| 01 tháng 09, 2013 02:47 Cu Hát viết: (Tiếp theo)Giai nhân tái đắc, giai nhân tử ; Anh hùng khai đống, anh hùng tiêu
------
Hiền Tạ Thu Sương tâm tắc kiết ; Thiên Tường tác biệt thị Châu đài
Dịch là... Hà tiện thương xu, tâm tiếc cắc (tâm tiếc từng cắc bạc) Thương tiền, tiếc bạc thị chai đầu (chỉ đầu hói)
------
Kỹ sư đôi lúc là cư sĩ Thầy giáo lắm phen cũng tháo giày Giáo chức giờ đây đành dứt cháo Khoái ăn sang nên sáng ăn khoai (3)
Cảnh túng quẩn của thầy giáo cũng được nhắc đến trong một bài thơ khác, trong sánh vừa dẫn trên :
Thầy giáo tháo giày đi dép Nhà trường nhường trà uống nước trong Tháng đầy thầy đáng dăm lon gạo Lương thầy tiền lính tính liền xong
Thầy giáo tháo ủng tháo giày Tháo ủng thủng áo, tháo giày nóng chân Giáo án dành lại khi cần Thay vải dán áo việc làm "tốt thôi"
Về những vấn đề tổng quát hơn, có nghe những câu sau đây :
Chú phỉnh tôi rồi chính phủ ơi ; Chiến khu tiền bạc chú khiên rồi Thi đua vượt chỉ, thua đi đấy, Kháng chiến lâu ngày khiến chán thôi
------
Sáng lặc cỏ, chiều lặc cau Độn lầy, khai giếng tưới hành rau
Ngày thì công ngũ tối công phu, Kinh kệ, làm tương phải kiếm lu Mấy cô nho nhỏ đang mù đợi, Mấy lão sồn sồn sẽ đạo tu
------
Có cô nho nhỏ đó học trèo Trèo lên hòn đá, đá chẳng leo Sương sa lác đác, mù mù đợi Trăng xế đầu non, đới đới cheo
------
Chuyện Bà Goá kén chồng.
Chuyện một bà goá, giỏi chữ nho, đăng bảng tìm chồng.
Chuyện rằng bà thuộc loại "nửa chừng xuân, thoắt gảy cành thiên hương"
(Kiều). Sau ba năm để tang chồng, tròn đạo phu thê, bà bắn tiếng là bà
có ý mống chuồng. Bà cho biết sẽ chọn ông nào biết nói lái hay nhất bằng
cách dùng câu đối, có vẽ như chữ nho. Bà còn nói rõ hơn là phải diễn tả được tình
cảnh của bà trong ba năm để tang chồng. Đề tài thật rắc rối và hóc búa
thật sự. Nhưng vì bà đẹp quá nên rất nhiều nhân tài nộp bài. Sau khi
chấm xong bà lựa được hai bài, vừa có tiếng lái, vừa có vẽ như chữ nho,
vừa tả một phần đời bà, để cho vào chung kết.
Bài thi chung kết đầu chỉ có hai câu như sau :
Bách nhật bách không vô cụ đặc Băm na đổ lể, chẩm ai đăng.
Bài thi thứ hai, vừa có câu đối, vừa là bài thơ song thất lục bát :
Gái quốc sắc, cao môn "dũ đệ" Trai anh hùng, tứ hải "đại du" Nhìn em đã thấy căng tu Mống chuồng chỉ nhận (người có) cốt tu làm chồng.
Cả
hai được chấm đậu viết. Nhưng sau phần thực hành, trong vòng 2 tuần
liên tiếp bà loại ông có hai câu đối ngắn, vì không tả đúng tình trạng
thật của bà, và vì thực hành kém quá. Ông ấy nói "ba năm để lổ chẳng ai
đâm" (= chẳng ai đăm) là sai vì thât sự trong ba năm đó bà có cho ...
"đâm" lai rai. Bà thành thật thú nhận như vậy. Và do đó bà chọn ông thứ
hai. Chẳng những ông đã nói đúng những gì bà có (nhà ở tuy thuộc loại
kính cổng nhưng quá còn son nên dể sa ngã, có kiếm chác chút chút). Ông
còn tả bà đẹp và hấp dẫn (nhìn bà ông đã thấy "căng tu"). Ngoài ra ông
sau còn nói rất đúng về những gì ông có. Ông thứ hai nầy đúng là " trai
anh hùng tứ hải..đ. dai dẳng, và cũng hiền lành có c. tốt đúng như ông
đã nói. Bà chịu làm đám cưới với ông thứ hai nầy
------
Nói
lái tiếng Tây
Chuyện rằng có một cặp vợ Việt, chồng Pháp vào
hàng tranh sơn mài. Vì chủ nhân nói thách quá nên vợ rỉ tai chồng :
"très chaud, très chaud (nghĩa đen : nóng quá, nóng quá). Chồng lật đật
chọn tranh, trả tiền nhanh để ra ngoài cho bà vợ được mát hơn. Vợ trách
chồng khi ra khỏi cửa " Đã bảo đắt quá mà còn mua". Chồng nói là có thấy
vợ kêu đắt đâu. Vợ bảo có nói rồi "très chaud" là "trop cher" (mắc
quá). Bà ấy đã nói lái theo kiểu VN, chắc chắn là "bố" của anh chồng
cũng không hiểu được.
|