Taberd.org Help Hướng dẩn    
 
To friends
Đề mục: Chuyện tứ xứ
Nội dung
Bấm F8 để viết tiếng Việt có dấu  (xem Hướng dẫn)
Đề mụcChuyện tứ xứ
Chủ đềChuyến vượt biên
04 tháng 08, 2011 12:09   Trần quốc Thắng viết:

Chúng tôi sáu đứa lẵng lặng tập trung ở cầu chữ Y trên một chiếc ghe nhỏ đi sông, động cơ là một chiếc máy Yanma ST-95 và một máy đuôi tôm, loại ghe cào đi sông của dân miền tây để di chuyển hàng hoá, thường được gọi là ghe cào, nghĩa là bằng phẳng không có mũi trước để nhảy sóng. Cuối cùng cũng đưa chúng tôi từ cầu chữ Y tới Trenganu, Mã Lai sau hơn mười ngày trên ghe.

Chúng tôi đã học thuộc lòng đoạn đường trên sông từ cả tháng trước; điễm ra là cửa Hộ phòng, Bạc Liêu. Đoạn đường trên sông nước nam bộ qua bao nhiêu cửa chặng, từ bến Ninh kiều qua kinh Chủ chí; dọc đường phải biết lúc nào nghĩ và lúc nào đi, phải theo đúng dòng nước chảy xuôi và phải biết né tránh những lưới giăng cá của dân địa phương khi đi qua những con kinh; thông thường thì họ chặn con kinh làm bốn cửa ngang, một cửa mở và ba cửa kia thì đóng lại bằng lưới cá và hầu hết các ghe vượt biên dều bị chặn lại vì không biết rỏ yếu tố này, hay nói tóm lại, sa lưới.

Cuối cùng rồi củng phải đến, cửa cuối cùng là cửa biển Hộ phòng; trưa hôm đó, chúng tôi mổi đứa phải đi một nơi, lần quần trong chợ và xem như không ai biết ai cho đến chiều thì tập trung lại và quyết định sanh tử, ra khơi. Tôi lần quần trong chợ Hộ phòng, vì gần Tết nên tôi mua rất nhiều bánh chưng, bánh tét để ăn Tết khi ra khơi; không ngờ là nhờ những đòn bánh này đã cứu sống chúng tôi trên đường đến Mã Lai.

Chiếc ghe ọc ạch ra cửa biển chiều hôm đó, vì bị nằm giửa hai dòng nước sông và biển, chiếc ghe bất ngờ bị tắt máy vì không chịu nổi sức dồn dập từ hai bên, điều này chúng tôi không tiên liệu trước và cũng chưa ai nhắc đến cho chúng tôi về việc này. Chiếc ghe trôi lềnh bềnh trở lại vào bờ, lúc đó tôi thấy một người dân trên bờ nhãy vội lên ghe và chèo về phía đồn công an cữa Hộ phòng để khai báo, miệng thì không ngớt la lớn và chỉ tay về phía ghe chúng tôi. Lúc đó, tôi chỉ còn cầu nguyện "Nam mô Thanh Hãi bồ tát cứu nạn, cứu khổ"..trong lúc các bạn tôi ì ục giựt máy cho nổ, chiếc máy vẫn không nổ vì hình  như đang mắc cạn vì chân vịt đã bắt đầu đụng tới cát ở bãi biễn, chúng tôi như những con thú dữ đang tìm một lối thoát cuối cùng khi vừa mới bị xập bẫy...lời nguyện cầu vẫn không ngớt trong tôi và mắt mình thì cứ nhìn về phía người dân trên ghe đó như một lời van xin cuối cùng cho chúng tôi được một lối thoát; để đáp lại, tiếng la hét của người này mỗi lúc một lớn hơn và cũng chỉ còn hơn trăm thước là người này đã đến tới đồn công an biên phòng......thì bỗng dưng, tôi nghe được tiếng máy lập bập rồi tắt, rồi lập bập rồi tắt...và cuối cùng tiếng máy nổ lên một cách chan chát như tiếng trời gầm phẩn nộ, như để trả lời với người dân trên chiếc ghe đó. Chiếc ghe từ từ chuyễn động và trời cũng đang bắt đầu tối hẳn đúng như dự tính của chúng tôi lúc ban đầu là nếu ra khơi vừa trời tối thì cho dù ghe lớn cũng không thể phát hiện chúng tôi khi màn đêm buông xuống và chiếc ghe cũng chỉ là một chấm đen trong đêm tối. Chiếc ghe này cũng đã đưa người trai Việt ra khỏi đất và nước mà không có con đường lựa chọn thứ hai.

Trenganu, một bãi niễn du lịch của Mã Lai, chúng tôi đến đây vào buổi trưa khi mọi người đang tắm biễn, chúng tôi xuất hiện với những bộ đồ bộ đội, thanh niên xung phong, nón tai bèo và dép nhựa cùng nồi niêu son chảo với một ít lương thực còn lại trên ghe, chiếc ghe đã chìm hẵn sau bốn tiếng đồng hồ không tát nước vì trước khi ra khơi, ghe đã bị lũng nhiều lỗ. Mọi người trên bãi biễn du lịch này chạy toán loạn vì thấy chúng tôi trông như những biệt kích đổ bộ từ dưới biển và chúng tôi bị một trận nhừ tử của lính thũy quân lục chiến Mã lai vì họ tưỡng chúng tôi là gián điệp biễn.

Một điều tình cờ là sau khi họ đưa chúng tôi vào trại tập trung nhỏ gần sát bãi biễn; đang loay hoay đóng lều lập trại để ngủ qua đêm, thì tôi nghe có tiếng nói từ phía sau lưng "Ê! Taberd phải không?" tôi giựt mĩnh quay lại và trả lời "Ừ, tao cũng thấy mày hơi quen quen" thì ra là Lý hưng Ngọc.

Chúng tôi đến Paulo Bidong "buồn rầu bi đát" vài tuần sau đó và ở đây tôi cũng nhận được tin từ những người quen đến sau là thằng bạn tôi đã chết trên chiến trường Cambodia; tôi lặng lẽ lên ngôi chùa cổ trên đão để cầu nguyện cho nó, hướng về Việt Nam với đôi dòng nước mắt lưng tròng...đó là tháng hai, năm một ngàn chín trăm bảy mươi chín.

  Kèm thư gốc vào phần trả lời
Trả lời *  Lưu trữ hình mới       Xem hình lưu trữ
Tên người gởi
E-mail *
Mật khẩu *   Quên mật khẩu
Ghi chú: * mục cần thiết