Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Đề mục: Văn thơ
Chủ đề: 
Hồ Biểu Chánh (1885 - 1958) ( 2 )
  PreviousNext
# 4995
  05 tháng 10, 2012 23:04  Nguyễn Quốc Bảo viết

  • Văn nghiệp
  • Hồ Biểu Chánh bắt đầu viết văn từ năm 1906, cùng lúc với nghề công chức, nhưng ông đã sống với nghiệp văn đến hơi thở cuối cùng. Nếu nghề công chức là một phương tiện sinh sống thì viết văn, đối với Hồ Biểu Chánh là một đam mê và một sứ mạng «văn dĩ tải đạo» . Ông nói : Viết văn để cho người mình đọc chuyện xảy ra ờ nước mình bằng chữ nước mình.
    Những năm cuối cùng ông có bịnh đau tim và ông rất yếu.
    Ông Hồ Văn Kỳ Trân, người con trưởng của ông kể lại :
    «Bệnh đã càng ngày càng thêm mà ba tôi không chịu nghỉ viết. Thầy thuốc cấm. Ba tôi vẫn viết. Con cháu năn nỉ lắm thì ba tôi chỉ nghỉ vài ngày rồi viết nữa và bảo rằng :« Ba còn viết được thì cứ để cho ba viết. Ba không viết được thì lòng thấy bứt rứt, người thấy khó chịu hơn. Có viết được lòng mới thấy yên ổn, người mới thấy thư thả dễ chịu. Viết là một phương thuốc, là một cách trị bịnh cho ba đó» ….Cách đó ít bữa thì ba tôi từ trần. Trên bàn viết còn để lại bản thảo một tác phẩm viết dở» ( Quyển Hy Sinh).(Thụy Khuê RFA)
    Sau nửa thế kỷ sáng tác, ông để lại cho hậu thế một văn nghiệp đồ sộ với 131 tác phẩm đủ các thể loại như truyện ngắn, thơ, tuồng cải lương, hát bội, văn tế, dịch thuật…liệt kê như sau :
    - 64 tiểu thuyết
    - 8 đoản thiên
    - 4 truyện ngắn
    - 2 truyện dịch (1 dịch sách Tàu :Tân soạn cổ tích và 1 dịch vở kịch Pháp : Lửa ngưng thình lình )
    - 12 tuồng hát (5 hài kịch, 4 hát bội, 3 cải lương)
    - 5 tập thơ và truyện thơ (truyện U Tình Lục thể lục bát gồm 1790 câu)
    - 8 tập ký
    - 28 tập khảo cứu và phê bình.
    Nhưng những tác phẩm thuộc các thể loại kể trên ít ai biết đến mà người dân cũng ít biết đến tên ông đốc phủ sứ Hồ Văn Trung. Người ta chỉ biết tên nhà văn Hồ Biểu Chánh với một thể loại duy nhất, đó là tiểu thuyết.
    Nhiều tiểu thuyết của ông được độc giả yêu mến từ lúc mới xuất bản cho đến ngày nay và đã có ít nhất 10 tiểu thuyết nổi tiếng được dựng thành phim như:
    Ngọn cỏ gió đùa, Cay đắng mùi đời, Nợ đời, Con nhà nghèo, Chúa tàu Kim Quy,
    Đại nghĩa diệt thân, Tân phong nữ sĩ, Tại tôi, Khóc thầm. Bộ phim mới nhất là Tình Án dựa vào truyện Cư Kỉnh.
    Danh sách tiểu thuyết và đoản thiên tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh theo thứ tự thời gian, nơi sáng tác và nhà xuất bản
    64 tiểu thuyết, 8 đoản thiên (chữ in nghiêng)
    S Tiểu thuyết / Đoản thiên (nơi viết, năm viết) Nhà xuất bản, năm xuất bản
    1
    Ai làm được (Cà Mau 1912) - Xưa Nay,1926,1931
    - Mai Hương, 1958 (tái bản lần 4)
    2
    Cay đắng mùi đời (Sài Gòn,1923) - Khời đăng trên Đông Pháp thời báo
    từ 4/7/1923 – 21/12/1923
    - Xưa Nay, 1923,1928
    - Tấn Phát,1952, in lần thứ 9 năm
    1961
    3
    Chúa tàu Kim Quy (Sài Gòn ,1923) -Khởi đăng trên Công Luận báo từ
    4/8/1922 – 30/3/1923
    - Imprimerie de l’Union,1926
    - Lửa Hồng, 1957
    4
    Một chữ tình (Sài Gòn, 1923)
    5
    Tình mộng (Sài Gòn , 1923) -Đăng trên Phụ Nữ Tân Văn,1931
    -Đức Lưu Phương, 1938
    - Phương Nam, 1952
    6
    Nam cực tinh huy (Sài Gòn , 1924) - Đức Lưu Phương, 1924, 1931
    7
    Nhơn tình ấm lạnh (Sài Gòn , 1925) - Khởi đăng trên Đông Pháp Thời Báo
    từ 3/5/1926 đến 24/11/1926
    - Xưa Nay, 1928
    - Phan Yên, 1953
    8
    Tiền bạc, bạc tiền (Sài Gòn , 1925) - Imp. De l’Union, 1926, 1929
    9
    Ngọn cỏ gió đùa (Sài Gòn , 1926) - Khởi đăng trên Đông Pháp Thời Báo
    từ 26/11/1926 – 28/2/1927
    - Nguyễn Khắc, 1930
    - Tấn Phát, 1953 và tái bản nhiều lần
    10
    Thầy Thông ngôn (Sài Gòn ,1926) - Imp. De l’Union, 1927
    - Bốn Phương, 1953
    11
    Chút phận linh đinh (Càng Long ,1928) - Nguyễn Khắc, 1928
    - Lửa Hồng, 1956
    12
    Kẻ làm người chịu (Càng Long , 1928) - Đăng trên Phụ Nữ Tân Văn, 1931
    - Tín Đức Thư Xã, 1929
    13
    Cha con nghĩa nặng (Càng Long, 1929) - Khởi đăng trên Phụ Nữ Tân Văn từ
    30/10/1929 -13/2/1930
    - Đức Lưu Phương, 1938
    - Tấn Phát, 1953 và tái bản nhiều lần
    14
    Khóc thầm (Càn Long , 1929) - Đăng trên Phụ Nữ Tân Văn từ
    3//4/11930 đến 14/8/1930
    - Imp. De l’Union, 1935
    - Bốn Phương, 1953
    15
    Người vợ hiền (1929) ?