19 tháng 06, 2015 16:41 Chèmi viết:
Hôm bữa party ở nhà Đoàn Hinh, có trao đổi với Bính về Phạm Duy, có nói là về nhà mình "nói chuyện" tiếp.
a/ Việt Nam là một đất nước tội nghiệp, nghèo nàn mọi thứ nên tao trân trọng những gì ít ỏi mình có trong tay, có bột rồi gột nên hồ, để đời mình có tồi thì con cháu mình cũng bớt dở, vì cha ông chúng có ý thức trong lời nói, trong việc làm để gìn giữ, vun quén từng chút cái vốn nhỏ xíu của dân tộc, đất nước; thay vì khi gặp 1 người có đóng góp cho đất nước có khuyết điểm ít hay nhiều thì phủ nhận sạch trơn, hạ họ xuống đất. Một dân tộc vô ơn với những người có công với đất nước sẽ trả cái giá của nó, và con cháu sẽ nhận cái giá đó.
Phạm Duy là người mà cuộc đời, sự nghiệp có nhiều lời khen, tiếng chê. So với thế giới, thì tầm vóc âm nhạc của ông không lớn, nhưng với VN thì âm nhạc VN không Phạm Duy, chắc chắn không có diện mạo như hôm nay.
Trong cái nhìn này, năm 2005, tao đã viết một bài rất thẳng thắn để than phiền về Phạm Duy khi ông có lời nói bất xứng, bất công; nhưng cũng đồng thời trân trọng, vinh danh ông.
Bài tao viết về Phạm Duy, tên "Ngựa trắng không phải là ngựa trắng" (tựa bài lấy ý của Công Tôn Long, một triết gia Trung Hoa)
xem ở http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=4665&rb=0206
b/ Lại bàn rộng hơn về âm nhạc Việt Nam:
Khi nói về âm nhạc, nên thấy sở trường, sở đoản của mỗi nền âm nhạc, tương quan của nó với cả nền văn hoá nền tảng của nó, mà có nhận xét tương thích. Một mặt mình cố gắng nhìn vấn đề trong full spectrum để lời khen, tiếng chê không phải là lời ba phải kiểu "ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn", khi thế giới bây giờ liên thông với nhau; mặt khác nhìn ra được những sắc thái tinh tế của những cái khác nhau, thế giới này đẹp đẽ, phong phú chính vì nó thiên hình, vạn trạng. Trang Tử nói ý đại khái là "Chim bằng bay trên biển lớn cũng như chim sẻ ở đầu nhà", mỗi thứ có cái hay, đẹp, kích thước riêng của nó, nên ông không so con chim bằng với con chim sẻ.
Nhạc sư Vĩnh Bảo nói trong tube https://www.youtube.com/user/nhacsuvinhbao, là nhạc cổ VN chỉ diễn tả tình cảm vui buồn, và không làm được những đ iều mà nhạc Tây Phương làm, là ngoài diễn tả tình cảm, còn diễn tả ngoại cảnh, chim kêu, vượn hú, bão tố .... Ý của nhạc sư Vĩnh Bảo được thấy rõ qua vài thí dụ dưới đây: The four seasons của Vivaldi, Concerto N2 cho piano của Rachmaninof với những nốt dạo đầu sâu như biển, hay như trong La truite quintet https://www.youtube.com/watch?v=wlxVTpEyMEw , mình thấy con cá truite bình an, bơi qua đá và nước, rong rêu... lâu lâu lại nhả bong bóng, quẫy đuôi cái chơi.
Nhạc cổ VN, Trung Hoa không làm được như nhạc cổ điển Tây phương, nhạc Trung Đông, Ấn Độ không làm được vậy, dù văn hoá của họ thâm hậu, dễ nể; nhạc Phi châu da đen lại càng khác. Nhạc cổ điển Tây Phương đạt một đỉnh cao không thể vượt qua, cũng như điêu khắc của Hy Lạp.
Note: Nhạc sư Vĩnh Bảo được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước coi là số một về cổ nhạc VN, yêu và sống cả đời với nhạc cổ truyền VN nên lời ông phát biểu về hạn chế của nhạc VN là không tự ti, không tự tôn. Ông đã dạy về nhạc VN, lẫn kỹ thuật đóng đàn tại đại học Nanterre Pháp và thỉnh giảng tại Mỹ (hình như tại Kent). Tao đã học đàn tranh với ông trong 1 tuần lúc về vacation ở VN năm 2004, và hiện có 1 đàn tranh do ông đóng. Đương nhiên là không ai học đàn nghiêm chỉnh trong 1 tuần cả, nhưng tao học với tấm lòng trân trọng văn hoá VN, muốn tiếp cận với người có kiến thức sâu rộng, sống cả đời vì nó, để biết VN là ở đâu so với thế giới. Học để hiểu, để biết cảm nhận tốt hơn, chứ không phải để chơi, biểu diễn, hay để ... gáy với Hà Duy Bính (dế tao hết pin, nên muốn gáy cũng kêu khịt khịt thôi, cái này thì anh Dớ của tao đã cứu bồ đúng lúc, mẹc-xi Dớ)