18 tháng 07, 2015 14:53 Thằng Cu - Tương Lai Văn Hoá Việt Nam viết:
Hôm nay Đông Tà Vẹt mới lên tiếng về Cu, Hĩm, 2 điểm ghi vào.
Thiền sư Nhất Hạnh, từ địa vị nhà văn hoá, đầu năm 1982 đã viết cuốn Tương Lai Văn Hoá Việt Nam , mà ngay dưới tựa sách đã viết "
(Viết cho thằng Cu và con Hĩm)". Bìa màu nâu, trang nhã, dân tộc:
http://langmai.org/tang-kinh-cac/vien-sach/giang-kinh/tuong-lai-van-hoa-viet-nam?set_language=vi
"Cuốn sách" này mỏng te, chắc dưới 5 -> 7 trang A4, thời sự thay đổi, nhưng những ý căn bản vẫn đáng đọc. Với tôi đây là một cuốn sách rất hay, và vì rất ngắn các bạn nên bỏ 1, 2 tiếng ra đọc trong tĩnh lặng, suy nghiệm về nó, vì không chỉ nêu ra những nguyên tắc định hướng cho tương lai văn hoá VN, mà những nguyên tắc phổ quát của nó vẫn có thể áp dụng nơi chúng ta đang định cư bây giờ Úc, Pháp, Mỹ, Canada ... không chỉ cho Việt Nam mà cho con người nói chung:
"Từ mặt trăng, hành tinh xanh là trái đất của ta đã được chụp hình như
một cơ thể xinh đẹp; nhưng ta biết rằng cơ thể đó đang bị một loài vi
khuẩn tàn phá thảm thương: vi khuẩn đó là loài người. Không những con
người đang tàn phá sinh môi mình, con người lại cũng đang xây đắp đời
sống hưởng thụ của mình trên xương máu của đồng loại nữa. Ta không thể
xét đến một nền văn hóa dân tộc nếu ta không xét đến nền văn hóa của con
người và của cả trái đất."
"Không có dân tộc nào mà không có văn hóa. Điều quan trọng là với nền văn
hóa của mình, một dân tộc có sống hạnh phúc hay không, có thương yêu
nhau không, có làm khổ nhau và làm khổ những dân tộc khác hay không."
"Ta có thể nào tạo một nếp sống vừa đơn giản vừa có an lạc không? Đó đây
trên thế giới đã có những người trẻ tuổi giác ngộ, từ bỏ nếp sống tiêu
thụ hối hả, tìm với nhau và tạo lập những cộng đồng lành mạnh, sống an
hòa với cỏ cây và loài vật, sản xuất mà không làm ô nhiễm môi trường,
lao tác mà có thì giờ sinh hoạt tâm linh và nghệ thuật. Khoa học và kỹ
thuật cố nhiên là sẽ giữ một vai trò quan trọng trong đời sống mới của
ta. Nhưng ta làm thế nào để khoa học và kỹ thuật chỉ phục vụ cho ta trên
chiều hướng ấy? Các con hãy suy nghĩ đi, để các con tìm thấy câu trả
lời."
"Các con hãy tỉnh táo, đừng say mê một ý thức hệ nào hoặc một chủ nghĩa
nào hết để có thể nhìn thấu chân tướng của sự vật. Đừng chỉ nhìn từ một
quan điểm. Hãy đừng từ khước bất cứ quan điểm nào. Hãy đừng say sưa
trong lý thuyết để có thể nghe rõ tiếng khóc tiếng cười của người đồng
loại. Đừng bao giờ dại dột cho mình là đã nắm được chân lý tuyệt đối.
Tâm ta chứa chất đầy mê vọng, ta hãy khiêm nhượng và cởi mở để có thể
vứt bỏ dần những mê vọng đó. Như vậy từ từ các con sẽ phá được màng lưới
ngôn từ và tư tưởng đang che phủ thực tại và phát hiện nguồn sống chân
thực cũng như phát hiện nguồn tự do vốn có sẵn trong tâm các con. "
"Nếp sống của con, dù là nếp sống của một cá nhân, là phải biểu hiện cho ý
thức văn hóa vừa có tính cách dân tộc vừa có tính cách nhân loại. Văn
hóa dân tộc phải được đặt trong môi trường văn hóa nhân loại và phải
đóng vai trò xúc tác văn hóa nhân loại trên con đường bảo vệ và làm
thăng hóa sự sống."
.....
Chú thích: Thằng Cu, con Hĩm là những chữ rất quen thuộc của Việt Nam, chỉ cùng Cặc, Lồn, và cũng nôm na, cũng hoàn toàn Việt Nam, không một chút Hán Việt, thế thì tại sao ông bà chúng ta không gọi là thằng Cặc, con Lồn? Tôi chưa tìm ra giải thích thoả đáng, mong ý kiến của các cao nhân, hay những người có duyên nợ với chữ nghĩa (tôi nghĩ tới Phước, Thắng, Chính...)