# 6146
20 tháng 08, 2013 11:51 Trần Quốc Thắng viết
Sáng nay đọc một giòng tin phỏng vấn một người phụ nữ tại Iraq, là sau khi loại trừ nhà độc tài Saddam Husein, người dân Iraq có được cuộc sống như thế nào? bà ta có 6 đứa con nhỏ và chồng là tài xế lái xe vận tải cũng đã bị chết trong trận chiến vào năm 2003, bà phải nói là thật sự vất vã để nuôi 6 đứa con sau khi chồng mất.
Chiến tranh là một tai hoạ cho con người dù bất cứ nơi đâu; chia ly, tan tóc, hận thù sẻ còn tiếp diễn theo nhiều năm sau đó, đây là sự thật; chiến tranh không chỉ xãy ra cho thế giới ngày nay mà đã tự ngàn xưa; nhìn chung, tất cả các cuộc chiến do con người tạo nên là từ một số người cầm đầu cố gắng tiêu diệt một số người cầm đầu khác để chuyên quyền và cứ tiếp diễn cho đến khi một số người hay một người còn lại nào đó sẻ nắm giữ tất cả hay chúng ta thường gọi là độc tài. Vì kẻ chiến thắng cuối cùng đó luôn luôn sợ hãi người khác, nhiều người khác hay một quốc gia khác đến để tiêu diệt họ và từ đó, họ sẻ sinh ra những khuynh hướng bão thủ để "giữ vững" những gì họ đang có được. Cũng không khác gì một con thú sau khi "xỗng chuồn" thì rất sợ bị bỏ lại vào chuồn, con người cũng vậy vì đây là tâm lý chung của mọi "sinh vật". Như vậy, độc tài phải bắt nguồn từ sự sợ hãi vì họ vốn biết là nếu dùng thủ đoạn để tiêu diệt kẻ khác thì cũng sẻ có kẻ "khác" dùng thủ đoạn để tiêu diệt lại họ; chính vì thế, người hay nhóm độc tài, họ sẻ không màng đủ mọi thủ đoạn để "tồn tại" ngày nào hay ngày nấy, từ đó họ sẻ tự "diễn sinh" ra những mánh khoé, tổ chức và những phương thức, hành động không cần nhân phẫm là gì vì miễn sao họ không bị tiêu diệt là được rồi.
Ở đây, tôi sẻ không bàn thêm để làm sao trở thành độc tài mà tôi chỉ muốn đưa ra những vấn đề cụ thể là sau khi "người, nhóm" độc tài này bị loại bỏ thì điều gì sẻ xãy ra cho những người còn lại mà đã bao năm tháng bị "cai trị". Thứ nhất, người bị cai trị từ những người, nhóm độc tài này đã bị "vô hiệu hoá" mọi khả năng sinh tồn và trong qúa khứ, họ đả không suy nghĩ gì khác hơn, và vì biết nếu suy nghĩ khác hơn, thì họ sẻ bị trừng trị tức thì từ những người, nhóm độc tài này.
Đây là một di sãn vô cùng tệ hại cho những người tồn tại sau khi nhà, nhóm độc tài bị lật đổ. Nếu trong một gia đình, mất người chủ nhà, cho dù là chủ nhà là một người độc tài thì bao lâu nay, những người trong gia đình đó không có khã năng vươn lên hay tự "dám" vươn lên, thì gia đình này phải khó khăn lắm mới du nhập vào xã hội; và nếu một xã hội này sau khi loại bỏ người độc tài ở xã hội đó, chắc chắn xã hội đó sẻ bị hỗn loạn, vì bao năm tháng bị kềm kẹp, dĩ nhiên là không ai tin ai và sẵn sàng loại bỏ lẫn nhau, để trở thành "người, nhóm" độc tài mới; và dĩ nhiên, xã hội đó cũng phải khó khăn lắm mới hội nhập vào xã hội bên ngoài. Và cuối cùng, nếu một quốc gia sau khi loại bỏ người, nhóm độc tài, thì những mầm móng từ bao lâu nay cũng sẻ được phát huy và tiếp diễn để thế vào vị trí này và tình thế cũng sẻ hỗn loạn và càng khó khăn để kiễm soát hơn.
Trong lịch sử của Việt Nam cũng đả từng xãy ra trong thời của Đinh bộ Lĩnh với thập nhị sứ quân, phân tán đất nước cho đến khi Đinh tiên Hoàng thống nhất nếu các bạn nhìn lại lịch sử. Cuối cùng, muốn lật đổ một "người, nhóm" độc tài thì phải cần chuẫn bị từ trước là "hậu độc tài" thì phải ứng xữ ra sao? đó mới là câu hỏi mà khó có câu trả lời, như Iraq ngày nay, sau 10 năm "giãi phóng", thật sự là hơn 60% người dân đang thấy bất ỗn trước mắt và cũng còn lâu và còn dài mới may là hồi phục được nếu không nói là có thể phải mất một vài thế hệ.