Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Nội dung
Bấm F8 để viết tiếng Việt có dấu  (xem Hướng dẫn)
Đề mụcHội họa / nhiếp ảnh
Chủ đềĐường Catinat và nếp sống Sài Gòn xưa ( 2 )
09 tháng 09, 2012 22:49   Nguyễn Quốc Bảo viết:
Nhịp sống trên đường Catinat

Sinh hoạt của đường Catinat vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX được tác giả Nguyễn Liên Phong miêu tả sinh động trong Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca xuất bản tại Sài Gòn năm 1906:

Nhứt là đường Ca-ti-na, Hai bên lầu các, phố nhà phân minh Bực thềm lót đá sạch tinh Các cửa hàng bán lịch thanh tốt đều Máy may mấy chỗ quá nhiều, Các tiệm tủ ghế dập dều (sic) phô trương Đồ sành, đồ cẩn, đồ đương Đồ thêu, đồ chạm trữ thường thiếu chi ... Nhà in, nhà thuộc, nhà chà, Nhà hàng ăn ngủ với nhà lạc son (xoong) ~ ... Phong lưu cách điệu ai bằng Đường đi trơn láng, đền giăng sáng lòa Thứ năm, thứ bảy, thứ ba Với đêm chúa nhựt hát nhà hát Tây... Vào thời kỳ này, đường Catinat là bộ mặt sinh hoạt của cả Sài Gòn, thành phố thuộc địa đầu tiên ở vùng Viễn Đông với sự hiện diện của khoảng 3.000 người Pháp, hơn 3/4 trong số này là sĩ quan và viên chức. Lính Pháp ở trong các bungalow (loại nhà gỗ có hiên rộng) nằm khuất trong những vườn cây xanh. Để tiết kiệm chi phí và tìm sự đông vui hai, ba anh chung nhau tiền mướn một chỗ ở, có sự giúp việc của một anh bồi (boy) bản xứ, đi chợ, giặt giũ, nấu ăn... Sinh hoạt dân sự trên đường Catinat cũng được những người Pháp đương thời miêu tả đúng như Nguyễn Liên Phong. Hai bên đường, các thợ may, thợ đóng giầy người Hoa hoạt động khá đông, sau đó đến các cửa hiệu tạp hóa, nơi du khách có thể tìm thấy thức ăn khô, mũ nón hay yên cương... Từ ngày 24-2-1897, đoạn đường Catinat từ phía sau nhà thờ Đức Bà đến tháp nước (nay là Hồ Con Rùa) mang một tên mới là đường Blancsubé. Về sau nữa, khi thành phố được mở rộng hơn, con đường được tiếp tục nối dài đến đường Mayer (sau là Hiền Vương ) và khúc cuối này có tên là đường Garcerie. Tiêu biểu cho sinh hoạt trên đường Catinat vào thời kỳ đầu Pháp thuộc là nhiều cơ sở dịch vụ thương mại được thành lập từ rất sớm. Sớm nhất có thể không đâu hơn Hãng Denis Frère mọc lên ở đầu đường, phía bờ sông, nay là khu vực của Grand Hotel, đối diện với Nhà hàng Majestic phía bên kia đường. Sau Denis Frère là hiệu thuốc Tây đầu tiên của cả Sài Gòn nằm ở góc Catinat và Bonard (Lê Lợi), khai trương năm 1865, chủ nhân là Lourdeau, sau làm Xã trưởng Sài Gòn (1870). Ít lâu sau, hiệu thuốc được giao lại cho Holbé, tiến sĩ dược khoa, một nhân vật khá nổi tiếng của đất Sài Gòn xưa, từng làm Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Sài Gòn, Phó Chủ tịch Hội đồng quản hạt Nam kỳ (Conseil colonial de la Cochinchine). Holbé từng điều chế ra một loai biệt dược có tên “Gouttes Holbé” dành cho những tay nghiện á phiện cai nghiện. Về sau, nhà thuốc Tây về tay Renoux, rồi Solirène và mang tên vị chủ nhân này trong một thời gian dài, trước khi bị thay thế bởi nhà hàng Givral còn hoạt động đến ngày nay.


Hôtel de Ville de Sài Gòn nằm trên đường Rue d’Espagne đối diện với Boulevard Charner
Những biểu ngữ quảng cáo phim truyện với người lái xe mô-tô trên Boulevard Charner.
Một quán café trên đường d’Ormay nhìn ra đường Catinat (đường Tự Do)
  Kèm thư gốc vào phần trả lời
Trả lời *  Lưu trữ hình mới       Xem hình lưu trữ
Tên người gởi
E-mail *
Mật khẩu *   Quên mật khẩu
Ghi chú: * mục cần thiết