Hướng dẩn
Giới thiệu
Diễn đàn
Các đề mục
Thông báo
Hướng dẩn sử dụng
Nhắn tin / Hỏi đáp
Góp ý QTTT76
Dự án cho QTTT76
Gặp gỡ / Họp mặt
Kỷ niệm 50 năm
Hội ngộ 2011
Văn thơ
Âm nhạc
Hội họa / nhiếp ảnh
Tào lao (Bàn loạn)
Chuyện tứ xứ
Không phân loại
Viết
Chủ đề mới
Lưu trữ hình mới
Xem hình ảnh lưu trữ
Đọc
Bài trong 3 ngày qua
Bài trong 7 ngày qua
Bài trong 15 ngày qua
Các bài cũ hơn
Bài của các bạn
Nhận thư báo
Liên kết
Trở về lớp học
Quỹ Tương Trợ Taberd 76
Sử dụng mã tiếng Việt
Hướng dẫn
Đề mục:
Chuyện tứ xứ
Chủ đề:
Hà Nội xưa với những âm thanh ( 2 )
# 4422
27 tháng 05, 2012 23:11
Nguyễn Quốc Bảo
viết
Trả lời
Người bán quà rong lười rao nhất là các ông hàng phở. Năm thì mười họa mới nghe vẳng lên một tiếng “phở...ở”! Điểm đặc biệt của họ là cái mũ đội trên đầu. Nếu là mũ phớt (feutre) chí ít cũng có vài ba lỗ thủng và màu dạ cũng bạc phếch. Nếu là mũ cát (casque) thì cái chóp cũng không còn nữa. Và từ những lỗ thủng ấy lòi ra những sợi tóc. Có lẽ từ đấy, người Hà Nội có thêm tên gọi là cái mũ phở.
Những tiệm phở ngon của thành phố chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Phở Mi xô (Michaud), phở Nghi Xuân, phở Cầu Gỗ... Thông thường chỉ có mấy món, tái, chín, gầu. Sau này người ta mới vẽ ra những thứ tái sách, táo bắp, rồi nạm, vè, sụm.
Nhà hát Lớn Hà Nội (1920)
Vào giữa những năm 30, Hà Nội vắng tiếng ồn. Có khi cả ngày không nghe thấy một tiếng còi ôtô. Mỗi khi thấy một ông Tây râu xồm cưỡi môtô phóng đi vun vút, trẻ con lại ùa nhau ra xem. Chúng gọi đó là xe bình bịch.
Mùa hè đã thổi vào thành phố một luồng sinh khí mới, để cho nó ầm ĩ hẳn lên, thoát ra khỏi giấc ngủ đông xuân dài dặc. Nắng hạ reo vui trên những tàng cây bàng, tỏa sáng trên mặt hồ gợn sóng thủy tinh, tráng bạc trên những cành liễu, soi rọi vào những hang cùng ngõ hẹp để cho khung cảnh bớt tối tăm.
Mùa hè mới đích thực là mùa của thiếu nhi. Nhất là với các em con nhà nghèo. Bước ra đường, chúng không còn phải co ro trong chiếc áo trấn thủ, hai hàm răng va vào nhau lập cập. Nắng hạ tạo cho chúng cái điều kiện để được “đầu đội trời, chân đạp đất!” Thời đó hiếm có em nào được đi dép, huống chi đi giày. Thông thường, chỉ đi guốc. Những cái dụng cụ ấy lại rất bất tiện mỗi khi chạy nhảy. Các em đi chân trần .