# 3572
19 tháng 08, 2011 11:59 Trần Quốc Thắng viết
Thưở nhỏ mổi lần ra thăm ngoại, tôi và dì vú nuôi phải đón chuyến xe từ Đà nẵng ra Huế nên thường đi ngang qua đây; trong ký ức, tôi nhớ có lần dì vú nuôi nói với tôi Lăng cô không phải là lăng để thờ phượng cô nào cả, chỉ vì trước đây bãi biễn này gần như ít có sóng đánh vào nên mặt nước luôn phẳng lặng và vì thế loại chim cò hay đến đây bắt mồi (cá) nên tụ tập rất đông, người dân trong làng đã đặt cho nó cái tên Làng cò. Vì tiếng Huế đọc trợ chữ Làng cò thành Lăng cô, nên du khách (thời Pháp thuộc) phải đọc như Lăng cô để phù hợp với tiếng người dân bản xứ, và kể từ đó cái tên Lăng cô được xuất hiện cho đến ngày hôm nay.
Khi nói đến Lăng cô, thì phải hình dung đến bãi biển Cãnh dương, với cát trắng trãi dài gần như vô tận, bãi biển này rất nhiều xứ và bèo dạt tấp vào nên người ta hay nói "bèo dạt mây trôi" cũng là một phần nhắc đến Cãnh dương. Thật vậy, ngoài cát trắng chạy dài thì gần như không thấy những hòn đảo hay cù lao nhô ra như những nơi khác, nên nhìn một bãi biễn chạy dài gần như vô tận, bạn chỉ thấy có mây trôi lơ lững trên trời và ngoài ra không có gì hết.
Khi nói đến Cãnh dương, thì phải nói đến suối Voi; đường đi vào con suối này rất ư chật hẹp và có thể nói là một con đường làng tự phát; đường đất ngoằn ngòe với cây cối bao phủ chung quanh kiểu giống như con đường đi vào những bộ lạc của những người Chàm xưa kia mà trước đây là một phầt đất của châu Ô và châu Lý đã đổi lấy với nước Việt bằng Huyền trân Công chúa. Sở dỉ người ta hay gọi suối Voi vì trên đầu nguồn của ngọn suối này có một tượng đá giống hình con voi, nước suối ở đây rất trong và hiền có nghĩa là bạn vừa tắm và uống luôn cũng được. Trong con suối này thường có những ngôi nhà kiểu dân người Chàm cư ngụ, nhà được xây bằng những thanh tre đang lại và đặt trên những mõm đá, phía dưới là dòng suối róc rách chảy từ trên cao xuống và dĩ nhiên là mát vô cùng; nếu được ở đây vào buổi tối trăng rằm mà được nằm hóng mát hay "nhậu" trên những ngôi nhà sàn tự chế này thì tuyệt cú mèo.
Các be nội hay các bạn có dịp về Việt Nam và có dịp đi miền trung thì nên ghé ngang qua hai địa danh mà tôi vừa mới nêu trên, không biết các bạn sẻ nghĩ sao, nhưng bản thân tôi khi vào đây thì giống như mình đi ngược lại thời gian và sống lại theo lịch sử cả trăm năm.