Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Đề mục: Chuyện tứ xứ
Nội dung
Bấm F8 để viết tiếng Việt có dấu  (xem Hướng dẫn)
Đề mụcChuyện tứ xứ
Chủ đềRước tình về với quê hương
11 tháng 08, 2011 20:59   Trần quốc Thắng viết:
Rước tình về với quê hương... tiếp theo

Sau đám cưới trên đường quê và trên những chiếc ghe nhỏ đượm tình quê hương; hai vợ chồng chúng tôi đi tuần trăng mật trên một chiếc xe giống như xe Honda mà dân bản xứ gọi là CT gì đó. Tôi cầm lái vì khoảng thời gian đó không cần bằng lái, cho nên hai vợ chồng chúng tôi có dịp du dương trên những tuyến đường đất nước; trạm dừng đầu tiên cũng không khác gì hơn là trước cổng trường Taberd, người gác cổng không cho chúng tôi vào và tôi phải đành dựa thân mình vào một cột trụ xi- măng trước mặt nhà bán sách vở nếu bạn còn nhớ, để nhìn vào bên trong . Phía trước sân trường sân trường thì không khác mấy chỉ có điều rất tiếc là tôi không được nhìn lại sân trường củ, chổ bán bột chiên cũng không còn nửa thay vào một quán ăn gì đó thì phải, phía đối diện cổng trước của Taberd là một vài văn phòng làm việc của các công ty đại lý mà trước kia là một bức tường dài che phủ; tôi vòng lại phía sau trường nhưng cổng trường vẫn đóng kín như xưa, không thay đổi mấy..thôi tạm biệt Taberd và chúng tôi lên đường đi tiếp...trạm kế là bãi biển Vũng tàu, tôi nhớ là đoạn đường này tôi chạy chỉ có một tiếng đồng hồ vì tôi chạy với tốc độ 110 km/ giờ và vì quen mắt với tốc độ lái xe ở Mỷ, nhưng vợ tôi thì sợ hú hồn, sau này tôi mới biết tốc độ giới hạn tối đa là 70 Km/ giờ, thảo nào xe hàng, xe đò, xe máy tôi đều qua mặt tuốt.
Vũng tàu về đêm có nhộn nhịp hơn trước, đường đi lên bãi Ô quắn thì rông hơn, nhưng cũng nhiều điều khác biệt khi lúc xưa tôi cũng đến đây, tôi đã cãm thấy hồi hộp và sung sướng khi nghĩ rằng mình sắp được tắm biễn, nhưng bây giờ thì khác, thành phố này cũng chuẩn bị không khác gì Santa Monica ở California...tạm biệt Vũng tàu, chúng tôi lên đường trở lại Sài gòn và đây là lúc tôi đi tìm lại những thằng bạn củ, lối vào nhà tụi nó hoàn toàn thay đổi, phải khó khăn lắm tôi mới tìm ra. Tất cã đều đã già dặn theo thời gian, có đứa đã gởi hình đứa con gái đầu lòng của nó sinh từ năm 1980, bây giờ đã thành phụ nử, có chồng, có con và tôi không mườn tượng nổi trong khoảng thời gian từ nhỏ cho đến lớn của đứa bé này như thế nào...Sài gòn vẫn vậy, cũng như tất cả nhiều nơi mà tôi nhìn thấy, chỉ là đông người hơn và nhà cửa lộn xộn hơn, không theo một thứ tự nào cả nên mất đi rất nhiều vẻ đẹp củ; có lẽ cách sống hằng ngày của người dân Sài gòn ngày nay cũng thể hiện giống như sự phát triển nhà cửa một cách lộn xộn; nhà bề ngang năm thước và cao bốn tầng san sát bên nhau cái lồi, cái lõm trông không thẩm mỷ tí nào; khách sạn thì nhiều nhưng tiêu chuẩn nói chung thì cũng chỉ là tương đương với những khách sạn ba sao hay tạp nhạp hơn ở Las Vagas. Đường phố bụi bặm, người lái xe cẩu thả cũng không khác gì mấy lúc xưa chỉ khác là nhiều hơn, vậy thôi. Các nhà hàng ăn sang trọng ở đây thì cũng tạm gọi là đủ tiêu chuẫn, tuy nhiên đồ ăn thì không ngon bằng chợ ngoài trời ở chợ Bến thành lúc về đêm và chỉ có một điều là không thấy ai đi dạo ngoài đường ngay cả chiều thứ bảy. Lúc xưa tôi nhớ không lầm là chiều thứ bảy Sài gòn rất vui và dập diều người đi bộ, ăn mặc đẹp đẻ và rất vui. Nói tóm lại, tôi không hứng thú lắm nếu phải chọn ở đây để sinh sống như lúc xưa.
Chúng tôi trở lại Cần thơ, bến Ninh kiều củ và ăn hàng rong trong các nhà hàng kiểu cây nhà lá vườn, cũng thú vị là mình có thể câu cá tây tượng rồi họ làm tây tượng chiên xù cho mình tại chổ, nhâm nhi với bia thì cũng tuyệt; chúng tôi thuê đò nhỏ chở mình vào những con kinh phía trong và qua những cồn trồng cay ăn trái, cây trái xum xê cũng rất thú vị và mát mắt, vì gần sông nên khí hậu dễ chịu hơn, nhưng trông cũng dơ hơn xưa nhiều vì người xã rác không nương tay với bất cứ cái gì họ không cần xài thì tiện tay quăng thẳng xuống đất và cũng không cần biết ai là người sẻ đi lượm lại và bỏ vào thùng rác...tạm biệt Cần thơ, chúng tôi lên đường đến Vĩnh long, ở đây cây trái nhiều hơn và rất rẻ, chúng tôi thuê thuyền qua sông lên cồn trái cây và ở đây ăn măng cụt mệt nghĩ, cho đến khi nào tôi cãm thấy không thể nuốt thêm được nửa thì thôi. Đường phố Vĩnh long cũng không khác mấy lúc xưa và một lần nửa cũng chỉ khác biệt lúc xưa là đông người hơn và nhà cửa lộn xộn hơn; xuôi về nam là đến Trà vinh, địa danh của bún mắm, thành phố này mang hẵn tính chất của người Miên, được hình thành ở đây từ bao đời trước; có một điều rất ngạc nhiên và thích thú ở đây khi tôi gặp một ông sư người Miên đang cho heo ăn, tôi hỏi:" Thầy đi tu vậy thầy nuôi heo để làm gì?, ông thầy tu trả lời:" để ăn chứ để làm gì..", tôi giựt mình hỏi:"vậy thầy đi tu mà thầy ăn thịt không thấy tội lổi sao", người thầy tu trả lời:"Đức Phật lúc xưa đã dạy rằng, con ăn gì cũng được miễn sao mục đích thành đạo là được rồi, thịt hay không thịt là do con tự đặt lấy chớ có ai cấm đâu"; lần đầu tiên tôi được nghe và càng suy gẫm thì càng thấy chi lý vì chính đức Phật cũng đã dạy rằng"sắc bất dị không, không bất dị sắc" có nghĩa là có cũng như không mà không cũng như có, chỉ do mình tự đặt lấy mà thôi. Vị thầy này dạy thêm, phong tục người Miên khi mười lăm tuổi thì người thanh niên phải vào chùa đi tu ba năm là để cám ơn công đức sanh thành của tứ thân phụ mẫu, rồi sau đó nếu có duyên thì đi tu, không thì hoàn tục. Nếu theo lời nhà sư này chỉ dạy về phong tục của người Miên thì tôi thấy đất nước này sẻ cò nhiều công dân đạo đức hơn hẳn với nước Việt Nam mình; mà tôi chưa bao giờ nghe ai nói là khi mười lăm tuổi bắt buộc phải vào chùa đi tu. Đối với tôi, khung cãnh trong nhà chùa và sự tu tâm dầu sao cũng tốt hơn ngoài đời; tuy họ cũng có ác tính, vị kỷ như bao nhiêu người khác, nhưng dẫu sao ái ác và cái vị kỷ ở trong chùa cũng tốt hơn ở ngoài đời nhiều, phải không bạn.
Chúng tôi trở lại quê sau hơn hai tuần lễ đi đó đi đây trên chiếc xe CT củ kỷ, bao nhiêu chặng đường của đất nước mà tôi cãm thấy mất hẳn trong một thời gian khá lâu, dầu sao chăng nửa mổi một chặng đường cho tôi được nhìn thấy sự thay đổi sau ngày tôi rời khỏi; nhìn về mặt tiêu cực ở điễm khác biệt về ý thức hệ cho một Việt Nam thực sự phú cường trong nay mai, thì tôi không nhìn thấy được.
  Kèm thư gốc vào phần trả lời
Trả lời *  Lưu trữ hình mới       Xem hình lưu trữ
Tên người gởi
E-mail *
Mật khẩu *   Quên mật khẩu
Ghi chú: * mục cần thiết