Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Đề mục: Văn thơ
Chủ đề: 
Đèo Hải Vân
  PreviousNext
# 3574
  20 tháng 08, 2011 04:13  Lý Hữu Phước viết

Nhân lúc đọc bài viết về Lăng Cô, tôi nhớ về một cảnh đẹp của đất nước, trong một giai đoạn lịch sử cường thịnh với giai thoại về công chúa nước Đại Việt mà chính sử không ghi chép lại đầy đủ, chỉ còn phản phất qua mấy câu ca dao truyền khẩu.

Gần Lăng Cô có một cảnh tuyệt đẹp về phía nam đó là đèo Hải Vân (còn gọi là Ải Vân) mà vua Lê Thánh Tông đã từng đặt cho danh hiệu "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" (cửa ải hùng tráng nhứt trên đời) từ thế kỷ thứ 15.

Có một chuyến du lịch trên đường từ Huế vào Đà Nẵng để tới Phố cổ Hội An, tôi thấy được phong cảnh hùng vĩ ngoạn mục của "nước non ngàn dặm" - bên dưới là bãi biển cát trắng tuyệt đẹp Lăng Cô, nhìn lên là núi đèo núi Hải Vân cao vời hiểm trở. Đoạn đường này rất vất vã và nguy hiểm, và được mệnh danh là "con đèo tử thần", và từ xưa ca dao có câu

Đường bộ thì sợ Hải Vân,

Đường thủy thì sợ sóng thần Hang Dơi.

Cho đến ngày nay, mặc dù đường xe lửa Thống nhất an toàn hơn, thỉnh thoảng lại có tin xe lửa bị tai nạn. Năm 2005, Hầm Hải Vân đuợc khánh thành đi xuyên qua núi, đường qua lại trở nên dễ dàng hơn nhiều, nhưng nếu đi đường này ta không thấy được hết vẻ đẹp của đèo.

Tuyệt cảnh đèo Hải Vân gắn liền với lịch sử nam tiến của nước Việt Nam. Năm 1306, vua Trần Anh Tôn gả người em gái là Công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm là Chế Mân. Sính lễ của hôn nhân này là việc vua Chiêm sang nhượng lại hai châu Ô và Lý (Quảng Trị và Thừa Thiên). Ca dao dân gian (racist lỗi thời, nhưng đó là hồi xưa) còn nhắc lại tích này:

Tiếc thay cây quế giữa rừng,

Ðể cho thằng Mán, thằng Mường nó leo.

Theo truyền thuyết, câu ca dao diễn tả tâm trạng của Huyền Trân Công chúa lúc đang ở đất Chiêm Thành

Chiều chiều gió thổi Ải Vân,

Chim kêu ghềnh đá tủi thân thêm buồn.