29 tháng 12, 2013 22:00 Nguyễn Quốc Bảo viết:
Mục tiêu giáo dục thời VNCH trước 1975 được xác định là:
Phát triển toàn diện mỗi cá nhân; Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh; Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học.
Mô hình giáo dục này trong những năm 1970 có khuynh hướng chấp nhận mô hình giáo dục Hoa Kỳ có tính cách đại chúng và thực tiễn.
Hệ thống giáo dục gồm Tiểu học, Trung học và Đại Học, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa phương.
Dưới đây là một số hình ảnh về chuyện học, chuyện dạy ở thời kỳ này:
|
Sách giáo khoa cho học sinh.
|
|
Một buổi lễ ở Trường Petrus Ký (Trường THPT Lê Hồng Phong ngày nay)
|
Triết lý giáo dục dựa trên 3 nguyên tắc “nhân bản”, “dân tộc” và “khai phóng”.
Mục tiêu giáo dục thời điểm này được xác định là:
Phát triển toàn diện mỗi cá nhân; Phát triển tinh thần Quốc gia ở mỗi học sinh; Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học.
|
Bậc tiểu học bao gồm năm lớp, từ lớp 1 đến lớp 5. Theo quy định, giáo dục tiểu học là giáo dục phổ cập (bắt buộc).
|
|
Thẻ căn cước học sinh Trường Võ Trường Toản
|
|
Hệ thống giáo dục trung học gồm: trung học đệ nhất cấp Trong ảnh: Trường Trung học Cộng đồng Quận 8 năm 1972- 1973
|
|
Trường trung học Đệ nhị. Trong ảnh: Các nam sinh Trường Võ Trường Toàn
|
|
Hệ thống trường trung học còn có: Trung học phổ thông, Trung học kỹ thuật Trong ảnh: Trường Quốc-Gia Nông-Lâm-Mục B’Lao.
|
|
Vào năm 1964 các trường tư thục giáo dục 28% trẻ em tiểu học và 62% học sinh trung học.
Trong ảnh: Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập của Trường Lasan Taberd 17/2/1974.
|