Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Nội dung
Bấm F8 để viết tiếng Việt có dấu  (xem Hướng dẫn)
Đề mụcTào lao (Bàn loạn)
Chủ đềNói chuyện với Trọng Tín, Văn Em và một số thân hữu
18 tháng 06, 2015 17:22   Dũng viết:

Cám ơn cái message của Tín.


Một hôm Nguyễn Văn Em điện thoại từ Canada qua nói chuyện ("lần đầu" nói chuyện với Văn Em), vì hè năm trước gặp Văn Em ở nhà Ngọc, hay xẹt xẹt ngoài tiệm phở, đông và ồn nên chả nói gì với nhau.

Qua đt, Văn Em nói, ý  đại khái (già rồi nên chỉ nhớ mang máng ý) là "nhiều khi mình tới nhà nhau, ngồi nói chuyện chỉ 1 chút mà trao đổi có chất lượng, hiểu nhau hơn là gặp nhau ở chốn đông người".

Vì gặp nhau ở party không phải là nơi thích hợp để trao đổi.  Tao muốn chia xẻ một vài suy nghĩ tao có từ rất lâu với Tín, Văn Em và những bạn thích đối thoại, cứ coi như là mình tới nhà ngồi nói chuyện với nhau, giữa 2,3 thằng thôi.  Vì ở xa, nên thay vì nói thì tao viết.

Nói chuyện là 1 sinh hoạt tinh thần cần có ở tuổi mình "những chàng trai trẻ U60", ai không thích thì tao cũng welcome ý phản biện, với điều kiện là mình tự tuân thủ một số kỷ luật để việc  trao đổi có chất lượng, tức là ôn hoà, tương kính.

Năm 2004, tao viết bài "Đứng trên hay đứng ngoài? Đối thoại hay đối thọi?", đăng ở

http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=2904&rb=0307

Những suy nghĩ này được suy nghĩ , viết ra từ  lâu nên văn chương còn luộm thuộm, lủng củng, non nớt. Ý tưởng dù còn thiếu sót nhưng đã có nhiều người có đồng cảm và chia xẻ ý của tao là dân Việt Nam mình còn yếu về đối thoại, kỹ thuật  đối thoại. Từ không biết nói chuyện ôn hoà, và hiểu kỹ thuật trao đổi, nên nhiều chuyện từ nhỏ, xé ra to, rồi thành xung đột.

Tao xin giải thích thêm giòng suy nghĩ, vì chủ quan nên thường thì tác giả viết 1 đàng, mà độc giả hiểu 1 nẻo, nên giải thích thêm 1 chút cũng tốt:

Khi viết bài  ""Đứng trên hay đứng ngoài? Đối thoại hay đối thọi?" tao không còn đặt mình vào 1 cá nhân VN nho nhỏ nữa, không còn là người gốc Bắc, pha Huế, đẻ ở Sài-Gòn, miền Nam Việt Nam, không từ 1 quan điểm chính trị, mà viết từ vị trí một con người, suy nghĩ và bị lay động bởi những học tập, phương pháp tư duy của  Phật Giáo là nhận thức, phân tích, quán tưởng... Nên từ đó có cái nhìn vấn đề bao quát hơn. Tao viết sau khi tham dự một buổi ra mắt sách tại toà soạn báo Người Việt, tao nghe mấy ông chửi nhau tàn mạt, tàn bạo, nguyền rủa nhau tới mức mà tao là người hoàn toàn vô can mà chảy nước mắt, phát khóc, nói không nổi. 

Nên khi viết dù vẫn nhắc tới bối cảnh, hoàn cảnh dẫn tới bài viết bằng cách kể ra tên ông A, B, C, nơi chốn,  bối cảnh lịch sử.... để có thí dụ cụ thể, sinh động, dẫn chứng cụ thể. Nhưng cái chính không phải là chỉ trích ông A, B, C, không phải chính trị, chính em..., mà để thấy cái PATTERN của một vấn đề quan trọng là người VN chúng ta không quen đối thoại, không hiểu, hoặc không quan tâm tới kỹ thuật  đối thoại, kỹ thuật tranh luận; nên bất đồng ý kiến là chuyện rất thường trong một xã hội văn minh lại hay dẫn tới việc sừng sộ, chửi nhau, hoặc ngúng nguẩy, chơi trội, bỏ đi, "đéo thèm nói chuyện nữa". Chuyện này nằm ở căn cước văn hoá, lịch sử của chúng nên ảnh hưởng tới ngay những người thuộc vào thành phần có thể gọi là elite. Không nhìn thấy nó, Việt Nam chúng ta còn tụt hậu dài dài so với thế giới.

Những "elite" VN rất biết điều, biết cư xử khi giao tiếp với đồng nghiệp Tây Phương, nhưng khi giao tiếp giưã người Việt vói  nhau thì dân tộc tính nổi lên, mà VN là 1 cái nhánh thừa hưởng DNA của văn hoá ứng xử Trung Hoa.

Quan Công của Tam Quốc Chí, là 1 nhân vật được dân Trung Hoa thờ phượng vì lòng trung nghĩa, chính khí, quân tử Tàu (anh này thắp đuốc đọc sách suốt đêm, khi canh ngoài cửa cho vợ ông anh kết nghĩa vườn đào Lưu Bị ngủ, ông thắp đuốc đọc sách để cho thiên hạ thấy rõ rành rành là ông không sơ múi gì vợ của anh kết nghĩa, chuyện này cải lương bây giờ nhưng cần thiết trong văn hoá xưa).  Nhưng cũng chính Quan Công là 1 anh chửi kẻ ngã ngựa dưới tay, bắt Vu Cấm, tướng địch thì chửi "tao giết mày như giết giống chó ngựa thôi".  Chửi bới, lăng mạ, xỉa xói nhau nằm từ bao nhiêu đời trong văn hoá Trung Hoa, Việt Nam. Nguyễn Ánh tru diệt, lăng mạ Tây Sơn, vì thực ra trước đó Tây Sơn Nguyễn Huệ cũng giết chóc, tàn bạo, khốn nạn không kém với đối thủ...

Gần đây nghe tin tức thấy cách các phát ngôn viên của chính phủ Trung Quốc phát ngôn cực kỳ hạ cấp, cheap arguments, cheap language dù là phát ngôn cho quốc tế nghe. Họ làm  được như vậy mà không thấy ngượng, vì đó là điều bình thường trong văn hoá của họ. Về lâu dài có ảnh hưởng tai hại tới hình ảnh đất nước Trung Hoa.

Tóm lại là VN dưới cái bóng của Trung Quốc còn rất kém cỏi về văn hoá ứng xử, đối  thoại.  Chính vì vậy nên VN chúng ta cần ý thức, cần dẹp bỏ mặc cảm, khiêm tốn học hỏi Tây Phương về mặt này.  Wellington đánh bại Napoleon, đầy ra đảo tới chết, nhưng vẫn giữ lễ giữa những chiến sĩ với nhau là nghiêng mình trước Napoleon, vẫn trang nhã, lịch sự với nhau; dù giết nhau ngoài trận, đầy nhau cho tới chết. Đây không phải là giả dối, mà là một văn hoá ứng xử, mà người Trung Hoa, Việt Nam chúng ta cần học hỏi, vì chúng ta sống trong xã hội Tây Phương, nên cần biết đối thoại như họ.

Xem chính khách của Pháp debate trên TV thấy tụi nó "saisir en vol" cướp lời nhau, nhưng họ vẫn nắm vững những kỹ thuật tối thiểu trong việc tranh luận là không tấn công cá nhân, họ "đối thoại, tranh luận" không nhượng bộ trên từng argument, nhưng họ không  "đối thọi", không mỉa mai, rỉa rói, bịa đặt gán ghép cái này cái kia vào nhau, không chửi nhau tàn mạt, không lẫn lộn, xáo tung những phạm trù, chính, phụ rối mù. Cái văn hoá phát biểu, tranh luận, ứng xử  này cũng khá phổ quát trong xã hội Tây Phương giữa những người bình thường.  Không bao giờ có 1 người Tây Phương trung bình ăn nói như phát ngôn viên của nhà nước Trung Hoa nói khi họp báo.

Nhắc lại, những suy nghĩ này tao đã nghĩ từ rất lâu, viết ra từ 2004, và hôm nay chia xẻ như đang nói chuyện với Tín, với Văn Em, với một số bạn muốn tham gia trong tinh thần ôn hoà, tương kính.

Cám ơn Tín là duyên gần, Văn Em là duyên xa dẫn tới việc giới thiệu bài viết đã cũ này của tao.


 

  Kèm thư gốc vào phần trả lời
Trả lời *  Lưu trữ hình mới       Xem hình lưu trữ
Tên người gởi
E-mail *
Mật khẩu *   Quên mật khẩu
Ghi chú: * mục cần thiết