Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Đề mục: Âm nhạc
Nội dung
Bấm F8 để viết tiếng Việt có dấu  (xem Hướng dẫn)
Đề mụcÂm nhạc
Chủ đềKHÁNH LY Live Concert
16 tháng 05, 2014 03:51   Dũng viết:
Cám ơn Vinh,

Vài cảm nghĩ khi xem clips này:

"Xin cho tôi": Lời thật hay, 300 năm sau hay 1000 năm sau, người VN sẽ cảm nhận lại (chắc là rất khác bây giờ vì không, thời gian đã rất khác), là tổ tiên của họ đã sống qua chiến tranh như thế nào vào thế kỷ 20.

Đỗ Phủ ( http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%97_Ph%E1%BB%A7 ), theo tôi, có 1 chỗ đứng vượt trội trong thi ca Trung Hoa, khác hẳn những cậu Lý Bạch và một lô, một lốc những nhà thơ lớn khác của Trung Hoa (mà tôi không nhớ nổi), vì ông đã là chứng nhân của cả 1 thời loạn lạc, đói khổ, chiến tranh, đói khổ tới mức cha, mẹ phải ăn thịt con.  Lời chứng của ông lưu lại, vượt thời gian, vượt biên giới, và mang tầm vóc của con nguời, vốn gắn liền với khổ đau.

Có câu thơ thật hay:
Qủa đất, ba phần tư nước mắt
Bay như giọt lệ giữa không trung.

Khổ đau của con người vì chiến tranh, lọan lạc, thời nào cũng có, chỗ nào cũng có, nhưng rất ít người nắm bắt được nó và ghi lại cho hậu thế như Đỗ Phủ, như Trịnh Công Sơn.

Năm 1969, tôi ở Kontum, một thành phố nhỏ, chỉ có điện ở con đuờng chính, chỗ tôi ở không có điện, tối thắp đèn dầu, hoặc manchon. Mỗi tối mắc màn ngủ trong hầm tránh pháo kích cùng cả gia đình, còn nhỏ nhưng tôi đã lịm nguời khi nghe tiếng hát Khánh Ly qua máy casette Aiwa xài pin hát Đại bác ru đêm  http://www.youtube.com/watch?v=Wq9ilOqaP6c

Bỏ qua lời ong, tiếng ve về Trịnh Công Sơn - không phải là không đúng, nhiều điều quá đúng; tôi tri ân ông về lời chứng của ông cho hậu thế về thân phận con nguời Việt Nam đã đi qua chiến tranh vào thế kỷ 20 như thế nào.
  Kèm thư gốc vào phần trả lời
Trả lời *  Lưu trữ hình mới       Xem hình lưu trữ
Tên người gởi
E-mail *
Mật khẩu *   Quên mật khẩu
Ghi chú: * mục cần thiết