Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Nội dung
Bấm F8 để viết tiếng Việt có dấu  (xem Hướng dẫn)
Đề mụcTào lao (Bàn loạn)
Chủ đềTiền tài, danh vọng
27 tháng 04, 2012 10:40   Thắng viết:

Tôi vẫn được nghe người đời nhắc nhở về bốn chữ này thường xuyên, tuy nghe nhưng cũng chỉ để ....mà nghe chứ cũng chưa bao giờ thật sự phân tích về bốn chử này. Hôm nay...rãnh rỗi...nên đem bốn chử này ra phân tích xem sao. Tiền: hiện hữu, tài: trừu tượng, khó định nghĩa, danh: trừu tượng, khó định nghĩa và vọng: là sự suy nghĩ, ước mơ.

Như vậy khi nói về tiền tài danh vọng thì có lẽ người đặt ra bốn chử này phải bắt đầu bằng chữ tiền và cũng có nghĩa là bạc hay qúy kim hay sở hữu đất đai chẵng hạn, nói tóm lại, tiền là những gì hiện hữu và có thể sữ dụng được ngay trong tầm tay điễn hình là nếu qúa  kẹt thì......cầm đồ; như vậy ba chữ còn lại là tài, danh và vọng là phát xuất từ nền tãng của chữ tiền. Tại sao gọi là tài đi liền sau chữ tiền, điều này rất ư là "chổi", vì tài phát xuất từ kiến thức của bãn thân người đó, không thể mua được mà chữ tài trong tiếng Việt nếu đứng riêng một mình thì vô vàn nghĩa đen phía sau như tài đá banh, tài vẽ đẹp, tài thuyết phục, tài nịnh bợ và luôn cả tài xế hay tài công; vậy chữ tài đứng sau chữ tiền này là có ý nghĩa gì; nhưng tựu trung, nếu một người có tài thì thông thường...ít để ý đến tiền và tôi không nói hẵn là vậy, nhưng đại đa số mà tôi thấy được và hiễn nhiên đây là người có tài thật sự..chứ không phải tài vặt (Albert Einstein cũng đâu có nghĩ đến tiền để làm gì, ngay cả mái tóc mình cũng không thèm cắt cho gọn...nữa là khác). Vậy khi người đặt ra hai chữ tiền tài thì dụng ý của họ là  hai thứ này không thể ai cũng có trên thế gian đúng không? nhưng với tôi, thật sự hai chữ này không nên đi chung với nhau hay nói đúng hơn là chúng tinh khắt thì mới phải; nếu là tôi, thì tôi sẻ đặt lại là "tiền của, tài thần" là "ổn" nhất.

Danh và vọng là hai danh từ mang tính trừu tượng, thế nào gọi là danh; vậy danh này được định nghĩa theo là danh tướng hay danh dự hay danh phận và chử vọng là niềm ước mơ, nhưng theo tôi nghĩ là niềm ước mơ này có tính mạnh mẽ hơn bình thường là niềm ước mơ này phải đạt cho bằng được vì chữ vọng này là ước vọng hay vọng tưỡng hay vọng động; theo tôi, người đặt ra chữ vọng trong bốn chữ trên thì thiêng về vọng động là đúng hơn hết. Dẫu sao, danh và vọng cũng là hai chữ xung khắc mà không thể đứng chung với nhau được vì một bên là hiện hữu (thành danh) và một bên là mơ ước để thực hiện (vọng động); nếu là tôi thì tôi sẻ đặt là "danh nhân, vọng đạt".

Vậy bốn chữ tiền tài danh vọng, từ nay tôi sẻ gọi là "Tiền của tài thần, danh nhân vọng đạt" nghe có lý không các bạn?

  Kèm thư gốc vào phần trả lời
Trả lời *  Lưu trữ hình mới       Xem hình lưu trữ
Tên người gởi
E-mail *
Mật khẩu *   Quên mật khẩu
Ghi chú: * mục cần thiết