13 tháng 11, 2014 14:21 Lê Anh Dũng viết:
Trân trọng giới thiệu tới các bạn một bài thơ rất hay, vô đề, của Trần Quốc Thắng đăng trên Facebook của chàng:
Gió cuốn mây ngàn trôi tất bật
Phong ba bão vũ cơn gió gấc
Nặng hạt mưa rơi trời mây xám
Tiễn người mang theo tứ trọng ân
Ngàn thu còn đó đi rồi lại
Thu cuối mùa sang đông tê tái
Thản nhiên tự cổ cho đến kim
Vạn vật xoay vần diệt sinh tái
Ba la mật đa độ nhất thiết
Quán tự tại thanh âm phát nguyện
Có đến có đi là định luật
Trăng tròn qua đi trăng phải khuyết
Nhãn, nhĩ mục căn dẫn vô minh
Dẫn lối đưa đường chốn nhân sinh
Tái mộng, khởi mê mãi không dứt
Nhất lối Phật tâm với lời kinh!
(Dũng mạn phép đánh dấu lại.)
Bình thơ:
a/ Bối cảnh: Thắng làm bài thơ này khi có tin đồn thiền giả Thích Nhất Hạnh thị tịch (nhưng lại có tin khác ngược lại)
b/ Nội dung:
Bài thơ của Thắng mang tinh thần Phật pháp rất thoát, nhẹ nhàng nhắc tới luật Phản Phục của Đạo Đức Kinh (Lão tử), lại có hương vị Phật giáo Hoà Hảo khi nhắc tới Tứ trọng ân (Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước, Ân đồng bào nhân loại, Ân tam bảo - Phật, Pháp, Tăng).
Cũng nhận thấy sự đặc sắc trong trật tự nêu ra của Tứ Ân Hoà Hảo, ngậm mà nghe, qúa hay. Cần nhắc là có những nhà thần học liberal, đồng nhất Tam Bảo với Thiên Chúa và Hội Thánh, đúng hay sai miễn bàn, vì cách hiểu của mỗi người mỗi khác, nhưng cũng cần nêu ra, nhắc tới cách nhìn này.
c/ Hình thức:
Có những chữ như "gió gấc" thần sầu, chưa bao giờ thấy xuất hiện trong thi ca, văn chuơng, dùng rất đắt.
Thơ Việt ít dùng vần trắc, thường là vần bằng, đặc biệt là thơ dịch từ chữ Hán (xin Lý Hữu Phước tiên sinh, người đã dịch khoảng từ 60-100 bài thơ Hán ra Việt, cho ý kiến nếu nó sai). Thí dụ:
* Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu, câu "Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản"
được hai ông Tản Đà và Ngô Tất Tố dịch là:
Hạc vàng đi mất từ xưa (TĐ),
Một vắng hạc vàng xa lánh hẳn (NTT)
dịch từ trắc sang bằng làm yếu hẳn khí thơ.
(xem thêm: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_H%E1%BA%A1c_L%C3%A2u_(th%C6%A1_Th%C3%B4i_Hi%E1%BB%87u) )
* Bản dịch Kinh Bát Nhã (một trong những kinh quan trọng nhất của Phật giáo đại thừa) cũng vậy. Kinh từ tiếng Phạn dịch ra tiếng Trung Quốc có hơi văn mang nhiều vần trắc rất hùng, như câu:
Tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn.
Nghe hùng mạnh, vùng vẫy, chắc gọn, đầy nhạc tính, thi tính, vũ tính (choreography), nhưng yếu hẳn đi khi chuyển qua tiếng Việt, thí dụ (đây chỉ là 1 đơn cử, tôi đọc nhiều bản dịch, nhưng nói chung đều yếu về nhạc tính)
qua tiếng Việt thành:
Vì tâm không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa lìa mộng tưởng điên đảo, đạt tới cứu cánh niết bàn.
(trích dài:
Tiếng Hán:
Thị cố không trung vô sắc,vô thọ, tưởng, hành, thức.
Vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới.
Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận.
Vô khổ, tập, diệt, đạo, vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn.
qua tiếng Việt thành:
Cho nên trong Không không có sắc; không có thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới cho đến ý thức giới; không có vô minh cũng không có cái hết vô minh, cho đến không có già chết, cũng không có hết già chết. Không có khổ, tập, diệt, đạo; không có trí tuệ cũng không có chứng đắc, vì không chỗ chứng đắc.
Bồ tát vì y Bát nhã ba la mật đa nên tâm không ngăn ngại. Vì tâm không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa lìa mộng tưởng điên đảo, đạt tới cứu cánh niết bàn.
xem thêm http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1t-nh%C3%A3-ba-la-m%E1%BA%ADt-%C4%91a_t%C3%A2m_kinh )
Bài thơ của Thắng có nhiều vần trắc, thoát khỏi mẫu mã và khuyết điểm nêu trên. Không những vậy, mà hơi thơ đi ra rất tự nhiên, không còn gò ép trong luật bằng trắc.
Làm được bài thơ này là tiên sinh Trần Quốc Thắng đã ung dung ra vào sinh tử rồi đó!
Cẩn bái
Lê Anh Dũng