Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Đề mục: Văn thơ
Nội dung
Bấm F8 để viết tiếng Việt có dấu  (xem Hướng dẫn)
Đề mụcVăn thơ
Chủ đềTrân trọng giới thiệu tới các bạn một bài thơ rất hay của Trần Quốc Thắng
13 tháng 11, 2014 22:54   Dũng còm-ment viết:
PS cho Bính:

Xin phép mày tán dương sư huynh Thắng của tao thêm một chút, trong 4 câu của "ảnh":

Ngàn thu còn đó đi rồi lại
Thu cuối mùa sang đông tê tái
Thản nhiên tự cổ cho đến kim
Vạn vật xoay vần diệt sinh tái

Có chữ "Thản nhiên" là keyword, rất nặng ký, mang tư tưởng Lão Tử trong Đạo Đức Kinh. ĐĐK là một tác phẩm rất ngắn, khỏang 5 ngàn chữ, từ Đông sang Tây có nhiều tác giả bàn, luận, giảng về cuốn này rồi. Ở VN có Thu Giang Nguyễn Duy Cần viết về cuốn này rất sáng sủa (Lão Tử Tinh Hoa), xúc tích, nên tìm đọc nếu thiếu thời giờ.

Chương 5 của Đạo Đức Kinh có 2 câu rất ấn tượng:

Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu (Trời đất bất nhân, coi vạn vật đều như loài chó rơm)
Thánh nhân bất nhân, dĩ bách tính vi sô cẩu

Sô cẩu = chó rơm là đồ giả để cúng tế, xài xong thì vô giá trị, vất đi. Viết vậy để diễn tả trời đất coi vạn vật như nhau, thản nhiên, không hề có sự thiên tư, thiên vị. Vạn vật trong trời đất này đều được chi phối bằng những định luật vĩnh cửu, chính vì vậy mới trường tồn. Mùa xuân vạn vật sinh sôi, hoa cỏ đua tươi, khí hậu đầm ấm, lúc ấy không phải là trời đất có lòng thương hơn; mùa đông khi sương sa tuyết phủ, lá rụng hoa rơi, mưa phùn gió bấc, lúc ấy không phải là trời đất mang dạ oán hờn; mà chính là vì chu kỳ biến dịch đã tạo nên những hình thái như vậy.

Trời đất cưu mang, sinh trưởng, che chở vạn vật như vậy, không phải bằng lòng nhân tầm thường của nhân thế, mà bằng một lòng nhân siêu việt.

Cách nhận thức về "Thiên địa" này rất khác với Thượng Đế của những tôn giáo có nguồn Môise.  Người ta nhận xét là từ Tây sang Đông thì Thượng Đế - Thiên Địa dưới nhận thức của con người ở biểu hiện ở 2 thái cực khác nhau.

Nên nhớ là Lão tử sống cách đây khoảng 25 thế kỷ, và cách diễn đạt của ông đạt 1 tầm khái quát, trừu tượng rất cao, vượt khỏi cái nhìn thần linh mà con người thời đó thường vốn có.

Anh Thắng nhà ta có lẽ thấm nhuần điều này, điều nọ rất nhuyễn, nên anh nhả ngọc, phun châu rất nhẹ nhàng tự nhiên. Trong 1 bài thơ mà anh cho Phật, Lão đề huề rất an nhiên, tự tại.

  Kèm thư gốc vào phần trả lời
Trả lời *  Lưu trữ hình mới       Xem hình lưu trữ
Tên người gởi
E-mail *
Mật khẩu *   Quên mật khẩu
Ghi chú: * mục cần thiết