22 tháng 12, 2012 22:33 Nguyễn Quốc Bảo viết:
Tại Na Uy
Trong thời gian lễ vọng người Na Uy chỉ có một bửa tiệc duy nhất. Tại buổi tiệc “Julbord” bà con bạn bè quây quần lại cùng nhau , mỗi người đem đến một món và có đến 60 món ngon lành được dọn trên bàn để cùng nhau ăn uống. Vào đêm Giáng Sinh, trẻ con lo để sẵn một cái tô có đựng sẵn Pudding ngay cửa sổ cho “Julmann”. Đây là một hình thức hối lộ của trẻ con Na uy cho Julmann“ đến từ Lappland với đầy quà cáp cho trẻ con. Đứa trẻ nào không có Pudding thì sẽ bị giận, dĩ nhiên là được ít quà.
Tại Hy lạp
Hy lạp có tục lệ tương đối khác hẳn những nước khác. Vào đêm bước sang ngày 1.1 Thánh Vassilius tại Hy lạp đem quà đến bỏ trên đầu giường ngũ của trẻ con. Sang ngày 1.1 ăn một loại bánh trong đó có sẵn một đồng tiền vàng. Ai lấy được miếng bánh có đồng tiền này thì sẽ được may mắn nguyên năm.
Tại Thụy Điển
Ngày 13.12 tại Thụy Điển là ngày của Nữ Hoàng ánh sáng. Người con gái lớn tuổi nhất trong gia đình xuất hiện như là cô dâu Luzia với bộ áo đầm trắng trên đầu đội vương niệm làm bằng cành cây dâu có gắn đèn sáp đang cháy sáng. Cô “Lussibrud” đánh thức cả nhà dậy rồi dọn điểm tâm ngay trên giừơng cho cả gia đình.
Vào ngày Giáng sinh cũng có ông già Noel đến viếng thăm gia đình. Người Thụy Điển ăn bửa ăn Giáng Sinh có khi đến 38 món, trong đó có món “Julkorv” là không thể thiếu. Đây là món dồi chiên đặc biệt, đặc biệt đến nỗi ngay cả bà Nữ Hoàng Silvia hàng năm cũng đi vào bếp để nấu món này cho cả gia đình.
Tại Đức
Vào ngày Chúa nhật mùa vọng thứ nhất người Đức đốt cây nến số 1 trên vòng hoa mùa vọng.Vòng hoa mùa vọng với bốn cây nến cũng tượng trưng cho cuộc chiến của các Kitô hữu chống lại bóng tối của đời sống. Phong tục tốt đẹp này mới có từ thời gian gần đây. Thần học gia Tin lành Johann Wichern tại Hamburg vào năm 1838 đã thắp lên mỗi ngày trong mùa Vọng một cây nến và cắm trên một giá gỗ hình tròn. Vào ngày lễ Giáng Sinh căn phòng rực sáng với ánh nến. Ánh sáng nến tượng trưng cho Chúa Kitô, ánh sáng trần gian. Các năm sau đó người ta trang trí bức tường nhà bằng những nhánh thông xanh. Năm 1860 người ta cũng trang trí khung gỗ tròn bằng những cành thông, 28 cây nến gom lại còn 4 cây tượng trưng cho 4 tuần. Và thế là vòng hoa mùa vọng được phát sinh. Đầu tiên phong tục này được các gia đình Tin lành thực hành,sau đó vòng hoa mùa vọng được treo trong nhà thờ Công giáo năm 1925 tại Köln. Từ năm 1935 các vòng hoa mùa vọng trong gia đình cũng được làm phép. Phong tục này đã phổ biến từ miền Bắc nước Đức và ngày nay đã lan truyền đến nhiều nơi trên thế giới.
Trong suốt mùa Giáng sinh 4 cây nến tượng trưng bốn ngày chúa nhật tuần lễ vọng Chúa sinh ra đời.
Ngày 6/12 nơi nhà trẻ, trường tiểu học, các siêu thị lớn Nikolaus thường xuất hiện phát kẹo cho trẻ em .
Đường phố từ chiều 24 yên lặng, tiệm quán đều đóng cửa .Ngày 24 làm việc chỉ nửa ngày ,14 giờ các siêu thị đóng cửa hãng xưởng nghỉ việc , chiều tối các nhà Thờ đều có Thánh lễ . Các bửa tiệc Giáng sinh thường có ngỗng quay và các lọai bánh Giáng sinh đặc biệt của người Đức .Tuy nhiên sinh hoạt những vùng quê người Đức họ có tập quán riêng dù tuyết rơi giá lạnh nhưng nhà Thờ vẫn làm lễ lúc 22 giờ cho đến khuya, Họ không ăn tiệc nửa đêm, nhưng ngày 25 đại gia đình, phải có mặt đầy đủ ăn tiệc không riêng gì ngỗng quay còn những món khác do các bà khéo tay trổ tài trong dịp nầy. Sau đó mọi người trao quà cho nhau.