14 tháng 12, 2011 04:13 Lý Hữu Phước viết:
Nghe qua giọng ca độc đáo trầm bổng với tiếng ự… ự, nam giới muốn đứng lên về phía Văn Hường để sát cánh cùng ông sợ vợ. Vào đầu thập niên 60, sợ vợ là một đề tài cấm (tabou), vậy mà chỉ có cải lương mới tiên phong đề cập một cách hài hước. Lẩn quẩn bào chửa vẩn vơ, bài hát giải thích vì sao nam nhi phải sợ vợ:
Nhỏ cũng sợ, mà già cũng sợ,
Sách có câu, “Sợ vợ mới nên”,
Tại tôi muốn ăn ở cho đúng sách thánh hiền,
Chứ thân bảy thước, ai sợ gì phụ nữ.
Đem kinh nghiệm bản thân, kẻ sợ vợ tâm sự và chia sẻ qua mấy vần thơ trong bài hát
Lỗ đầu gẫm chẳng có sao,
Băng keo dán lại lấy dầu xức vô,
Máu ra một lát nó khô,
Chứ còn cãi lại thì ô hô sập nhà.
…
Đàn bà là xếp gia đình,
Nam tử tụi mình (phải) rắc rắc tuân theo.
Sợ nào (bằng) sợ vợ làm reo,
Nổi giận nó (dám) bỏ chèo queo một mình.
Có thể nói đây là hiện thực phê phán một cách trào lộng! Và cuối cùng bài hát còn kết luận:
Anh Ba ơi !
Nên hư số hệ nơi trời,
Vợ mình mình sợ, ai cười mặc ai.
(Vợ tôi tôi sợ – Viễn châu)
Cũng cùng đề tài, trong bài Tôi không sợ vợ, tác giả tả lại cảnh người chồng “gọi dạ bảo vâng”
Xin mình nhớ đánh nhẹ tay,
Đánh mạnh tôi chết còn ai dạ mình.
…
Thưở trời đất nổi cơn gió bụi,
Khách anh hùng còn nặng nợ gian truân.
Mình ơi có đánh thì đánh ở lưng,
Đừng đưa chân cẳng đau lòng còn tôi.