời gian lịch sử cận đại, nhắc đến Berlin , người ta không thể không nhắc đến bức tường ô nhục đã chia đôi thành phố.
Trong nhiều chục năm dài, bức tường Berlin không chỉ chia đôi một thành phố mà còn chia đôi cả lòng người, chi đôi cả một dân tộc. Ngày nay, bức tường kia chỉ còn là một tượng đài nhắc nhở người ta nhớ tới lịch sử thế nhưng dù muốn hay không, một vết đen trong tâm trí một vết thương lòng trong mỗi người dân cũng vẫn còn lẩn quất đâuđó thế nhưng Berlin đã trở mình bừng tỉnh trước những bi kịch của lịch sử để mởrộng vòng tay chào đón du khách.
(Việt Hùng)