Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Nội dung
Bấm F8 để viết tiếng Việt có dấu  (xem Hướng dẫn)
Đề mụcViết kỷ niệm 50 năm vào Taberd
Chủ đềLuật sư Lê Công Định, Who's Who in Lasan Taberd
14 tháng 08, 2014 05:15   Dũng viết:
Dớ đệ,

Nếu hiền đệ chịu khó suy nghĩ 1 chút thì hiểu ngay là LCĐ năm 1975 chỉ mới 7 tuổi, và năm đó tụi mình không có kỷ yếu, và nếu LC Định năm 6 tuổi không học Taberd (như ngu huynh năm 13 tuổi chưa học Taberd) thì làm sao chàng có tên trong bất kỳ một kỷ yếu Taberd nào được? Không có tên trong kỷ yếu thì làm sao frere Quang cho vào danh sách được? Không có trong danh sách thì làm sao hiền đệ gõ ra được?

Hơn thế, học ở Taberd có là 1 giá trị đến mức Lê Công Định phải nhận vơ để thêm danh giá? (riêng ngu huynh rất hãnh diện đã học chung trường với LCD).

Còn Hồ Ngọc Nhuận thì khi ngu huynh nhắc tới trong bài viết, ngu huynh bấm độn và biết là thế nào hiền đệ cũng rút báu kiếm xin huynh tí huyết. Ngu huynh còn đọc trước tác của sư bá có nhắc tới HNN, lẫn đọc vài bài của HNN (trước đây đọc không vô, nhưng mấy bài gần đây thì rất vô) . Không phải ngu huynh không biết đầu cua, tai nheo, ù ù, cạc cạc. Nên ngu huynh đã mài đao chuẩn bị tiếp chiêu hiền đệ.

Và hiền đệ "đến hẹn nại nên" :)

Cái "point" của ngu huynh không phải là hành trình (rất dài) của con người, mà là thái độ.  Và thái độ của con người có giá trị nhất không phải là ở những việc họ đã làm, mà là ở những việc họ đang làm. Một cái khác ngu huynh cũng quan tâm là phong cách suy nghĩ, dám phủ nhận chính mình. Điêù này ngu huynh nghĩ là trí thức và khoa học.

Kỷ niệm 50 năm, tóc nhuộm đã phai màu, huynh ngẫm nghĩ nhiều về những ngôi trường mình đã học. Huynh nghĩ trường hay thầy đóng góp phần lớn vào đuờng mình đi, nhưng đi đường nào vẫn do mình lèo lái một chút.

Huynh có thời đã hãnh diện về những tên Tây của những trường mình đã học, nhưng giờ huynh nghĩ những học trò của trường đó (trong đó có chúng ta) đã làm gì cho cộng đồng của chúng ta, ai là người vượt lên khỏi những hệ luy áo cơm cá nhân, mà lo chuyện đất nước.

Những tên Tây giờ đã phai trong lòng huynh như dấu vết của một thời đã qua, chỉ còn lại là lòng biết ơn, quí mến thầy và bạn của thời thơ ấu.
  Kèm thư gốc vào phần trả lời
Trả lời *  Lưu trữ hình mới       Xem hình lưu trữ
Tên người gởi
E-mail *
Mật khẩu *   Quên mật khẩu
Ghi chú: * mục cần thiết