Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Nội dung
Bấm F8 để viết tiếng Việt có dấu  (xem Hướng dẫn)
Đề mụcHội họa / nhiếp ảnh
Chủ đềHồ Con Rùa tại Sàigòn
13 tháng 04, 2013 23:16   Nguyển Quốc Bảo viết:

Hồ Con Rùa tại Sàigòn
 
Giới trẻ thời bây giờ (người sinh và trưởng thành sau ngày 30-4-1975) ở Sài Gòn chỉ biết Hồ Con Rùa là 1 bùng binh (vòng xoay giao thông) có đài phun nước, nối 3 con đường Võ Văn Tần, Trần Cao Vân và Phạm Ngọc Thạch (thuộc quận 1) và là một trong các khu vực náo nhiệt (vì các hoạt động ẩm thực với các tiệm cà phê, hàng quán chung quanh. Hồ Con Rùa trong quá khứ từng có tên là Đài Phun Nước, Công Trường Ba Hình, Công Trường Chiến Sĩ Trận Vong, Công Trường Quốc Tế, Công Trường Duy Tân... và nếu muốn kể đầy đủ thì phải quay trở về thời khởi điểm của các vị trí Hồ Con Rùa bây giờ từ thời xa xưa (1790) nguyên là vị trí cổng thành tên là Khảm Khuyết (của Quy Thành (Bát Quái Thành).
Sau cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi (dưỡng tử của quan Tổng trấn Gia Định Thành-Lê Văn Duyệt) thì vua Minh Mạng cho phá bỏ Quy Thành này (1837) và xây một thành mới thay thế nhưng quy mô nhỏ hơn (gọi là Phụng Thành). Do đó cổng thành Khảm Khuyết lại ở ngoài cái Phụng Thành (mới) này và tự nhiên trở thành con đường chạy thằng xuống sông (Bạch Đằng bây giờ). Phụng Thành cũng không bền vì sau khi người Pháp chiếm được thì họ lại phá hủy tan tành (ngày 8 tháng 3 năm 1859).
Người Pháp (sau khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ) thì bắt đầu quy hoạch để xây khu đô thị mới (tiền thân của Sài Gòn) bằng cách dựa trên các trục lộ của (Quy Thành cùng các vị trí cũ) và một tháp nước được xây ngay (năm 1878) tại vị trí Hồ Con Rùa dùng để cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân trong vùng.
Cái tháp nước này cũng nhỏ, do vậy khi lượng dân cư tăng lên thì người Pháp dựng các tháp nước khác thay thế (do tháp nước cũ không cung ứng đủ và bị phá bỏ vào năm 1921).
Vị trí phá bỏ này, người Pháp đã cho xây dựng một tượng đài ba binh sĩ Pháp bằng đồng với hồ nước nhỏ, để đánh dấu cuộc xâm chiếm và biểu tượng của việc người Pháp làm chủ Đông Dương và vì vậy, dân trong vùng thường gọi nó là Công Trường Ba Hình.

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 800x496.

Tháp nước, cảnh quan chung quanh còn hoang vu.
 
Tượng đài (Ba Hình) này, người Pháp xây để tưởng nhớ đến các binh sĩ Pháp (bỏ mình trong trận Đệ Nhất Thế Chiến tận bên trời Âu) và hằng năm cứ đến ngày 14 tháng 7 (Quốc Khánh Pháp) thì quan chức Pháp (chính quyền thuộc địa) kéo về đây để làm lễ tưởng niệm chiến sĩ trận vong.
Tượng các người lính chiến ở đài (Ba Hình ) này không có tên (vô danh), hình dáng mặc quần áo trận, mũ sắt, tay cầm khẩu súng Mút (dưới chân tượng là bệ đá hoa cương có khắc hàng chữ Le Soldat Inconnu và nơi này (tượng đài Ba Hình) còn có tên gọi là Công Trường Chiến Sĩ. Gọi tên là Ba Hình vì có 1 tượng trên đỉnh và 2 tượng ở dưới chân.



Tượng đài Chiến Sĩ Trận Vong của thực dân Pháp xây (Ba Hình).

 

Chính quyền thực dân Pháp làm lễ tưởng niệm chiến sĩ trận vong tại đây trong ngày 14 tháng 7.

 
Khi cầm quyền (tư cách là Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia của miền Nam VNCH), Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã cho phá hủy tượng đài Ba Hình này (quãng tháng 6 năm 1965) và thay thế bằng hồ nước (hình ảnh hiện như bây giờ).
Có tin là ông (tổng thống Nguyễn Văn Thiệu) tin vào lời của một thầy địa lý xây Hồ Con Rùa để làm một trấn yểm. Trên mặt hồ là từng dãy lối đi được xây cách điệu hình hoa sen đang nở. Giữa hồ là 5 trụ bê tông sừng sững vươn lên cao, tượng trưng cho năm cánh tay của cộng đồng quốc tế công nhận miền Nam VNCH. Dưới chân trụ này là một đài tưởng niệm hình bầu dục, trên có một đỉnh đồng (đồng đỏ) chỉ được đốt hương trầm vào ngày Lễ Chiến Sĩ Trận Vong của miền Nam VNCH.


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 799x514.

 


Công trường Chiến Sĩ (Ba Hình) sau khi phá bỏ các tượng. Cảnh quan chung quanh đã khá sầm uất.


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 800x545.

 



This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 800x703.

 


Tượng Rùa đội bia ở công trường Quốc Tế Viện Trợ.

 
Hình tượng chính của việc trấn yểm là một hình tròn đường kính khoảng gần 2m xây đối diện 5 trụ bê tông nói trên. Trên hình tròn này là một tấm bia khoảng 5m, cẩn đá cẩm thạch trắng. Đỉnh bia có một phù điêu bằng đồng thau khắc nổi hình một bầu rượu (không hiểu nghĩa gì), dưới phù điêu ấy là tên các quốc gia (hình như là 44 quốc gia trong khối tự do và trung lập) đã công nhận miền Nam VNCH và có viện trợ kinh tế cũng như tinh thần (cho miền Nam VNCH khi đó), được khắc chìm vào mặt đá và mạ vàng. Ngay dưới chân bia là một con Rùa (Quy) tạo hình bằng những phiến đồng đỏ kích thước khoảng 40x40 cm/tấm, được ghép lại với nhau theo lối tán rivet (cũng bằng đồng). Nhìn sơ qua, hình dáng con Rùa đội tấm bia này cũng giống như các con rùa đá đôi bia tên các ông Nghè ở Văn Miếu ngoài Hà Nội.

  Kèm thư gốc vào phần trả lời
Trả lời *  Lưu trữ hình mới       Xem hình lưu trữ
Tên người gởi
E-mail *
Mật khẩu *   Quên mật khẩu
Ghi chú: * mục cần thiết