Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Đề mục: Chuyện tứ xứ
Nội dung
Bấm F8 để viết tiếng Việt có dấu  (xem Hướng dẫn)
Đề mụcChuyện tứ xứ
Chủ đềPhố cổ Hội an
20 tháng 08, 2011 15:05   Trần quốc Thắng viết:
Cũng để chia sẻ với các bạn về một địa danh được nổi tiếng không riêng gì với người trong nước mà luôn cả với người nước ngoài; phố cổ Hội an không được ghi rỏ lắm trong sử Việt; tiền thân là do những người Tàu, đúng ra là do giòng họ có liên quan đến nhà Minh, khi bị nhà Thanh đánh chiếm thì họ di chuyễn về phương nam, dĩ nhiên là những người giàu có thời đó và nhiều của cải, họ mướn một thầy phong thuỷ đi theo đoàn; và cố nhiên, người thầy phong thuỷ này chọn Hội an làm vùng đất dung thân cho con cháu nhà Minh; ngay cả khi gần đây ông Hồ cẫm Đào đến Việt Nam cũng chọn nơi viếng thăm đầu tiên, cũng là phố cổ Hội an. Xa hơn nửa là người Bồ đào Nha, cũng dể hiểu là sau nhiều tháng trời lênh đênh trên biễn và bất ngờ thấy đất liền từ xa, dĩ nhiên là họ tìm đến ngay sau bao nhiêu ngày mõi mệt, địa điễm này không đâu khác hơn là Hội an. Lúc nhỏ, tôi thường được nghe thấy người dân chài lưới hay lượm được những vật dụng như chai, lọ và những đồng tiền cổ của Bồ đào Nha. Khi Nhật chiếm đánh Việt Nam cũng chọn Hội an làm căn cứ địa, vì vị thế địa hình ở đây rất ư là độc đáo, chỉ có một con đường đi vào và chung quanh thì bao bọc bởi rừng, núi, biễn, sông và hồ; một vị trí chiến lược mà những nhà quân sự luôn chọn hàng đầu cho việc dụng binh. Ngay cả khi Mỹ đổ bộ vào Việt Nam trong thập niên 60 cũng chọn Hội an làm căn cứ quân sự hậu cần để hổ trợ cho việc đổ quân ở Đà nẳng như chúng ta thường được biết đến.
Phố cổ Hội an đối với người dân sinh sống ở đây luôn được biết đến và chỉ truyền miệng với nhau do đó không bao giờ được ghi rỏ trong văn học lịch sử, đó là cây cầu "Khỉ" ở Hội an, theo mọi người được biết là khi vào Hội an, bạn phải đi qua cây cầu này, bắt đầu bằng hai con khỉ ở hai bên hông cầu và cuối cầu là hai con chó; điều này nói lên là cây cầu được xây vào năm Thân (khỉ) và hoàn tất năm Tuất (chó) nghĩa là khoãng hai năm cho một cây cầu dài khoảng 25 thước. Đối với mọi người là chỉ biết được đến đây và không nhiều người biết được thêm là lúc xây cây cầu này là do người Nhật làm nên, cây cầu này tốn biết bao nhiêu nhân lực và sức người kể cả người chết vì cố xây cây cầu này mà vẩn không thể hoàn tất được; vì vậy, người Nhật mời một vị thầy "bùa" đến đây và "ém" một cây kiếm ở dưới chân cầu thì cây cầu mới được hoàn tất và cho đến nay, không ai biết được cây kiếm này nằm ở đâu chỉ biết một điều là sau một thời gian dài người thầy "bùa" Nhật bản này có trở lại nói chuyện này cho dân Hội an và dặn rằng:"Nếu rút cây kiếm này ra khỏi vị trí của nó ở dưới chân cầu, thì thành phố Hội an sẻ bị ngập lụt" và cho đến nay, cũng không ai dám "thử" điều này và dĩ nhiên câu chuyện này đã trở thành huyền thoại đối với dân Hội an. Chuyện thứ hai là khi nói về phố cổ Hội an, khu phố thật sự này không phải là những gì bạn đang đi trên và thấy được như ngày nay; thật sự, những dãy phố này nằm trên đường Nguyễn thái Học và cũng chỉ có khoãng thời gian như tôi nói ở trên, là khoảng cuối đới nhà Minh, do người Tàu di dân vào đây lập nghiệp. Thật sự, phố cổ Hội an đã nằm sâu dưới sông Thu bồn, mà theo tôi được nghe lại từ những người lớn tuổi thời đó truyền miệng; trong khoảng thế kỷ 14-15, phố cổ Hội an, hiện đang nằm dưới giòng sông Thu bồn là do một trận sóng thần ngoài khơi, theo tôi nghĩ là Tsunami rất lớn và ập vào nhận chìm phố cổ và sông Thu bồn chính là hậu qủa của trận động đất ngoài khơi này để tạo nên những sông, hồ chung quanh Hội an mà cả mấy trăm năm sau vẩn còn đó...vùng đất bồi lên do cơn sóng dử này chính là thành phố cổ Hội an mà mọi người biết đến, không phải là thành phố cổ mà người Hội an biết được. Dĩ nhiên, đây cũng là những lời truyền miệng của người dân Hội an với nhau từ đời này sang đời khác...
Nếu các bạn sau này có dịp đến phố cổ Hội an, hiện đang nằm trên đường Nguyễn thái Học mà tôi sinh ra ở số 169 đường Nguyễn thái Học; phía sau lưng phố cổ là sông Thu bồn, ở dưới giòng nước này chính là phố cổ Hội an.
  Kèm thư gốc vào phần trả lời
Trả lời *  Lưu trữ hình mới       Xem hình lưu trữ
Tên người gởi
E-mail *
Mật khẩu *   Quên mật khẩu
Ghi chú: * mục cần thiết