Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Đề mục: Chuyện tứ xứ
Nội dung
Bấm F8 để viết tiếng Việt có dấu  (xem Hướng dẫn)
Đề mụcChuyện tứ xứ
Chủ đề"Đinh ninh" và "ngờ vực"
12 tháng 07, 2012 10:33   Trần quốc Thắng viết:
Tôi tạm dùng chữ "đinh ninh" trong tiếng Việt để diễn tả một lý thuyết mà tôi cũng vừa mới nghĩ ra sau một buổi sáng đẹp trời như hôm nay và chốc nữa đây, cơn nóng của mùa hè sẻ đến, cái nóng oi nức của sa mạc sẻ được phủ tràng trên vùng đất mà tôi đang sống. Đinh ninh là phản nghĩa của "ngờ vực", nói nôm na là không tin chuyện gì cả.
Khác hẵn với ngờ vực, đinh ninh là một sự tin tưỡng tuyệt đối...cho dù chưa hẵn là đúng ở mọi trường hợp; tuy nhiên, đinh ninh thông thường thành công nhiều hơn ngờ vực, lý do tại sao? đinh ninh có thể sai nhưng khi trực diện với vấn đề, đinh ninh sẻ tự nó thay đổi khi mà đối diện với sự thật nhưng ngờ vực thì không, ngờ vực chỉ làm con người ta trở nên thụ động và mọi diễn biến đến với họ như một con số không cho dù là tốt hay xấu, họ sẻ không bao giờ có cơ hội để sữa đổi hay hoàn tất cho mọi sự việc, người có tính ngờ vực sẻ không bao giờ có hành động; nói như thế nhưng không hẵn như vậy, nói đúng hơn là họ chỉ hành động khi nào họ thấy chuyện đó là hoàn toàn đúng, nhưng phải nói sự thật, thế gian không có chuyện gì là hoàn toàn đúng cả, ngay cả việc đúng cho ngày hôm nay nhưng ngày mai đã là khác rồi và có thể là sai nữa là khác và ngược lại, chuyện bắt đầu thấy sai của ngày hôm nay nhưng cái sai của ngày hôm nay là một sự hoàn hão và hổ trợ cho sự đúng của ngày mai, ngày mốt chẵng hạn.
Đinh ninh có thể khai mang trí tuệ, cũng giống như một người leo núi và nếu họ không leo núi thì làm sao biết được cãm giác của núi cao như thế nào, nếu biết được núi cao như thế nào thì họ sẻ tự tìm ra con đường để đối phó, từ đó nãy sinh ra nhiều phương hướng để đạt được điều tối hậu, nhưng ngờ vực thì sẻ không có chuyện leo trèo gì cả và dĩ nhiên sẻ không biết gì hết.
Bạn thử nghĩ nếu một xã hội chỉ toàn những con người thụ động, ngờ vực thì xã hội này sẻ đi về đâu; điều đầu tiên là sẻ không có sự khám phá gì mới để xã hội được hoàn hão hơn, điều thứ nhì, một xã hội mà không ai tin ai hết thì bạn đã có câu trã lời rồi chứ gì, và thứ ba, điều này tất yếu sẻ xãy ra, cũng giống như một tổ kiến, không con nào chịu đi ra ngoài để kiếm mồi thì chuyện gì sẻ xãy ra trong tổ kiến này, những con kiến sẻ tìm mọi cách tiêu diệt lẫn nhau để sống còn và dĩ nhiên, số mồi trong tổ càng lúc càng ít dần và chuyện gì sẻ xãy ra thì bạn cũng đả đoán được ra rồi phải không?
Đinh ninh cũng có mặt tiêu cực của nó ở lúc đầu, sẻ có nhiều dị biệt tất trắc nhưng chắc chắn sẻ vượt qua. Lấy một thí dụ, có một đám người rãnh rổi đi "bôi bẫn" người khác, đám người khác sau khi được mách bảo chuyện bôi bẫn thì sẻ tiếp tục chuyện "bôi bẫn" đến một đám người khác nữa và cứ như thế tiếp tục truyền xa. Trong tất cả những người này, cũng có kẻ đinh ninh và cũng nhiều kẻ ngờ vực. Vì tánh ngờ vực lâu ngày sẻ biến những người này dễ dàng tin vì thứ nhất, họ đang "bôi bẫn"người khác chứ không phải bôi bác....mình, tâm lý này cũng không khó khăn gì lắm để nghĩ ra, và họ đang quên rằng, bầy kiến khi hết mồi sẻ phải đối xữ với nhau như thế nào. Trái lại, người có tánh đinh ninh trong đám người này sẻ tạm chia là hai loại người, loại người thứ nhất sẻ đinh ninh rằng người bị "bôi bẫn" là đúng sự thật mà không cần suy xét, loại người thứ nhì sẻ là vì những kinh nghiệm sai lầm trong qúa khứ thì họ trở nên thận trọng hơn, đây là mặt tiêu cực, họ sẻ có nhiều suy nghĩ và phân tích hơn cho việc "bôi bẫn" và tự nó cũng sẻ có câu trã lời là đúng hay sai.
Một lần nữa, đinh ninh cũng có mặt tiêu cực của nó nhưng dầu sao, người có tính đinh ninh sự việc vẫn đáng được khích lệ hơn người luôn ngờ vực đến tất cả mọi chuyện. Hy vọng bạn sẻ sáng xuốt chọn cho mình một con đường đi đúng nhất.........chắc chắn không phải là người luôn "ngờ vực" rồi phải không?

..........chúc các bạn một cuối tuần nhiều vui vẽ.
  Kèm thư gốc vào phần trả lời
Trả lời *  Lưu trữ hình mới       Xem hình lưu trữ
Tên người gởi
E-mail *
Mật khẩu *   Quên mật khẩu
Ghi chú: * mục cần thiết