17 tháng 06, 2011 08:27 Vũ Văn Chính viết:
LASAN TABERD,CÒN ĐÓ KỈ NIÊM
Nhắc lại trường xưa tôi không có ý niệm tự cao về ngôi trường của tôi.Những ai là người Bắc di cư như tôi ngày xưa chắc cũng có lần ,nghe bố mẹ kể về ngôi trường Bưởi Chu Văn An danh tiếng đất Bắc thời Pháp thuộc,mà cũng có những ông bố xuất thân từ ngôi trường ấy.Hay ngoài Huế cũng có ngôi trường Quốc Học thời cuối triều Vua Nguyễn.
So với hai trường trên thì Lasan Taberd chỉ là chú em út thôi, nhưng tuy nhỏ mà lại có võ ,mặc dù tuổi đời cũng không kém cạnh gì ai , Taberd cũng là trường mà chỉ có một số ít tham gia vào CLB 100 tuổi.Ngay tại Sài Gòn khi xưa cũng có một ngôi trường Tây cũng nổi tiếng không kém ,đó là trường jean Jacques Rousseaux lẫy lừng,và sau đó là các trường Marie Curie,Saint- Ex, Colette..Các trường trên mà chương trình giảng dạy toàn tiếng Pháp,nên học sinh các trường trên từ ngôn ngữ,cử chỉ đều y như Tây.
Nhưng tôi tự hào về Taberd của tôi vì nhiều lẽ,đây là trường Tư Thục do linh mục dòng tên Kerlan thành lập,sau đó có mời thêm các sư huynh dòng Lasan từ Pháp qua giúp,mục đích là dạy dỗ các trẻ em bị bỏ rơi mà trong đó có nhiều trẻ em lai . Trường lấy tên của Giám Mục Taberd ,và phát triển lên cho đến sau này.Nên Taberd tuy là trường của các linh mục nhưng từ cách ăn mặc thì giống các linh mục,nhưng lại có thêm một cái cổ cồn cứng màu trắng đeo nơi cổ ,cộng thêm cách xưng hô là Frère hay sư huynh, thì Taberd duy nhất là ngôi trường dòng của các Frère duy nhất tại Việt Nam,và ngạc nhiên hơn tuy là trường dòng nhưng có đến 2/3 học sinh lại là đạo Phật.
Linh Mục Kerlan
Đường lối giáo dục của Taberd cũng khác hẳn các trường tây khác,tuy vẫn giữ chương trình giảng dạy theo chương trình Pháp,nhưng từ năm 68 chương trình Pháp được bãi bỏ và chương trình Thuần Việt được chính thức đưa vào thay thế.Vì nói giáo dục quá tuyệt hảo và có hiệu quả qua các thế hệ mà Taberd dần dần trở thành nơi được các bậc phụ huynh tin tưởng và luôn muốn gởi gấm con