Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Đề mục: Chuyện tứ xứ
Nội dung
Bấm F8 để viết tiếng Việt có dấu  (xem Hướng dẫn)
Đề mụcChuyện tứ xứ
Chủ đềHà Nội xưa với những âm thanh ( 4 )
27 tháng 05, 2012 23:16   Nguyễn Quốc Bảo viết:
 




Gánh hàng rong



Đặc biệt hơn cả là khu tam giác Hàng Bạc - Sầm Công - Quảng Lạc. Với ba rạp hát, Hiệp Thành, Quảng Lạc và Sán Nhiên Đài, nơi trình chiếu hai bộ phim Việt Nam đầu tiên: “Cánh đồng ma” và “Trận phong ba”. Nó cũng là nơi cắm chốt của gánh Kim Chung sau này. Tối tối, họ khua thanh la, não bạt rồi trống rong cờ mở để quảng cáo cho những đào kép của họ.

Sở thú mini của cô Ba Tí nằm ở phố Hàng Bạc. Trong chuồng không có hổ, báo, cũng chẳng có voi như ở vườn bách thú, nhưng có gấu, lợn lòi, rồi vượn và khỉ. Vào những ngày nữ chủ nhân ngồi hầu bóng, người ta nghe thấy tiếng đàn phưng phưng và tiếng hát õng ẹo của anh kéo chầu văn. Những trẻ em láu lỉnh tìm cách lọt qua cái ải gác cửa sẽ được cô Ba ban tài phát lộc.

Dĩ nhiên thành phố nào mà chẳng có tiếng ồn. Nhưng ở Hà Nội có những tiếng ồn rất đáng yêu, đáng nhớ. Tiếng chuông tàu điện. Nó kêu leng keng, leng keng êm ái chứ không rộn ràng như tiếng kính coong của chuông xe đạp, hoặc làm nhức nhối điếc cả tai như còi tàu hỏa. Với những trẻ em nghịch ngợm, tàu điện là một phương tiện giao thông không mất tiền. Bởi chúng nhảy tàu thuộc vào hàng cự phách. Cứ thoăn thoắt như vượn. Khi bị soát vé, chỉ việc nhảy xuống rồi lại chạy theo bám vào toa sau. Những ngày nghỉ học, chúng có thể chu du khắp thành phố, có khi đi vào mãi tận Hà Đông. Không phải mua vé tàu, chúng dùng tiền ấy để ăn thịt bò khô mà người bán rao hàng bằng một phương thức rất đơn giản: nhắp nhắp cái kéo cho nó phát ra những âm thanh lách cách. Hoặc tới quán Mụ Béo ở Bờ Hồ để uống si tông ca la đinh (citron, grenadine: si rô chanh, lựu). Người đàn bà ấy là một nhân vật trong giới hắc đạo của Hà Nội năm xưa. Hình ảnh người phụ nữ mập mạp có nước da đen giòn đã in sâu vào tâm khảm các học sinh trong suốt một thời gian dài. Đi nộp học phú bị kẻ gian móc túi hoặc ra bờ sông đá banh bị mất xe đạp, chỉ cần nói rõ vụ việc với bà ta là trong vòng một ngày của mất đi sẽ được hoàn lại cho khổ chủ.




Tàu điện Hà Nội (ảnh 1901)



Sẽ là một thiếu sót khi nói về Hà Nội năm xưa mà lại bỏ quên ông Tàu già ngồi bán lạc rang ở bên ngoài cái cổng tò vò, cách chợ hàng hoa không bao xa, và trông chéo sang phía trụ sở của Crédit foncier (Tín dụng ruộng đất) mà trên nóc có đặt một cái còi báo hiệu 12 giờ. Hàng ngày, cứ đúng ngọ, nó lại rú lên một hồi dài, vang dội ra tới ngoại thành và phía bên kia đê sông Hồng.

Có những người Hà Nội sống xa quê hương, mỗi khi nhớ về Hà Nội thường gửi gấm tình cảm của mình vào hình ảnh Hồ Gươm và tháp Rùa. Nhưng riêng tôi, tôi lại nhớ những đoàn tàu điện và nhà Gô Đa.


__._,_.___
 
  Kèm thư gốc vào phần trả lời
Trả lời *  Lưu trữ hình mới       Xem hình lưu trữ
Tên người gởi
E-mail *
Mật khẩu *   Quên mật khẩu
Ghi chú: * mục cần thiết