Tháng giêng năm 1896, các Frères trên đất nước Việt Nam được tách khỏi Tỉnh Dòng Pháp và thành lập một tỉnh Dòng độc lập mang tên là Tỉnh Dòng Sàigon. Vào thời đó, Tỉnh Dòng Sàigon gồm có 6 cọng đoàn, 76 Frères, 17 Frères Học viện và 6 Tập sinh.
Năm 1898, một ngôi trường sư phạm thực hành dành cho các thầy giáo được khai trương tại Thủ đức, bên cạnh Nhà Tập. Một linh mục thừa sai đã mở một ngôi trường dành cho các em câm điếc, và trao lại cho các Frères điều khiển. Ngôi trường tọa lạc tại Lái thiêu, được chuyển về Gia định và trở thành một trường dạy nghề; các em bé câm điếc được hướng dẫn về mộc, chạm trên gỗ và sửa chữa giày dép.
1904 : trường Pellerin (Huế)
1906 : trường St Joseph (Hải Phòng);
1906 : trường Saint Pierre ở Battambang
1911 : trường Miche, Nam-Vang
1915 : thành lập Đệ tử viện Huế
1921 : trường Gagelin, Bình Định,
1924 : trường St Tô-ma d’Aquin, Nam Định,
1932 : trường Phát Diệm,
1933 : dời Chuẩn Viện và Tập Viện về Nha Trang
1934 : mở trường Bùi Chu (miền Bắc)
1937 : dời Học Viện ở Huế về Nha Trang
1941 : thành lập trường Adran, Đà Lạt
1948 : mở lại trường Puginier
1954 : mở La San Bá Ninh Nha Trang
1956 : mở Tiểu học Giu Se Nghĩa Thục Nha Trang
1956 : mở Ecole Nghĩa Thục (école gratuite) Saigon
1956 : thành lập trường Kim Phước Kon tum
1957 : thành lập trường La-san Bình Lợi, Qui Nhơn (1972)
1957 : khai trương Juvénat Thủ Đức
1958 : thiết lập La San Mai Thôn
1958 : mở trường La-San Ban mê Thuột
1959 : mở La San Ban Mê Thuột (đồi La San BMT)
1959 : thành lập Học Viện Đà Lạt (6. Trần Hưng Đạo)
1960 : mở trường Kỹ Thuật Đà Lạt
1961 : mở La San Vân Côi - Hố Nai - Biên Hòa
1961 : mở trường miễn phí La-San Phú Vang Huế
1962 : mở trường miễn phí La-San Chánh Hưng
1966 : mở trường Mỹ Xuyên Sóc Trăng (1972)
1967 : mở trường La San Hiền Vương - Sàigon
1967 : mở trường khiếm thị (Hiền Vương)
1967 : mở trường kỹ thuật La San Cần Thơ
1967 : khai trương Nhà Giám Tỉnh Phú Thọ - Sàigon
1968 : thành lập cư xá sinh viên Đà Lạt - Thụ Nhân
1970 : mở đại học Thành Nhân - Chợ Lớn
1970 : mở trường miễn phí La San Thạnh Mỹ - Sàigon
1972 : La San Chu Prong (trường dân tộc thiểu số) - NT
1974 : La San LangBiang (trường dân tộc thiểu số) - ĐL
1974 : mở đại học La San - Sàigon
Công việc của các Frères, phát triển rất nhanh chóng. Vào thời điểm năm 1975, Tỉnh Dòng Saigon có 300 Frères, khoảng 15 tập sinh; các Frères điều khiển 23 trường gồm các trường trung học, tiểu học, kỷ thuật, nội trú cho người Việt và cho người thiểu số, một trường cho người mù và một Đại học Sư phạm.
"Nhân kỷ niệm này, có lẽ các Sư huynh trong Tỉnh Dòng nên ôn lại hành trình quá khứ để khiêm tốn rút ra những bài học hữu ích và tìm lại những giá trị tiêu biểu cho truyền thống và tinh thần La San: Khả năng thích nghi uyển chuyển, sự cởi mở với tri thức khoa học nhân văn, phương pháp sư phạm hữu hiệu để truyền thụ kiến thức, lòng nhiệt thành trong công tác, đạo nghĩa "thầy-trò", "tình bằng hữu trung trinh" (Nhị Độ Mai), nơi các Sư huynh và học sinh La San." (trích tuyển tập tài liệu "Dòng các Sư huynh ộTrường Ki-tô tại Việt Nam", trang 3)
"Thiển nghĩ Sư huynh La San có thể thanh thản nhìn lại quá khứ và lấy làm tự hào, vì ngoài chuyên môn giáo dục nằm trong một khuôn khổ chính trị nhất định, Sư huynh còn là một nhà truyền giáo, phục vụ cho đạo Chúa và cho Giáo Hội. Vào thời xa xưa ấy, ít ra các Sư huynh, còn được tự do dạy đạo đức và giáo lý cho học sinh mình, và như thế, Dòng La San Việt Nam là một trong những đoàn thể góp phần vào sự nghiệp văn hóa giáo dục, nâng cao trình độ phong hóa dân tộc và xã hội." (trích tuyển tập tài liệu"Dòng các Sư huynh Trường Ki-tô tại Việt Nam", trang 3)
__._,_.___