# 7807
01 tháng 04, 2015 15:38 Lê Anh Dũng viết
Hồi I:
Năm 1976
tôi nộp đơn thi đại học, gặp Lý Hữu Phước rủ rê tôi và Nguyễn Minh Trung
(nay ở Suisse) nộp thêm đơn thi trung học chuyên nghiệp ở Thủ Đức. Đây
là một cái trường trung học kỹ thuật do Cộng Hoà Liên Bang Đức viện trợ
trước 1975, máy móc cơ khí thuộc loại tối tân nhất miền Nam (Đức rất
mạnh về cơ khí chế tạo máy, ngay cả bây giờ vẫn là nhất thế giới). Lâm
Kỳ Trân rời Taberd để vô trường này, vì khả năng được đi du học Đức rất
là lớn nếu học từ trường này ra.
Nộp đơn thì nộp vì có Phước đầu
têu, rủ đi cho vui. Phước là Đường Sơn đại huynh ở Thủ Đức vì học
Mossard tới hết lớp 9, chàng là dân cậu, đi ăn uống hay bao toàn bàn từ
thuở nhỏ, nên miệng kẻ sang có gang có thép, dù tướng tá không bự con
nhưng đi đâu có vẻ hùng hổ, tự tin lắm. Ngày đi thi ngoài Phước, Trung
và tôi, Mai Hữu Tài, hình như còn có 1 hay 2 thằng Taberd nữa (là ai
không nhớ).
Mấy thằng con nít, tuổi vừa đôi tám, chưa thấy quan
tài chưa đổ lệ, không biết gì về xã hội mới nên xuống Thủ Đức như đi
picnic, mỗi cậu cỡi một Honda, cười nói um sùm. Đây là 1 cái trường rất
là đặc biệt, danh sách thi đậu có xếp hạng cao thấp (sau 1975, học tài,
thi lý lịch, nên xếp hạng là chuyện loạ), cả 3 thằng đều đậu, Phước và
Trung đậu cao hơn tôi. Phước còn đậu vào Kiến Trúc, Trung vào Y khoa, nên chỉ có mình tôi học ở trường này sau đó.
Ai
đâu học được chữ ngờ, hình như nhà Phước nhiều tiền lắm nên bằng cách
nào đó, nhà nó có môn bài giấy phép mở nhà sách Giải Phóng. Vì vậy chắc
là thành phần tốt (vì tốt mới được mở nhà sách Giải Phóng, dù không
biết mua cái tốt này ra sao, bao nhiêu cây vàng?!), nên Phước và Tài
không học Kiến Trúc ngày nào, mà xách khăn gói đi lính vì "trúng tuyển
nghĩa vụ quân sự".
Dũng thì buồn tủi vì thi rớt đại học, phải học
trung học chiên nghiệp (thế nà thế lào, học hết 12 lại học tiếp 2.5 năm
nữa mà vẫn gọi là trung học! Già chát mà học trung học làm sao cua gái!) . Tái ông thất mã, ông già của tôi, phế
binh tàn phế 90% giải ngũ đầu năm 1973, vẫn bị bắt đi cải tạo thêm 7
năm, nhà cửa kiệt quệ, nhưng nhờ đi học nên Dũng có học bổng mỗi tháng
16 đồng, được mua 13 ký lương thực. Trong lúc bà già lăn lóc, buôn bán
chợ trời kiếm tiền còm nuôi chồng tàn phế ở tù trong 7 năm dài, nên được học trung học
thêm 2,5 năm sau khi đã tốt nghiệp 12, có gạo ăn, có chút tiền, là trời thương, cứu vớt kẻ khốn
cùng, cứu một gia đình một cựu sĩ quan phế binh bị truy bức, lâm vào cảnh khốn cùng dù thân tàn, ma dại, chân què, bụng rách, mắt mờ, mảnh đạn còn nằm khắp người.
Năm kia Phước kể "lúc đi bộ đội, nhìn về thành phố, tao chỉ
ước mong được như mày học trung học chuyên nghiệp". Đào ngũ, Phước qua
Úc, chơi luôn 2 bằng Master, giờ là who's who trong IT xứ chuột túi.
Nha sĩ Côn là bạn Phước, nói với tôi "vợ chồng Phước cai quản chắc
khoảng 1 tiểu đoàn bataillon kỹ sư" vì vợ Phước còn khủng khiếp hơn nữa;
Côn nói, nàng làm xếp khoảng trên 300 kỹ sư.
Đi chơi Texas với
Phước, tôi khám phá ra bí quyết thành công của Phước, là kỷ luật, vô
cùng kỷ luật và Trustworthy, tổ chức vào bậc thầy. Dù hôm trước nhậu
quắc cần câu, lè nhè, chân đi không nổi, tôi phải bợ đít nó leo lên cầu thang phòng
ngủ vì sợ nó té bật ngửa xuống cầu thang (tụi này ở nhà ba má Nguyễn
Minh Trung), mà vừa lên phòng là nó phóng vào buồng tắm, đánh răng, khỏi
tắm, rớt xuống giường là 2 phút sau đã ngáy như sấm (vì Phước đã tiên
liệu là sẽ xỉn quắc cần câu nên tắm trước). Sáng sớm tinh mơ đã thấy
Phước dậy, vào láptop để check emails, liên lạc với 1 Mossardien khác về
website của Mossard (Phước là 1 trong 2, 3 chủ chốt gì đó của website
này), coi như chuyện say xỉn là chuyện tiền kiếp, never happened.
Là
người trustworthy, chuyên gia tổ chức, tiên liệu, là chef chuyên viết planning, và gò người khác vào planning, nên Phước không thông
cảm với khó khăn của tôi khi tôi tới đón nó trễ để dự tiệc Taberd ở nhà
Ngọc, nó càm ràm "no matter what, you are not trustworthy". Bà xã tôi
không bao giờ tham dự những sinh hoạt cộng đồng, bạn bè vì sống trong
môi trường đóng kín từ nhỏ, nên tôi đi đâu là cô ta không thông cảm, và
khó chịu (our destiny brought us together!). Chính vì biết trước là sẽ
gặp sự khó chịu, nên thực sự là tôi bất an, nên cứ lần chần tới giờ
chót, biết là Phước đợi, mà tưởng tượng ra bộ mặt nặng nề của vợ lúc
"come back to Sorrento" nên ra cửa rồi chân lại qíu lại, và rồi pass
luôn giờ chót, làm Phước phải đợi, I'm very só-lì Phước. (thực sự con
người là kết quả của môi trường, bà xã tôi ít ra ngoài nên allergic với
chuyện này, không trách được, muốn thay đổi hoàn cảnh thì phải nhờ thuốc
thần của Nghiêm Quốc Việt , xem hồi sau sẽ rõ)
Cũng ghi nhận 1 điều
rất đặc biệt khôn khéo, tế nhị và tài tiên liệu ở Phước về việc cư xử
với phụ nữ. Phước trả tiền máy bay cho tôi đi Texas, rồi gửi cho
thằng con tôi thêm $100. Tôi hiểu ý tế nhị của Phước, là vợ tôi dù thấy
Phước mời tôi đi, nhưng nàng không care, cóc cần biết, và không thích, vì
chỉ là chuyện bọn đàn ông ích kỷ, bù khú đấu hót với nhau, nàng sẽ thấy là
mình và thằng bé bị left outside, dù chính nàng luôn muốn ở nhà. Thế
nhưng chỉ món qùa nhỏ cho cháu bé (Phước xin lỗi khi đưa tiền, vì không
có thời giờ đi mua qùa; hiểu Phước nên tôi cũng chả khách sáo gì khi cầm lấy thêm $100), chứng tỏ là bạn của chồng ý nhị, biết nghĩ tới vợ con của bạn, không chỉ biết có
niềm vui của mấy thằng bạn với nhau, nên vợ tôi nói "em muốn gặp anh Phước để chào". Chuyện chưa bao giờ xảy ra với bạn Taberd 76. Phước, hai điểm ghi vào.
(Gặp Thu và Ngọc, nói chuyện với Thu, bà xã tôi rất thích, và tôi cũng hãnh diện vì Thu và Ngọc. Trước đó bà xã tôi cũng gặp thầy Đạo, Việt Nghiêm, và cũng thích, mến Việt)
Đi
chơi với Phước, mới thấy Phước rất tiết kiệm, tiết kiệm dù là món tiền
rất nhỏ, Phước tìm mua đồ cắt móng tay onsale mang về Úc (chắc save được
1, 2 đô gì đó), dù rất hào phóng với bạn bè. Thành ra tiền máy bay cho
tôi đi Texas, quà cho con tôi có 1 ý nghĩa hơn hẳn là từ một anh công tử
George Phước - Peter Ly chỉ biết tiêu tiền mà không tiết kiệm từng chuyện nhỏ.
Hồi II:
Nhân vật đặc biệt thứ hai mà tôi muốn cám ơn là Nghiêm Quốc Việt. Chân thành cám ơn. Đây là một nhân vật không những đặc biệt mà là unique, nhưng "hình như" tôi đã định dạng được chàng rồi.
Việt
là một người mà mỗi lần xuống Little Saigon tôi muốn gặp, có thể gặp
Việt 6 tới 8 tiếng đồng hồ, nói chuyện trên trời dưới biển mà không
chán. Đi San Jose với Việt và Đinh Chuẩn là 1 chuyến đi hào hứng, đầm
ấm, đẹp đẽ, memorable. Việt nói chuyện cực đoan, hung ác, mean, very
mean, push to the limit and above the limit... chỉ có tăng chứ không có
giảm, với những người Việt không ưa... nhưng cũng có những nét thông
minh, tinh tế, tế nhị, dịu dàng, ân cần ... tỏ ra rất tự nhiên với những
người Việt có cảm tình. Cũng Việt qủi kiến sầu đó nhưng irresistible aimable, why?
Tôi
thân với Việt hơn sau khi bị đuổi việc bởi 1 college, nên xuống Sàigòn
nhỏ tìm cố vấn để sue cái trường này. Trước đó tôi "kính nhi viễn chi"
Việt (không biết nó ra sao, xớn xác, nó đục cho mình bỏ bú). Chuyện
kiện cáo rất là dài, nhưng nhờ gặp Việt nên Việt tìm ra nguyên nhân tại
sao thằng bé 9 tuổi của tôi vẫn đái dầm, Việt nói "ở đời khó mà thấy hết
cái lý của sự việc, ông trời dẫn Dũng xuống gặp Việt không phải vì
chuyện việc làm, sue-siếc mà là cái duyên để tìm ra chuyện đái dầm có
thể cản trở cho phát triển của cháu dính dáng tới sleep apnea". Sau ý
kiến cố vấn của Việt, cháu improve từ 90 -> 95%. Ơn này quyết chẳng
phai, vì thằng bé đẻ ở Mỹ, đi bác sĩ đã bao lần, vợ tôi dạy đàn cho con
mấy bác sĩ làm ở Kaiser Permanente, kể cả pedetrician, thằng bé lúc nào cũng ở bên cạnh mà có bác
sĩ nào tìm ra bịnh trừ nha sĩ Việt.
Việt có đóng góp đặc biệt
trong lời khuyên tôi về cách cư xử với vợ. Tôi có trục trặc với vợ, đã
đi counseler nhiều lần, vô vọng, và tuyệt vọng, rồi vô vọng, rồi tuyệt
vọng.... thế nhưng từ hồi áp dụng lời khuyên của Việt là gần như 100%
hit ratio. Mỗi lần tôi chán ngán, tuyệt vọng là Việt nói "Dũng cố gắng
chưa đủ", Việt nêu rõ "phụ nữ nào cũng cần tình thương"..., tôi ráng thêm theo lời Việt với giọng nói ân cần của Việt vang
trong đầu, và "it works", c'est magique! Lời khuyên của Việt là thần
chú đại bi, cứu khổ cứu nạn với tôi.
Vì biết ơn Việt, yêu mến
Việt, nên tôi không ngừng suy nghĩ về Việt, tại sao 1 anh chàng giỏi
giang, thông minh, tài hoa, nói chuyện hấp dẫn entờressăng như vậy (dù có lúc nói vô cùng sai, và tầm bậy khi chàng là Mr. Hyde) mà đường đi lại quá gập ghềnh?
Thú thật là tôi hiền nhưng bốc, tôi mà bị Việt xài xể, xúc phạm như với
người khác thì "un coup à gauche, un coup a droite, et je vais manger
tes couilles". Vì mến, và biết ơn Việt tôi luôn nói chuyện với Việt
quan niệm của mình với cuộc đời, với lòng mong muốn Việt nhẹ nhàng hơn,
nhưng anh chàng này quá vững! Dũng sủa mặc Dũng, Nghiêm Việt cứ đi!
Bỗng tôi chợt nhớ tới chuyện Dr
Jekyll and Mr. Hyde, hai nhân cách trong một nhân vật; vừa tốt đẹp, tinh tế,vừa "no
restrictions, no boundaries; he is free to do what he pleases". Thực sự vẫn chưa hiểu Việt, nhưng tôi thấy cậu này có 1 split personality: dễ thương, ân cần, chân thành, lịch sự tế nhị, trong từng chuyện nhỏ, ngoài sự mong đợi, tưởng tượng của những người cậu OK; và hoàn toàn ngược lại với những người trong thế giới của Mr. Hyde. Và cái này có vẻ không hoàn toàn quyết định bởi Dr Jekyll hay Mr. Hyde.
Thế
nhưng con người vốn rất phức tạp nên đọc ba chớp, ba nháng vài lý thuyết
rồi dán nhãn, định dạng cho nhau là một chuyện ngớ ngẩn, ngu dại, dễ bị
đại bác phụt hậu, cháy mặt mũi. Xem một phim documentary trên Netflix
về những người Tây Phương đi tu Phật Giáo, về những nghiên cứu khoa học
trong y khoa tìm thấy tương đồng giữa Neuroplasticity (xem
http://en.wikipedia.org/wiki/Neuroplasticity) và thiền quán Phật Giáo,
tôi nghĩ là chúng ta vẫn có quyền ảnh hưởng lên định mạng của mình bằng
cách ý thức "nẽo về của ý"của mình, và tập luyện, hướng dẫn nó. Kiến thức chỉ có ý nghĩa khi mình biết nó, và áp dụng nó để thay đổi cuộc sống của mình. Và rõ ràng là nếu khôn ngoan thì mình làm cuộc sống mình tốt hơn mỗi ngày. Quan niệm đúng sai là tương đối, nhưng dù đúng, dù sai, bất kể là được định danh đúng hay sai, thì ý nghiệp, khẩu nghiệp, nghiệp của mình sẽ ảnh hưởng tới những người xung quanh, thân yêu của mình, vì mọi sự liên đới với nhau, ít hay nhiều, trùng trùng duyên khởi. Chắc chắn là như vậy.
Phương pháp tu tập Phật Giáo có thể tóm lược trong 2 bước: tỉnh thức: tức là nhìn vào mình có ý thức; và tập luyện. Tôi áp dụng phối hợp phương pháp này với lời nhắc nhở của Việt với vợ và có hiệu quả, nó biến chuyển quan hệ rất xấu của tôi với vợ, một điều mà tôi luôn tìm cách cải tiến từ 10 năm nay, chật vật, thất bại, buồn phiền. Với lòng thương mến, hồi hướng công đức (chữ của Phật Giáo), tôi mong là Việt đồng hành với tôi.
Mình
luôn có lựa chọn giữa những cơn bão trong chén trà, hay làm một cơn
gió nhẹ làm mát cuộc đời. Cơn bão trong chén trà là một cơn bão nhỏ
nhưng cũng có lúc làm phỏng tay mình, còn cơn gió nhẹ thì ai cũng hưởng
được. Liberty of choice. Neuroplasticity.
Lời quê góp nhặt giông dài.
# 7809
02 tháng 04, 2015 01:17 Viet Nghiem viết,
Ban Le Anh Dung Than Men,
Cam on nhung loi dep de va chan thanh ban danh cho Viet.
Viet chuc ban luon hanh phuc va vui ve.
Tinh thuong cua gia dinh la dieu quan trong nhat cho moi gia dinh chung ta.
Viet,