10 tháng 08, 2011 13:24 Trần quốc Thắng viết:
Chuyến bay cất cánh từ phi trường Đài bắc để vào phi trường Tân sơn nhất trong một buổi trưa hè nắng gắt, tiếng máy bay gầm rú trên không để chuẩn bị đáp xuống phi trường làm tôi tĩnh giấc sau một vài giờ thim thíp vì mõi mệt trên một chuyến bay dài hơn mười lăm tiếng đồng hồ từ phi trường Los Angeles đến Đài bắc, vã lại giờ này cũng tương đương mười một giờ đêm mà có lẽ tôi đã ngũ một giấc hơn vài tiếng đồng hồ theo thói quen ngũ sớm của tôi, chín giờ tối mỗi ngày.
Chuyến bay nghiêng mình trên không và vì vậy tôi được nhìn thấy Hốc môn trước khi vào Sài gòn; tôi nhìn thấy người dân bên dưới, có người cỡi trần, đạp xích lô, đi xe ba gác, xe Honda, người bán hàng đẫy xe trên vĩa hè. Tất cả như gợi lại trong tôi một hình ãnh mà tôi chưa nhìn thấy lại hay đã quên hẵn trong khoãng một thời gian khá dài. Bao nhiêu nỗi niềm thầm kín như ào ạt kéo về trong tôi, bàng hoàng có, xúc động có và dĩ nhiên những dòng nước mắt đã tuôn ra trên gò má tự lúc nào mà tôi cũng chẵng biết, chỉ biết nhìn xuống, nhìn xuống và cố nhìn xuống.
Bước ra cỗng phi trường Tân sơn nhất, làn đầu tiên tôi gặp vợ sắp cưới của tôi mà cả đời tôi chưa bao giờ gặp mặt, tôi chỉ có nói chuyện vài lần trên điện thoại và xem hình nhưng chắc chắn là hình đã chụp từ nhiều năm rồi. Vợ sắp cưới của tôi và gia đình ra đón tôi trong một bữa trưa hè nắng gắt mà có lẽ tôi nhớ đời, nhớ nhất là cái nóng khũng khiếp, nước da tôi như đang bị đốt cháy, mồ hôi nhuễ nhoại và cặp mắt thì lim dim như đang ngủ. Trên tuyến đường từ Tân sơn nhất về quê vợ sắp cưới của tôi, tôi luôn nhìn ra hai bên đường như vừa cố ghi lại những gì đang xãy ra đễ so sánh lại với trí nhớ của mình trong những ngày mình đã từng đến đây; mọi sự đều thay đổi từ bên ngoài, nhưng chiều xâu vẫn không thay đổi lắm, có lẽ tôi đã sống và quen với những diễn biến hằng ngày này, chỉ khác biệt là đông người hơn và nhà cửa nhiều lộn xộn hơn trước vậy thôi.
Một tuần lễ sau, đám cưới chúng tôi bắt đầu, kiễm điễm quân số, đàng trai một người, đàng gái bốn trăm...có lẽ cã một cái làng này vì hầu như tất cả đều có quan hệ bà con với nhau qua nhiều đời sinh sống, lập nghiệp nơi đây. Họ rất bình dị và đặc tính của người nam bộ, có nghĩa là không màu mè và có gì nói nấy cho dù mất lòng hay không mất lòng người nghe, tôi thích vậy. Đám cưới được diễn ra theo đoàn ghe đi vào nhà đàng gái đễ rước dâu và vì có lẽ thấy tôi có một mình đi lấy vợ nên có lẻ một nửa làng quyết định...làm đàng trai, giúp tôi đi rước đàng gái...cũng một nửa làng. Tất cả người trong làng xúm nhau để làm mâm cổ đồ ăn để cúng gia tiên sau là cùng nhau thưỡng thức; đây là điều làm tôi cãm động nhất; đối với tôi, đám cưới này đậm tình nghĩa đồng hương, đồng bào và tự tình dân tộc mà có lẽ nếu không nhìn thấy được thì tôi quên hẵn theo thời gian ở xứ người.
Thời gian ở lại Việt Nam hơn hai tháng đễ chuẫn bị cho xong giấy hôn thú trước khi trở lại Mỹ, tôi có dịp đi thăm hỏi và làm quen với lối sống người dân ở đây nhiều hơn; thông thường thì khoảng hai hay ba đêm trong tuần, tôi cố gắng trau dồi anh ngữ với các em học từ lớp mười đến mười hai, tôi trở thành thầy giáo bất đắc dĩ và các em rất thích thú với những điều thực dụng, tiếng anh khó nhất là nói và phát âm phải chuẫn, nếu không thì vô ích vì người Mỹ sẻ không tiếp xúc với bạn lâu nếu họ hiểu bạn nói gí hết, người Mỹ rất ít kiên nhẫn và diều này là tôi biết chắc. Dân tình ở đây rất hièn hoà và tốt bụng; có thể nói, đôi khi chúng tôi đi bộ ngang qua nhà họ, họ mời vào và ra vườn sau nhà hái đủ loại trái cây để đãi chúng tôi, uống nước trà và không ngần ngại xuống ao vườn tát nước, bắt cá hay mỗ gà vịt nuôi để đãi chúng tôi...dỉ nhiên là thêm một vài xị đế nam bộ.
Có hợp rồi có tan, chuyến xe đưa tôi từ miền quê nam bộ trở lại phi trường Tân sơn nhất trong một buổi sáng sớm, lúc đầu chỉ dự định cho hai vợ chồng chúng tôi và một ít người thân trong gia đình nhưng cuối cùng gần hai mươi người tiễn tôi tại phi trường Tân sơn nhất, là do những người trong làng đón xe đò đi riêng và trong đó cũng có người lần đầu tiên lên đến Sài gòn nhân tiện tiễn tôi đi và được biết phi trường là như thế nào; nhưng hơn hết, có lẽ họ mến hai vợ chồng chúng tôi sau hơn hai tháng gần gủi với họ.
Chuyến bay cất cánh rời khỏi phi trường cũng vào một buổi trưa hè nắng gắt, chiếc máy bay nghiêng cánh ở trên cao độ và tôi cũng được nhìn lại Sài gòn từ trên không...tạm biệt, và trong tôi cũng mang một nổi niềm hân hoan thầm nhắc lại những ngày tháng ở dưới quê...Em đưa anh đi dzìa, dzìa quê hương ta đó.