Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Đề mục: Chuyện tứ xứ
Nội dung
Bấm F8 để viết tiếng Việt có dấu  (xem Hướng dẫn)
Đề mụcChuyện tứ xứ
Chủ đềTranh luận
14 tháng 11, 2014 10:08   Cứng đầu viết:
Đừng cố gắng chứng tỏ mình đúng!
image
Đừng cố gắng chứng minh mình đúng khi tranh luận - bạn sẽ mất công vô ích
Làm thế nào để thay đổi suy nghĩ của người khác nếu bạn nghĩ rằng bạn đúng còn họ thì sai? Tâm lý học chỉ ra rằng điều không nên làm nhất lại là điều mà chúng ta thường hay làm.
Tôi e là tôi phải nói rằng anh đã sai. Lập trường của anh không hợp lý. Hãy lắng nghe và tôi sẽ rất vui lòng giải thích rõ những lý do tại sao tôi đúng còn anh sai. Bạn có sẵn sàng để bị thuyết phục không?

Cứng đầu hơn

Cho dù chủ đề có là biến đổi khí hậu, Trung Đông hay kế hoạch đi nghỉ mát thì đây cũng là cách mà nhiều người trong chúng ta áp dụng khi chúng ta cố gắng thuyết phục người khác thay đổi ý kiến. Đó cũng là cách mà thường dẫn đến việc đối tượng bị thuyết phục trở nên cứng đầu hơn.
Các công trình nghiên cứu cho thấy có một cách tốt hơn – đó là lắng nghe nhiều hơn và và bớt tìm cách dồn đối thủ nhận thua.

image
Khoảng hơn một thế kỷ trước đây Leonid Rozenblit và Frank Keil ở Đại học Yale cho rằng trong nhiều trường hợp mọi người tin rằng mình hiểu bản chất của mọi việc trong khi trong thực tế hiểu biết của họ chỉ dừng lại ở bề mặt mà thôi.
Họ gọi điều này là ‘ảo ảnh chiều sâu khám phá’. Họ bắt đầu công trình với việc yêu cầu các đối tượng hỗ trợ nghiên cứu tự đánh giá xem họ hiểu các nguyên tắc của việc dội toilet, đồng hồ tốc độ trên xe hơi và máy may như thế nào.
Sau đó, những người này được yêu cầu trình bày những gì họ hiểu và trả lời một số câu hỏi.
Kết quả cho thấy, về trung bình, những người tham gia thí nghiệm đánh giá hiểu biết của họ tệ hơn sau khi được kiểm tra.
Vấn đề là, các nhà nghiên cứu cho biết, chúng ta lầm lẫn giữa hai việc là mình quen thuộc với những điều này với việc mình có hiểu chi tiết nguyên tắc làm việc của nó hay không.

Có thật sự hiểu vấn đề?

image
Bình thường thì không có ai kiểm tra chúng ta và nếu có thắc mắc gì thì chúng ta chỉ cần nhìn lại sự việc mà thôi. Các nhà tâm lý gọi hiện tượng này là con người thường có khuynh hướng ‘đi tắt’ trong tư duy khi đưa ra những quyết định hoặc đánh giá.
Tại sao phải mắc công tìm hiểu mọi thứ trong khi không làm cũng không sao? Điều lý thú là chúng ta có thể che giấu với chính mình hiểu biết của chúng ta nông cạn như thế nào.
Đây là một hiện tượng quen thuộc đối với bất cứ ai đã từng dạy cái gì đó. Thông thường, chỉ cần những khoảnh khắc đầu tiên khi chúng ta bắt đầu tập trước những gì chúng ta sẽ nói để trình bày một vấn đề, hoặc tệ hơn, chỉ cần câu hỏi đầu tiên của sinh viên đưa ra, là chúng ta nhận ra rằng mình không thật sự hiểu vấn đề.

Trên toàn thế giới, các giáo viên nói với nhau rằng: “Tôi không thật sự hiểu vấn đề cho đến khi tôi dạy nó.” Cũng như nhà nghiên cứu và nhà phát minh Mark Changizi mỉa mai: “Tôi phát hiện ra rằng dù tôi dạy có tệ thế nào đi nữa tôi vẫn học được cái gì đó.”

Công trình nghiên cứu được xuất bản hồi năm ngoái về ‘ảo tưởng hiểu’ cho thấy nó được vận dụng để thuyết phục người khác rằng họ đã sai như thế nào. Nhóm nghiên cứu do ông Philip Fernbach ở Đại học Colorado lập luận rằng việc này cũng có tác dụng như nhau trong hiểu biết chính trị và trong việc hiểu nguyên tắc hoạt động của toilet.
Nhóm nghiên cứu này cho rằng những ai có lập trường chính trị mạnh mẽ thường cởi mở hơn đối với những ý kiến khác biệt khi được yêu cầu giải thích một cách chính xác vì sao họ cho rằng chính sách họ ủng hộ sẽ đem lại kết quả họ tin tưởng.

Khảo sát qua mạng

image
Kêu gọi một số người Mỹ tham gia thí nghiệm trên mạng Internet, nhóm nghiêm cứu đã hỏi ý kiến những người này về một loạt các chính sách gây tranh cãi cùa Mỹ, chẳng hạn như áp đặt lệnh cấm vận đối với Iran, y tế và chính sách cắt giảm khí CO2. Một số người trong nhóm thứ nhất được yêu cầu trình bày quan điểm và đưa ra lý do tại sao họ có quan điểm như vậy. Những người này có cơ hội đưa ra suy nghĩ của mình về vấn đề cũng giống như bất cứ ai có cơ hội trình bày quan điểm của mình trong một cuộc tranh luận.

Còn nhóm thứ hai lại làm một việc khác và khác một cách tinh tế. Họ được yêu cầu phân tích chính sách mà họ ủng hộ sẽ thành công hay thất bại như thế nào. Họ được yêu cầu theo dõi từng bước từ đầu cho đến cuối – từ lúc chính sách đó hình thành cho đến kết quả mà nó được mong đợi.
Kết quả rất rõ ràng. Nhóm trình bày lý do thì vẫn tin tưởng vào lập trường của họ cũng giống như trước khi họ tham gia vào thí nghiệm. Còn nhóm được yêu cầu giải thích về sự thành công hay thất bại của chính sách thì có thái độ mềm dẻo hơn và có sụt giảm tương ứng trong cách đánh giá mức độ về vấn đề của họ.

Những người mà trước đây ủng hộ hoặc chống đối mạnh mẽ việc trao đổi phát thải khí CO2 chẳng hạn – họ có khuynh hướng trở nên ôn hòa hơn và sẽ đánh giá mình bớt quyết tâm hơn trong thái độ ủng hộ hay chống đối.

image
Do đó, đây là điều cần phải lưu ý khi lần tới nếu bạn cố tìm cách thuyết phục một người bạn rằng chúng ta nên xây dựng nhiều nhà máy năng lượng hạt nhân hơn và rằng sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản là điều không thể tránh khỏi hay khủng long đã từng tồn tại bên cạnh con người 10.000 năm trước đây. Tuy nhiên, cần nhớ rằng bạn vẫn có cơ hội mà bạn cần để có thể giải thích một cách chính xác tại sao bạn cho rằng mình đúng. Nếu không bạn sẽ trở thành người phải thay đổi quan điểm của mình đấy.
  Kèm thư gốc vào phần trả lời
Trả lời *  Lưu trữ hình mới       Xem hình lưu trữ
Tên người gởi
E-mail *
Mật khẩu *   Quên mật khẩu
Ghi chú: * mục cần thiết