15 tháng 05, 2012 11:39 Trần quốc Thắng viết:
Tôi dùng chữ "nhiều" là vì có qúa nhiều bí quyết do con người tìm ra, trong bài này tôi chỉ có thể nhìn thấy trong giới hạn của mình về những điều mình biết được. Muốn hay thích được sống lâu trăm tuổi, con người không thể nào không vượt qua hai giai đoạn căn bản: tiêu thụ thực phẫm và nghĩ ngơi, hai yếu tố này con người cần phải biết điều chĩnh và việc điều chĩnh này không ngoài mục đích là sự điều đặng, có nghĩa là ăn đúng giờ và ngũ đúng giấc nói một cách nôm na. Theo tôi, cơ thể con người của chúng ta ví như một cái máy, có lúc phải cần nghĩ (ngũ), có lúc cần phài tiếp nhiên liệu (ăn). Câu hỏi là : ăn lúc nào và ngũ lúc nào.
Từ xưa đến nay nếu bạn để ý những nông dân lao động ở những miền quê Việt Nam thì họ sống rất lâu trong khoẻ mạnh; theo tôi biết được là họ thường ăn ngày hai bữa: lúc 10 giờ sáng và 5 giờ chiều; họ dậy rất sớm và đi ngũ cũng rất sớm và trong văn hoá tây phương cũng có nói lên điều này " early to bed, early to rise, make a man healthy, wealthy and wise" chẵng hạn. Tới đây tôi để các bạn tự điều chĩnh cho chính mình và điều quan trọng mà tôi muốn nói ở đây không phải là ăn hay ngũ mà là sự tiếp cận, suy nghĩ và ứng dụng kiến thức của mình. Tại sao sự ứng dụng việc suy nghĩ của mình dính dáng đến việc sống lâu? rất nhiều các bạn ạ! vì ít nhất ngoài việc nghĩ ngơi trong ngày, nó chiếm tới 2/3 thì giờ còn lại của bạn trong ngày. Bạn có bao giờ nghe nói sự suy nghĩ điều đặng chưa? tôi ví dụ một trường hợp, đầu óc của con người như một cái thư viện chẵng hạn, trong thư viện có nhiều sách hay nhưng cũng có nhiều sách không hay; một thí dụ điễn hình, nếu bạn bất ngờ nghe một câu chuyện mà bạn chưa bao giờ biết trước đó, bạn sẻ có khuynh hướng nhận vào câu chuyện này một cách dễ dàng và cho đây là một phần kiến thức của bạn và vô tình nó luôn nằm ở đó ở trong một phần não bộ của bạn cũng giống như bạn vừa mới nhận một cuốn sách mới vào thư viện riêng của bạn và bạn nên nhớ là nó vẫn luôn nằm ở đó cho đến một ngày kia bạn được nghe lại một câu chuyện tương tự nhưng hơi khác nội dung ở phần cuối thì bạn có khuynh hướng chống đối, nói một cách đúng hơn là vì lúc trước bạn đã nghe qua kết luận của câu chuyện này mà bây giờ không phải như vậy. Thật sự ra phần kết luận của cả hai câu chuyện này chưa chắc đã đúng hoàn toàn hay nói đúng hơn, con người của bạn luôn bị chi phối bỡi những dữ kiện chung quanh vì trước đó bạn luôn đinh ninh là như vậy mà bây giờ không đúng như vậy mà muốn xác định đúng hay sai thì chỉ còn có cách duy nhất là thấy được những dữ kiện này, điều này càng khó hơn vì không ai có thể "thấy" được chuyện hơn trăm năm trước.
Vậy bạn nên làm gì trong trường hợp này, theo tôi, khi nghe và đọc được một câu chuyện gì bạn nên nhìn sự vật này một cách khách quan, không nên vội vã nhận ngay vào "thư viện" của mình cho dù cuốn sách hay câu chuyện này có viết hay, hay được kể lại một cách sung túc và mạch lạc. Làm như thế, theo thời gian, "thư viện" của bạn sẻ đầy những sự hiểu biết thật sự của thế gian, bạn sẻ cãm thấy thanh thãn cho dù vật đổi, sao dời trước mắt vì bạn mãi mãi sẻ ở với bạn, không ai hết và bạn sẻ nhìn cuộc sống có đầy ý nghĩa hơn và bạn sẻ mĩm cười hạnh phúc cho chính mình vì biết rằng mọi sự vật trên thế gian chẵng qua là bắt đầu bằng chữ "vô" mà bạn cố biến nó thành chữ "hữu", đó là bí quyết sống trường tồn một cách vui vẽ đó các bạn ạ.