11 tháng 07, 2012 09:26 Trần quốc Thắng viết:
Thiện và ác từ đâu mà có? khi con người làm điều ác thì mới thấy chữ "thiện" và ngược lại khi con người làm điều thiện thì việc định nghĩa chữ "ác" mới hình thành. Nếu thế gian chỉ có chuyện ác thì con người sẻ đi về đâu cũng giống như nếu tất cả con người đều hướng thiện thì nhân loãi sẻ bước vào một kỹ nguyên nào? như người ta vẫn nói "ác lai ác báo" và "bình an dưới thế cho người thiện tâm".
Thiện và ác đều là danh tự, để chỉ cho hành động được triễn khai từ những sinh vật hiện hữu mà chúng ta có thể thấy được. Nhìn một con sư tử đang săn mồi và sau đó đùa giỡn vô tư bên những con sư tử con, chúng ta gọi là ác và thiện chăng? nhìn một con nai vàng ngơ ngát đang bị tấn công bởi bầy sư tử thì chúng ta gọi là gì? không thiện mà cũng không ác phải không? suy luận như vậy, ác và thiện đều phải có đối tượng, ác không thể tự "có" và thiện cũng không thể tự "thành". Vậy sự "giống nhau" giữa thiện và ác là gì? là đối tượng, đúng vậy, con người ta không thể làm chuyện ác một cách vô cớ và làm việc thiện một cách vô năng. Tại sao con người ta làm chuyện ác, vì bãn chất độc ác? vì nhiều tị hiềm trong qúa khứ, để trả thù hay chiếm đoạt danh vọng, vì con người ta không thể làm chuyện ác nếu không phải vì lợi; trong lịch sử của nhân loại cũng có người ác vì "danh" nhưng vốn dĩ cái danh này phát xuất từ tâm lý bất bình thường ở một phần trăm rất ít nên cũng không cần phải bàn tới làm gì; ác vì lợi có thể định nghĩa từ nhiều khía cạnh khác nhau nhưng phát xuất từ sự tham lam là nguyên nhân chánh, tại sao họ tham lam? vì bị mất mát trước đây hay bãn chất....không đáy của họ. Cùng lúc người làm việc thiện là vì sao? cũng có người suốt cả cuộc đời làm việc thiện và cũng có người ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời, họ cần phải làm một việc gì đó để cãm nhận sự thanh thãn trong tâm hồn của họ, và dù là loại người nào đi chăng nữa, điều cốt yếu của người làm việc thiện là cần nơi "nương tựa" cho tâm hồn, vậy trong cái thiện cũng có chữ "lợi" chứ không phải là con số không.
Cuối cùng, ác và thiện đều giống nhau ở một điễm, điều này là "lợi", lợi cho vật chất hiện hữu hay lợi cho tâm hồn được bình yên. Nếu con người vượt qua được chữ "lợi" thì ác và thiện không có gì khác biệt đối với họ. Chữ "lợi" chính là tiền thân của mọi niềm vui, đau khổ, yêu thương, khổ ãi, bi quan, lạc thú và dục vọng và cũng là cội nguồn của thiện và ác.