27 tháng 11, 2012 03:35 Lý Hữu Phước viết:
Lời bàn:
Câu một tả cảnh sông dài
ảm đạm: điệp ngữ đạm đạm làm cho người đọc liên tưởng đến dòng nước sông
Trường Giang (Chang Chiang – hay là Dương
Tử Yangtze) buồn bã thê lương. Câu hai tả
tình của viễn khách mênh mông: đạm đạm (trong câu 1) được đối chiếu với du
du (trong câu 2) càng làm hành trình của kẻ đi xa càng thấy xa xôi buồn bã...
Nếu hai câu đầu tả cảnh tổng quát cảnh sông dài âu sầu ảm đạm và mối tình
sâu đậm của viễn khách, thì câu ba và bốn lại tả cảnh chi tiết đầy ấn tượng,
dùng nhân cách hóa – cánh hoa rơi rụng
buồn bã giận dữ trong cuộc chia ly. Đó là bút pháp tả từ cảnh bao la trời đất,
rồi tới tả cảnh chấm phá tụ vào cánh hoa rơi sầu thảm để diễn tả nỗi buồn trong
cuộc từ biệt.
Câu “lạc hoa tương dữ hận”, khiến người đọc thấy được nỗi giận dữ của cánh hoa rơi tuyệt mạng, nhưng
đến câu “đáo địa nhất vô thanh” nghẹn ngào chẳng nói được tiếng nào mặc dù bão táp trong lòng. Âm điệu
trầm bổng và tình ý thay đổi đột ngột chỉ qua hai câu thơ mười chữ! Vi Thừa Khánh vì bị cách chức đổi đi xa, mới mượn bài thơ tống biệt qua
cánh hoa rơi mà nói lên sự uất ức của mình mà chẳng thố lộ được cùng ai. Văn chương Đường thi đã phát triển tột bậc về phong cách tinh luyện và âm
điệu dồi dào.