Hướng dẩn
Giới thiệu
Diễn đàn
Các đề mục
Thông báo
Hướng dẩn sử dụng
Nhắn tin / Hỏi đáp
Góp ý QTTT76
Dự án cho QTTT76
Gặp gỡ / Họp mặt
Kỷ niệm 50 năm
Hội ngộ 2011
Văn thơ
Âm nhạc
Hội họa / nhiếp ảnh
Tào lao (Bàn loạn)
Chuyện tứ xứ
Không phân loại
Viết
Chủ đề mới
Lưu trữ hình mới
Xem hình ảnh lưu trữ
Đọc
Bài trong 3 ngày qua
Bài trong 7 ngày qua
Bài trong 15 ngày qua
Các bài cũ hơn
Bài của các bạn
Nhận thư báo
Liên kết
Trở về lớp học
Quỹ Tương Trợ Taberd 76
Sử dụng mã tiếng Việt
Hướng dẫn
Đề mục:
Chuyện tứ xứ
Chủ đề:
Nhớ về NỀN GIÁO-DỤC KHUÔN VÀNG, THƯỚC NGỌC ( 1 )
# 5185
01 tháng 12, 2012 23:19
Nguyễn Quốc Bảo
viết
Trả lời
Nhớ về NỀN GIÁO-DỤC KHUÔN VÀNG, THƯỚC NGỌC
CỦA THỜI Trước Năm 1975 THẬT TUYỆT !
Nhân bản, dân tộc và khai phóng
Nền giáo dục ở Miền Nam trước 1975 đặt trên 3 phương châm lớn, được ghi vào Hiến Pháp hẳn hoi: nhân bản, dân tộc, và khai phóng. Giáo dục nhân bản lấy cá nhân làm trọng, nhấn mạnh đức dục, hướng đến phục vụ tha nhân. Giáo dục dân tộc bắt đầu từ chương trình Việt, xiển dương lòng ái quốc thương nòi. Giáo dục khai phóng mở mang kiến thức khoa học kỹ thuật, không ngại du nhập những nét hay, thế mạnh của Tây Phương.
Một cuộc mít tinh của phụ nữ thời Đệ Nhất Cộng Hòa
Triết lý giáo dục đó giúp học trò thăng hoa, lòng sáng tạo được khích lệ, tự do cá nhân được nâng đỡ -- là nguyên do chánh khiến các ngành nghệ thuật, văn thơ hội hoạ phát tiết tài hoa, để lại hằng ngàn tác phẩm vài chục năm sau vẫn mê hoặc hồn người. Còn vài đóng góp sáng giá khác mà chúng tôi sẽ thử nêu ra trên trang báo này. Cần ghi nhận nền giáo dục đại học thời VNCH được hoàn toàn tự trị. Các việc ngân sách, nhân sự, học vụ... đều không bị giới chánh trị chi phối. Theo thời thế, có nỗ lực canh tân, chuyển dần từ cách dạy và học của người Pháp sang phương pháp thực nghiệm chịu ảnh hưởng Hoa Kỳ. Một điểm đặc sắc rất riêng của nền giáo dục VNCH là sự ổn định của chương trình đức dục/công dân giáo dục, từ bậc tiểu học lên đến trung học. Tính nhân bản và hiệu quả của chúng đã được chứng thực qua thời gian. Một phần thậm chí đang được... copy dùng lại ở VN hiện nay.
Thầy trò tiểu học thời VNCH.
Các bậc học
Hiếp pháp VNCH cũng quy định nền giáo dục toàn dân, miễn phí đến hết bậc Trung Học. Theo các số liệu còn lại, vào đầu thập niên 1970, cả nước có khoảng 5,200 trường tiểu học với 2.5 triệu học trò. Cùng thời điểm này, có trên 530 trường trung học và hơn 550,000 học sinh trung học. Đến niên học cuối cùng 1975, toàn quốc có 900,000 học sinh trung học. Cùng lúc ở bậc đại học, khoảng 167,000 sinh viên ghi danh học. Ngoài ra, thời VNCH còn có hệ thống "Bách Khoa Bình Dân" với học phí thấp, thậm chí miễn phí. Đây là các trung tâm huấn nghệ ngắn hạn, dành cho học trò hoàn cảnh cơ cực không thể tiếp tục lên đại học, hoặc giới thợ thuyền đầu tắt mặt tối, kể cả cựu quân nhân, v.v...
Sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục