03 tháng 06, 2012 11:07 Trần quốc Thắng viết:
"Quên" hay quên lãng là trạng thái chung cho con người ở bất cứ lứa tuổi nào và thời đại nào, không riêng gì người già; con người ta có thể nhớ rất rỏ những dữ kiện xãy ra đến với họ trong qúa khứ nhưng cũng có thể quên..một cái chìa khoá mà chỉ trong vòng năm phút trước đây vẫn còn nằm trong tay mình; điều này nói lên được điều gì? chúng ta không thể kiễm soát trí nhớ của mình, không hẵn vậy, vì rỏ ràng những qúa khứ đã xãy ra cách nay đã lâu nhưng chúng ta có thể thấy rỏ mồn một như vừa mới xãy ra ngày hôm qua và tại sao lại lẫn quẫn đi tìm cái chìa khóa mà năm phút trước đây đã hiện diện trong trí não của chúng ta một cách rỏ rệt là nó đã nằm ở đâu.
Như một lần tôi có nói trước đây là bộ não con người ví như một cái thư viện, có ngăn, có nắp và những linh kiện được tàng trữ một cách vô hình nhưng đâu vào đó, cũng như một thư viện thật sự, nếu như người đến đây đọc sách sau đó quậy tung lên, có nghĩa là đọc xong sách này rồi để lại chổ kia cho nên khi trở lại tìm sách thì họ phải khó khăn lắm mới tìm ra được. Những người lẫn trí nhớ hầu hết là những người bừa bãi khi xữ dụng bộ não (trí nhớ) một cách xáo trộn có nghĩa là đang nghĩ chuyện này thì bắt sang chuyện kia một cách không có thứ tự, lâu ngày, "thư viện" của họ chỉ toàn là một "đống" sách mà không thể xữ dụng được và nếu bộ não của họ ví như một thư viện thì cái "thư viện" này dù lớn cách mấy cũng đến lúc phải có giới hạn hay nói nôm na là "hết chổ chứa". Đây chính là căn bịnh mà loài người luôn mắc phải, "lẫn" không có nghĩa là "quên" vì quên là không nhớ rỏ nhưng lẫn thì nhớ rất nhiều nhưng không biết chổ nào để định hướng mà thôi.
Nếu tôi đoán không lầm, những người hay lẫn thường có một qúa khứ rất ư là "quán triệt" và vì sự thiếu ngăn nắp và bừa bãi đã đưa họ đến trạng thái này; khác với người hay quên, cho dù là quên trong ngắn hạn hay dài hạn, nhưng dẫu sao ngắn hay dài cũng vì "thư viện" của họ không có tủ, ngăn để chứa, cũng giống như người quãn thủ thư viện (bộ não) nhận một số sách mới nhưng không biết để ...chổ nào.
Con người ta có đôi mắt để nhìn thì cũng ví như một cái máy chụp hình, máy chụp hình bất đắc dĩ vì nếu họ thấy bất cứ một chuyện gì hơi khác biệt trong tầm hiểu biết sẳn có của họ, họ có khuynh hướng "chụp hình" một cách tự động và bức ãnh này vô tình được "đưa" vào "thư viện"; thư viện cho người lẫn và cho người quên đều nhận vào tiềm thức một cách khác biệt như tôi đã nói ở trên.
Trên thế gian này, không ai muốn mình "lẫn" hay "quên" cả và con người lo tìm kiếm những loại thuốc bổ, tìm kiếm những phương pháp trị liệu mà quên rằng "lẫn" hay "quên" đều do chính họ bắt đầu với. Sự "suy nghĩ đều đặn" và khách quan ở mọi tình huống mà mình nhìn thấy được, nghe được, nhận được và suy nghĩ được chính là chìa khoá để mở cánh cữa bước vào "thư viện" trí tuệ hay trí huệ mà ở đó chắc chắn sẻ không có chuyện "quên" hay "lẫn".